Những gã đàn ông quỷ ác

Chia sẻ

PNTĐ-TAND TP Hà Nội vừa mở phiên toà xét xử bị cáo Đặng Tiến Dũng (SN 1986), trú tại phường Ô Chợ Dừa, Q.Đống Đa về tội giết người. Nạn nhân là bé trai Đặng B, 6 tháng tuổi...

 
Bé Đặng B chào đời vào tháng 5/2011, mẹ bé B là chị T (SN 1976). Dũng là một thanh niên hư hỏng, bỏ nhà lang thang, sống bằng nghề trộm cắp. Đầu năm 2011 Dũng chấp nhận kết hôn với chị T – người hơn mình đến 10 tuổi và đang mang thai đứa con của người đàn ông khác. Về ở rể tại nhà vợ mới được khoảng nửa năm thì Dũng bị bố mẹ chị T đuổi ra khỏi cửa. Từ đó, mỗi khi muốn gặp gỡ, vợ chồng Dũng phải đưa nhau ra nhà nghỉ. Tối 19/11/2011, Dũng chở vợ con đến một nhà nghỉ ở quận Ba Đình.
 
Ngày hôm sau (20/11), chị T bảo chồng trông con để đi vay tiền. Trước khi đi, chị T đã dỗ cho con ngủ. Tỉnh dậy không thấy có mẹ bên cạnh, cháu B khóc ầm lên. Dỗ mãi con không nín, Dũng nổi khùng nhoài người với chiếc điều khiển TV đặt trên chiếc kệ cạnh giường, đập vào đầu bé B. Bé khóc thét lên rồi ngất lịm. Sau đó cháu đã chết tại bệnh viện vì “chấn thương sọ não kín, thương tích vùng đỉnh trái phía sau do vật tày có cạnh tác động gây ra”.
 
Những gã đàn ông quỷ ác - ảnh 1
Ảnh minh họa
 
Từ đầu năm 2013 đến nay đã  xảy ra 2 vụ án tương tự. Ngày 26/3, tại huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa, Vũng Tàu bé trai 18 tháng tuổi bị cha đẻ là Nguyễn Văn Hùng (SN 1989) tát vào mặt rồi tóm cổ đập đầu xuống nền nhà, khiến cháu bé tử vong vì chấn thương sọ não. Theo lời khai của Hùng, sáng hôm đó, vợ chồng Hùng đến tá túc tại chỗ họ xin ở nhờ. Khi dọn dẹp căn phòng cũ, vợ Hùng là chị A kêu không có cây lau nhà nên để con cho chồng trông rồi chạy đi mượn. Chị vừa đi khỏi thì cậu bé oà khóc nức nở. Cố gắng dỗ dành nhưng con vẫn khóc nên Hùng đã nổi giận đánh đập con.  
 
Ngày 9/8/2013, bé gái 6 tháng tuổi Nguyễn Thị H.N cũng bị cha đẻ là Nguyễn Văn Tâm (SN 1990) trú tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang hại chết. Vợ chồng Tâm sống bằng nghề tự do, công việc không ổn định. Sáng 9/8, vì không kiếm được việc nên Tâm loanh quanh ở nhà, còn vợ Tâm đi bán vé số từ sáng sớm. Thấy chàng rể rảnh rỗi, bà N – mẹ vợ của Tâm bảo Tâm trông con (đang ngủ) để bà đi chợ. Bà N đi được một lát thì bé H.N thức dậy quấy khóc. Tâm bế con lên dỗ dành nhưng bé không chịu nín. Tức giận, Tâm bế con vào nhà vệ sinh, thả vào chậu nước.
 
Bị lạnh, cháu bé hốt hoảng, càng khóc to hơn. Tâm lại bế con trở ra, thả vào hố nước cạnh nhà ( hố sâu 60cm) sau đó vớt lên, rồi lại thả con xuống. Đến khi con bé không thể khóc được nữa thì Tâm bế con vào đặt lên võng. Lúc này bà N vừa đi chợ về. Thấy con rể bỏ ra tiệm cà phê, bà đến đưa võng cho cháu, thì phát hiện bé H.N môi tím ngắt, mặt tái mét, toàn thân lạnh toát. Bà liền hô hoán gọi hàng xóm sang giúp đưa cháu đến trạm y tế. Nhân viên y tế kết luận cháu đã tử vong trước đó.
 
