Phụ nữ di cư: Làm sao để chống lại bạo lực?

Chia sẻ

PNTĐ-Để mưu sinh, nhiều phụ nữ đã thành nạn nhân của bạo lực và các tệ nạn xã hội, thậm chí ngay từ chính người chồng. Tình trạng này hiện đã phần nào thay đổi nhờ Dự án “Bình Minh”.

 
Chia sẻ Để cuộc sống tốt hơn
 
Dự án Bình Minh: “Phụ nữ và nam giới di cư chung tay phòng chống các hình thức bạo lực” ra đời dưới sự phối hợp thực hiện của Tổ chức Di cư quốc tế và 3 tổ chức xã hội của VN: Viện Phát triển Sức khoẻ cộng đồng Ánh Sáng, Trung tâm Nghiên cứu và ứng dụng khoa học về Giới-Gia đình-Phụ nữ và vị thành niên, Chương trình Tình thân (TPHCM).
 
Phụ nữ di cư: Làm sao để chống lại bạo lực? - ảnh 1
Thành viên nhóm Bình Minh trong một buổi sinh hoạt
 
Dự án được chia làm hai giai đoạn: từ 2008-2009 triển khai tập trung ở Hà Nội, từ 2010-2012 triển khai song song tại Hà Nội và TP HCM. Phương pháp hoạt động chủ yếu là xây dựng, thành lập các nhóm Tự lực để hỗ trợ và tăng quyền năng cho lao động di cư (LĐDC); đặc biệt cho những PN là nạn nhân của bạo lực. Những người LĐDC tham gia vào dự án được phân vào các nhóm Tự lực khác nhau. Dưới sự điều hành và hỗ trợ của các nhân viên dự án, họ có những buổi sinh hoạt định kỳ để chia sẻ, trao đổi, từ đó có giải pháp tháo gỡ những vấn đề bạo lực mà bản thân đang gặp phải. Dự án còn kết nối với các tổ chức xã hội, chính quyền để hỗ trợ, cung cấp dịch vụ xã hội, y tế, pháp luật giúp đỡ LĐDC khi họ cần; hỗ trợ để họ vay vốn phát triển kinh tế...
 
10 năm về trước, vợ chồng anh Sỹ và chị Lý rời Nam Định ra Hà Nội tìm việc mưu sinh. Công việc bấp bênh, ngoài việc bị chèn ép, đánh đập, chửi bới khi làm việc, chị Lý còn phải hứng chịu những trận đòn từ chồng... Cách đây 1 năm, chị tình cờ nghe các chị em “tổ đồng nát” mách nhau về Dự án Bình Minh. Chị tìm hiểu và tham gia. Qua các buổi sinh hoạt, được các thành viên của Dự án tư vấn và các chị em trong nhóm Tự lực chia sẻ, chị nhận thức được các hình thức bạo lực đối với bản thân, được hỗ trợ tâm lý, biết tìm đến các cơ sở dịch vụ xã hội trong mạng dự án để được bảo vệ khi bị lạm dụng, bạo hành...
 
Qua mấy tháng sinh hoạt, thấy có nhóm dành cho nam giới, chị về động viên chồng tham gia. Từ khi sinh hoạt tại nhóm Bình Minh dành cho nam giới, anh Sỹ và những người đàn ông vừa là nạn nhân, vừa là thủ phạm của tình trạng bạo lực thay đổi hẳn. “Trước đây mỗi lần bị chèn ép trong công việc, tôi đều dùng bạo lực để giải quyết. Từ khi tham gia vào Dự án, tôi biết cách né tránh hoặc động viên anh em nhường nhịn nhau để ai cũng có việc làm. Về nhà, mỗi lần mâu thuẫn với vợ, thay vì nổi nóng mắng chửi, tôi ra ngoài, tìm đến anh em trong nhóm nói chuyện để giải tỏa bớt áp lực. Khi bình tĩnh, mới trở về nói chuyện với vợ”. Giờ anh chị trở thành cặp vợ chồng "hạnh phúc kiểu mẫu" trong các nhóm Bình Minh.
 
Số người được hưởng lợi từ dự án như vợ chồng anh Sỹ đã lên đến con số hàng trăm. Một bộ phận LĐDC đã thấy được điểm tựa trên con đường mưu sinh vất vả, phụ nữ di cư (PNDC) đã có một môi trường an toàn để chia sẻ kinh nghiệm, học kỹ năng sống và tăng cường tính tự trọng.

