Cảnh giác với thủ đoạn mới của bọn buôn bán phụ nữ, trẻ em

Chia sẻ

Tòa án NDTP HN vừa mở phiên tòa xét xử đường dây buôn bán phụ nữ, trẻ em lớn nhất miền Bắc do CATP triệt phá. Kẻ cầm đầu là đã phải lĩnh án 26 năm tù...

 
Đối tượng ngày càng liều lĩnh
 
 Theo thống kê của CATP Hà Nội, từ đầu năm 2011 đến nay CATP đã khám phá 11 vụ, bắt 30 đối tượng (ĐT). Bọn chúng đã lừa bán 19 phụ nữ, 5 trẻ em, trong đó có 6 nạn nhân người HN. Gặp lực lượng CSHS trực tiếp phá án, chúng tôi được nghe nhiều câu chuyện kể về  thủ đoạn mới  của bọn buôn người. Có kẻ đã công khai  rao bán PN trên mạng internet. ĐT là một thanh niên ngoại tỉnh, không nghề nghiệp. Gặp chị P- người Hà Nam lên HN kiếm việc làm, hắn chủ động làm quen rồi ngỏ lời yêu. Tưởng hắn có tình cảm thật với mình, chị P đồng ý sống như vợ chồng với hắn ở nhà trọ. Một thời gian sau hắn rao trên mạng: “Tôi cần bán một cô gái chưa chồng, trẻ đẹp, da trắng, tóc mượt, eo thon… giá thỏa thuận, liên lạc theo số điện thoại…”. Quảng cáo vừa  post lên đã bị lực lượng cảnh sát chống tội phạm công nghệ cao phát hiện và CATP đã tổ chức truy bắt tên này. Lúc đó chị P mới biết bị mắc lừa.
 
Cảnh giác với thủ đoạn mới của bọn buôn bán phụ nữ, trẻ em - ảnh 1
Nhóm đối tượng buôn bán phụ nữ, trẻ em vừa bị công an Hà
Nội bắt giữ (ảnh do CATP cung cấp)
 
 
Trong số nạn nhân là người Hà Nội, các em học sinh THCS, PTTH chiếm phần nhiều. Đó là những em có kết quả học tập kém, hay la cà quán Net. ĐT chủ động “gây thiện cảm tại chỗ” bằng cách đưa các em đến quán ăn ngon, đến cửa hàng thời trang sành điệu mua sắm rồi đưa về nhà nghỉ ở nội ngoại thành HN quan hệ tình dục và cho sử dụng ma túy tổng hợp (dạng ma túy đá).  Khi sử dụng loại ma túy này, các em nhanh chóng bị lệ thuộc, bị ảo giác không tự chủ được bản thân nên ĐT bảo làm gì các em cũng răm rắp nghe theo.
 
Chúng rủ các em sang Trung Quốc buôn “ma túy đá” về bán lấy lãi và để sử dụng. Vì tin rằng đi buôn hàng cấm thì  phải băng qua vùng heo hút  nên các em đã ngoan ngoãn để chúng dẫn đi. ĐT không chỉ săn tìm các cô gái  nghèo ở miền Bắc, mà còn móc nối với các đối tượng ở các tỉnh phía Nam, đến tận vùng Tây Nguyên xa xôi. Với lời hứa giúp họ có việc làm thu nhập cao, ĐT “gom” các cô gái Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lắc đưa ra HN tập kết rồi đưa các cô qua biên giới. Với danh nghĩa du lịch, xuất khẩu lao động, hợp tác học tập,  bọn buôn người  lừa các cô gái trẻ bán sang các nước:  Malaysia, Nga, Đức, Tiệp...
 
Sau khi đưa chị em ra khỏi VN, bọn chúng đem bán cho các chủ hầm mỏ, trang trại, nông trường, công trường xây dựng. Thượng tá Nguyễn Văn Tính, P.trưởng phòng CSĐTTP về TTXH  cho biết, tình hình buôn bán trẻ em cũng ngày càng phức tạp. Nếu trước đây ĐT lân la đến các bệnh viện “xin” những đứa trẻ vì lý do nào đó người mẹ không thể nuôi được đem bán kiếm lời, thì nay ngoài cách làm này, ĐT còn móc nối với đường dây buôn bán trẻ sơ sinh  tại TP HCM,  tổ chức tìm kiếm những người mẹ trẻ hoang thai đang làm việc ở các khu công nghiệp, khu chế xuất.
 
