Người tạo nên nhiều giai thoại

Chia sẻ

PNTĐ-Theo lời giới thiệu của Hội PN xã Đa Tốn (H.Gia Lâm) chị Nguyễn Thị Thủy là chi hội trưởng phụ nữ tiêu biểu, năng động trong công tác Hội, nhạy bén trong phát triển kinh tế gia đình.

 
Ngồi bên ấm trà gừng tỏa mùi thơm thoang thoảng, chị Thủy tâm sự: Chị là con thứ 2 trong gia đình có 6 anh chị em, do bố mất sớm, mẹ lại bị hen suyễn bẩm sinh không làm được những việc nặng nhọc nên năm 1979 khi hoàn thành nghĩa vụ của một thanh niên xung phong tại vùng kinh mới Lâm Đồng, chị trở về quê, cùng mẹ nuôi dạy 4 đứa em đang tuổi ăn tuổi học. 10 năm sau, chị trở thành người mẹ “bất đắc dĩ” bởi vợ chồng người em gái đột ngột qua đời bỏ lại  hai cháu trai đang tuổi trứng nước. 
 
Người tạo nên nhiều giai thoại - ảnh 1
Chị Thủy (giữa) tại phân xưởng sản xuất vỏ bao bì đem lại
việc làm cho nhiều người lao động
 
Xác định mình sẽ không có bờ vai vững chắc của người đàn ông để san sẻ, cậy nhờ mỗi khi trái gió, trở trời hoặc khi gặp khó khăn trong cuộc sống, chị đã lấy công việc gia đình và xã hội để rèn luyện sức khỏe và nuôi dưỡng ý chí quyết tâm vượt khó vươn lên. Chị Thủy nghĩ, muốn giỏi việc nước trước hết phải đảm việc nhà nên chị đã mua đất lấp 4 sào ao trong khu đất ở để trồng cây ăn quả và phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm theo phương châm: Lấy ngắn, nuôi dài. Trên thì có bưởi Diễn, ổi tứ mùa, nhãn hương chi, dưới gốc thì nuôi gà, ngan đảm bảo lúc nào mỗi loại cũng có trên 100 con và mỗi năm xuất ra thị trường từ 8 đến 10 tấn lợn thịt.
 
Ngoài đồng thì ngoài 6 sào ruộng được giao theo nghị định 64/CP, chị còn thuê thêm 9 sào ruộng để trồng ngô giống và đỗ tương hè thu. Cần cù, nhạy bén và chịu thương, chịu khó lại đi đầu trong việc đưa các tiến bộ kỹ thuật về giống vào sản xuất nên thu nhập từ sản xuất nông nghiệp của chị Thủy luôn đạt năng suất cao. Ngoài xây dựng nhà cửa khang trang, năm 2011, chị còn mạnh dạn đầu tư gần 300 triệu đồng cùng người cháu họ mở xưởng may vỏ bao bì đựng thức ăn chăn nuôi, góp phần giải quyết việc làm và thu nhập ổn định cho hơn chục lao động nông thôn. Trong số đó, có 6 lao động bị thiểu năng nhờ chị mà đã có công ăn việc làm.
 
Với mong muốn giúp đỡ, hỗ trợ được nhiều người cùng sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả, góp phần  xây dựng nông thôn mới, chị Thủy đã đẩy mạnh tổ chức nhiều hoạt động hỗ trợ hội viên phát triển sản xuất. Đồng thời chủ động giúp hội viên vay các nguồn vốn từ ngân hành chính sách xã hội, tổ phụ nữ tiết kiệm… theo hướng năm sau tăng hơn năm trước. Bên cạnh đó, chị giúp hội viên gặp khó khăn khi thì đồng vốn, lúc là cây, con giống hoặc kinh nghiệm làm ăn để chị em có cơ hội làm kinh tế hiệu quả.  Mỗi năm chị còn dành tiền tiết kiệm để ủng hộ quỹ khuyến học, quỹ chi hội 3 triệu đồng và thường đi đầu trong việc ủng hộ nhân đạo, từ thiện ở địa phương.
 
Sự hy sinh cho gia đình và những đóng góp cho các tổ chức Hội, chị Thủy đã được tặng hàng chục bằng khen, gấy khen các loại, nhưng phần thưởng lớn nhất với chị vẫn là tiếng thơm về phẩm chất và đức hy sinh cao đẹp của người phụ nữ.
 
Hoàng Anh

Tin cùng chuyên mục

 Nữ công an Hà Nội “năng khiếu” với nghề và đam mê với công tác phong trào

Nữ công an Hà Nội “năng khiếu” với nghề và đam mê với công tác phong trào

(PNTĐ) -Sinh năm 1983, là một người vừa có đam mê vừa có “năng khiếu” trong công tác tham mưu. 10 năm qua, Thiếu tá Trần Thị Minh, cán bộ Đội Tham mưu Cảnh sát, Phòng Tham mưu, CATP Hà Nội đã nỗ lực không ngừng để đạt được nhiều thành tích trong công tác cũng như các hoạt động phong trào của Hội Phụ nữ Công an TP Hà Nội.
Những nữ nghệ nhân “giữ lửa” làng nghề

Những nữ nghệ nhân “giữ lửa” làng nghề

(PNTĐ) -Họ là những nữ nghệ nhân không chỉ mang trong mình ước mơ “giữ lửa” nghề truyền thống, mà còn mang khát vọng đưa những sản phẩm làng nghề vươn cao, vươn xa ra khu vực và thế giới. Dưới đây là một số gương nghệ nhân tiêu biểu được Hội LHPN Hà Nội vinh danh trong chương trình “Giao lưu, tôn vinh nữ nghệ nhân làng nghề và quảng bá sản phẩm làng nghề truyền thống” thành phố Hà Nội năm 2023.
Nữ tổ trưởng Tổ phụ nữ 23 năm “vác tù và hàng tổng”

Nữ tổ trưởng Tổ phụ nữ 23 năm “vác tù và hàng tổng”

(PNTĐ) -Chị Nguyễn Thị Lan Hương, sinh năm 1965 đã có “thâm niên” 23 năm làm Tổ trưởng tổ phụ nữ số 13 kiêm Tổ trưởng tổ dân phố số 6, phường Nguyễn Trung Trực, quận Ba Đình, Hà Nội. 23 năm “vác tù và hàng tổng” nhưng chị không thấy mỏi mệt mà ngược lại càng mong muốn được cống hiến nhiều hơn cho cộng đồng.