Điểm sáng cần nhân rộng
 
Đánh giá về hiệu quả đã đạt được, bà Nguyễn Thu Giang (Phó Viện Trưởng Viện Phát triển Sức khoẻ Cộng đồng Ánh Sáng) khẳng định: “Dự án có bốn phần và tất cả đều đạt được mục đích hướng đến. Tất cả các anh chị em của nhóm nòng cốt đã được nâng cao năng lực kỹ năng, kiến thức về quản lý bản thân, phát triển kinh doanh để có thể tuyên truyền, giúp đỡ các thành viên khác, làm thay đổi nhận thức trong cộng đồng đối với bộ phận người di cư; đặc biệt là PNDC. Dự án cũng đã tổ chức được một hệ thống kết nối các nhà cung cấp dịch vụ để hỗ trợ cho các LĐDC về luật pháp, việc làm, sức khoẻ, tạm trú, tạm lánh...
 
Trong quá trình thực hiện Dự án cũng đã có nhiều cấp uỷ, chính quyền địa phương tham gia ủng hộ. Nhiều quận, phường đã cam kết tham gia rất mạnh mẽ. Đến nay Dự án kết thúc nhưng những nhóm Tự lực vẫn được duy trì  tiếp tục thu hút LĐDC tham gia. Các kết nối với các tổ chức xã hội khác vẫn tiếp tục phát triển”.
 
Theo ông Quách Công Chính (Học viện Cảnh sát nhân dân), nhờ sự kết nối của Dự án, nhiều cơ quan chức năng địa phương đã tạo điều kiện cho LĐDC thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình giống như người thường trú.
Đại diện Hội LHPN VN, bà Hoàng Thị Thanh Hà cho rằng: Hiện nay Hội PN thành lập được hàng ngàn CLB nhưng chưa có tài liệu sinh hoạt, nên chưa có hiệu quả. Mô hình thành công này. Là điểm sáng đáng được nhân rộng trong cộng đồng, mang lại lợi ích thiết thực cho phụ nữ.
 
 Tại Hà Nội, Dự án đang duy trì 8 nhóm Tự lực cho PNDC với 94 thành viên, xây dựng 3 nhóm nam với 33 thành viên; tổ chức 68 buổi tư vấn cho trưởng nhóm và 102 buổi cho thành viên nhóm Tự lực; tổ chức 80 cuộc họp nhóm nòng cốt, 475 cuộc họp nhóm Tự lực; hỗ trợ tín dụng cho 4 PN phát triển SX-KD; khám sức khoẻ tinh thần và thể chất, sức khoẻ sinh sản cho 200 lượt LĐDC…
 

Hạ Thi

Tin cùng chuyên mục

Khi cha mẹ đẩy con vào... bi kịch

Khi cha mẹ đẩy con vào... bi kịch

(PNTĐ) - “Chồng ngã vợ nâng, đánh kẻ chạy đi không ai đánh kẻ chạy lại…” là phương châm sống của một số người chồng, người vợ bị bạn đời phản bội. Họ hi vọng, với sự vị tha, độ lượng của mình sẽ thức tỉnh người u mê, lầm lỗi, cho họ một lối về tránh gia đình đổ vỡ. Tuy nhiên, không phải người chồng, người vợ nào cũng biết thức tỉnh trước sự vị tha của người bạn đời.
Hạnh phúc ngoài dự tính

Hạnh phúc ngoài dự tính

(PNTĐ) - Có 3 người con trai, nhưng ông Sơn - bà Xuân chưa từng thấy hạnh phúc. Anh cả công tác trong ngành quân đội, anh thứ là thợ cơ khí giỏi, anh út là chủ nhà hàng, cả 3 anh đều đã lập gia đình. Trong nhà luôn êm ấm, chưa hề thấy cãi vã. Nhưng điều mà ông Sơn bà Xuân cho là hạnh phúc, ấy là một thằng cháu trai.
Con gái của mẹ đã lớn

Con gái của mẹ đã lớn

(PNTĐ) - Sinh nhật bạn thân, nó rủ tôi: “Hay là đêm nay mày ngủ lại đây luôn với tao. Một năm tao mới có một lần sinh nhật, tội gì mà về sớm. Tý nữa mấy đứa ra ngoài “quẩy” cho đã”.
Chuyện khó nói trong hôn nhân: Khó vẫn cần nói

Chuyện khó nói trong hôn nhân: Khó vẫn cần nói

(PNTĐ) - Lâu nay, một số người thường ngại đề cập tới vấn đề chăn gối vợ chồng, cho rằng đó là chuyện tế nhị, cần được giấu kín. Tuy nhiên, tình dục lại có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống hôn nhân, thậm chí nhiều cặp vợ chồng chia tay chỉ vì không hòa hợp trong tình dục.