Khi đối diện với nhà chức trách, cả 3 thủ phạm đều cho rằng mình không có ý định giết con mà chỉ “lỡ quá tay khiến con phải chết”. Những lời ngụy biện đó không bao giờ được ghi nhận là tình tiết giảm nhẹ. Luật pháp buộc bọn họ phải ý thức được rằng: đánh, đập vào đầu, nhúng xuống nước… là những hành vi rất nguy hiểm đối với tính mạng con trẻ, nhưng bọn họ vẫn cố tình thực hiện. Theo quy định tại Điều 93 – BLHS, người phạm tội giết trẻ em có thể bị phạt tù tới chung thân hoặc tử hình. Tội lỗi của bị cáo Đặng Tiến Dũng đã phải trả giá bằng án chung thân.
 
Đối với hành vi của hai kẻ thủ ác Nguyễn Văn Hùng và Nguyễn Văn Tâm – các đối tượng khó có thể thoát khỏi án tử hình, bởi hành vi tàn ác đối với con thơ được đối tượng thực hiện không phải chỉ một lần, mà chúng đã ra tay với các cháu nhiều lần. Đặc biệt, đối tượng Tâm biết rõ con đang ở trong tình trạng nguy hiểm  nhưng không cấp cứu, cũng không nói cho bà ngoại cháu biết, khiến cháu H.N không có cơ hội sống.
 
Luật sư Nguyễn Tiến Trung, Giám đốc công ty Luật TNHH Trung Nguyễn – Đoàn Luật sư TP Hà Nội phân tích: mặt trái của sự phát triển trong thời kỳ hiện đại là tệ nạn xã hội gia tăng, phim ảnh bạo lực tràn lan, stress… khiến những kẻ bản tính vốn đã thô lỗ, cục cằn càng trở nên hung bạo. Là người vợ, chị em cần hiểu rõ tâm tính của chồng. Nếu nhận thấy người làm cha có những biểu hiện tâm lý bất bình thường, bị kích động bởi rượu, bia,  ma tuý… bị khiếm khuyết về tinh thần hoặc bản tính ưa bạo lực, thì cần cảnh giác, chủ động không giao con cho họ, tránh để xảy ra bi kịch con thơ thiệt mạng vì người cha hung ác. 
 
Thanh Hồng- Hồng Nhung

Tin cùng chuyên mục

Người dân Triều Khúc lao đao vì thiếu nước sinh hoạt

Người dân Triều Khúc lao đao vì thiếu nước sinh hoạt

(PNTĐ) - Người dân thôn Triều Khúc (Thanh Trì, Hà Nội) vừa trải qua một tuần thiếu nước sinh hoạt. Để tiết kiệm nước, họ phải tận dụng cả nước rửa rau để rửa bát, thậm chí không dám tắm hàng ngày vì lo ngại nguồn nước có thể bị cắt bất cứ lúc nào.
Làm thế nào để bảo vệ tiền tiết kiệm gửi tại ngân hàng?

Làm thế nào để bảo vệ tiền tiết kiệm gửi tại ngân hàng?

(PNTĐ) - Vụ việc một khách hàng bị “bốc hơi” 58 tỷ đồng tại Ngân hàng MSB vẫn đang là câu chuyện nóng hổi, khiến nhiều người có tiền gửi tiết kiệm hoang mang. Và, làm thế nào để bảo vệ tiền gửi tại ngân hàng (nơi được cho là an toàn nay bỗng nhiên trở nên rủi ro) là chủ đề đang được nhiều người dân quan tâm hiện nay.
Hàng trăm người dân “khát” nước sạch vì dự án treo

Hàng trăm người dân “khát” nước sạch vì dự án treo

(PNTĐ) - Nhiều năm nay, tại xã Phú Sơn, huyện Ba Vì, Hà Nội, hàng trăm người dân sinh sống ở khu vực Nông trường dứa Suối Hai và thôn Phú Mỹ C không có nước sạch để sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày. Dù đã nhiều lần kiến nghị lên các cấp, các ngành song tình trạng “khát” nước sạch vẫn chưa được giải quyết, khiến cuộc sống của người dân nơi đây gặp không ít khó khăn.
Hàng trăm hộ dân kêu cứu

Hàng trăm hộ dân kêu cứu

(PNTĐ) - Hàng trăm hộ dân ở hai xã Phú Sơn và Thái Hoà, huyện Ba Vì, Hà Nội rơi vào cảnh sống khó khăn do bị “mắc kẹt” bởi Dự án đầu tư xây dựng công viên nghĩa trang Yên Kỳ mở rộng (giai đoạn 1) chậm tiến độ, chưa chi trả tiền đền bù giải phóng mặt bằng. Hơn 13 năm nay, người dân, cử tri đã nhiều lần “kêu cứu”, chính quyền địa phương cũng đã có kiến nghị. Song cho đến nay, dự án vẫn “giậm chân tại chỗ”.