 Các cách ứng phó khi gặp nạn 
 
Cục CSHS Bộ CA cho biết, mới đây, CA Việt Nam đã phối hợp với CA một số tỉnh Trung Quốc giải cứu được 7 cô gái trẻ khỏi động mại dâm. Nạn nhân tố cáo: Bọn chúng bán các cô với giá 10 – 15 triệu đồng/người, nhưng bọn chủ chứa lại tuyên bố tiền mua mỗi cô từ 100 – 200 triệu  đồng để bắt họ bán dâm trả nợ.
 
Thượng tá Nguyễn Văn Tính tư vấn, dù ở trong hoàn cảnh khó khăn nhưng nếu quyết tâm các cô sẽ tìm ra cơ hội để được giải cứu. Thực tiễn khám phá các vụ buôn người cho thấy, trong số khách mua dâm cũng có những người tốt, các cô hãy nói với họ về tình cảnh của mình,  nhờ họ điện về cho gia đình, hoặc báo tin cho cảnh sát. VN đã ký với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới các hiệp định song phương về phòng chống buôn bán người. Khi nhận được tin, phía bạn sẽ thông báo và phối hợp với VN để  tổ chức giải cứu nạn nhân. Khi ép đưa các cô lên biên giới, ĐT luôn đe dọa khiến nạn nhân hoảng sợ. Các cô hãy học theo cách của cô Phạm Thị Ng, 17 tuổi– một trong số 17 nạn nhân trong vụ án xét xử đường dây buôn bán phụ nữ trẻ em lớn nhất miền Bắc mà TAND TP vừa xét xử: lợi dụng sơ hở của kẻ đang khống chế mình, chạy ra chỗ đông người hô hoán để được cứu giúp.
 
Trên tuyến biên giới Việt – Trung  thường xuyên có lực lượng tuần tra của bộ đội biên phòng. Tiểu thương, người vận chuyển hàng thuê cũng hay qua lại các nẻo đường tiểu ngạch. Khi bị ĐT đưa qua những con đường heo hút, các cô gái hãy mạnh dạn nắm lấy cơ hội chạy tìm nơi ẩn nấp và sẽ gặp được người có thể giúp đỡ được mình. Nếu bị bán qua các nước châu Âu, nạn nhân nên tìm cách trình báo tới  Đại sứ quán, Lãnh sự quán VN.
 
Tổ P.V

Tin cùng chuyên mục

Người dân Triều Khúc lao đao vì thiếu nước sinh hoạt

Người dân Triều Khúc lao đao vì thiếu nước sinh hoạt

(PNTĐ) - Người dân thôn Triều Khúc (Thanh Trì, Hà Nội) vừa trải qua một tuần thiếu nước sinh hoạt. Để tiết kiệm nước, họ phải tận dụng cả nước rửa rau để rửa bát, thậm chí không dám tắm hàng ngày vì lo ngại nguồn nước có thể bị cắt bất cứ lúc nào.
Làm thế nào để bảo vệ tiền tiết kiệm gửi tại ngân hàng?

Làm thế nào để bảo vệ tiền tiết kiệm gửi tại ngân hàng?

(PNTĐ) - Vụ việc một khách hàng bị “bốc hơi” 58 tỷ đồng tại Ngân hàng MSB vẫn đang là câu chuyện nóng hổi, khiến nhiều người có tiền gửi tiết kiệm hoang mang. Và, làm thế nào để bảo vệ tiền gửi tại ngân hàng (nơi được cho là an toàn nay bỗng nhiên trở nên rủi ro) là chủ đề đang được nhiều người dân quan tâm hiện nay.
Hàng trăm người dân “khát” nước sạch vì dự án treo

Hàng trăm người dân “khát” nước sạch vì dự án treo

(PNTĐ) - Nhiều năm nay, tại xã Phú Sơn, huyện Ba Vì, Hà Nội, hàng trăm người dân sinh sống ở khu vực Nông trường dứa Suối Hai và thôn Phú Mỹ C không có nước sạch để sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày. Dù đã nhiều lần kiến nghị lên các cấp, các ngành song tình trạng “khát” nước sạch vẫn chưa được giải quyết, khiến cuộc sống của người dân nơi đây gặp không ít khó khăn.
Hàng trăm hộ dân kêu cứu

Hàng trăm hộ dân kêu cứu

(PNTĐ) - Hàng trăm hộ dân ở hai xã Phú Sơn và Thái Hoà, huyện Ba Vì, Hà Nội rơi vào cảnh sống khó khăn do bị “mắc kẹt” bởi Dự án đầu tư xây dựng công viên nghĩa trang Yên Kỳ mở rộng (giai đoạn 1) chậm tiến độ, chưa chi trả tiền đền bù giải phóng mặt bằng. Hơn 13 năm nay, người dân, cử tri đã nhiều lần “kêu cứu”, chính quyền địa phương cũng đã có kiến nghị. Song cho đến nay, dự án vẫn “giậm chân tại chỗ”.