Cơ hội học nghề và tìm việc mới cho người lao động thất nghiệp

Chia sẻ

PNTĐ-Toàn quốc hiện có hơn một vạn người đăng ký thất nghiệp, trong đó, Hà Nội có hơn 66 ngàn người và lao động nữ chiếm tới gần 60 %, chủ yếu ở độ tuổi 25 - 40.

  
Tạo điều kiện cho người lao động thất nghiệp (LĐTN) sớm tìm được việc làm mới, ổn định cuộc sống, ngày 3/10/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 55/2013/QĐ-TTg, quy định về việc hỗ trợ học nghề đối với người lao động (LĐ) đang hưởng trợ cấp thất nghiệp (TN).
 
Hỗ trợ đến 3 triệu đồng cho người thất nghiệp học nghề
 
Số người LĐTN tập trung ở một số ngành nghề: may mặc, da giày, nghề thủ công, xây dựng - do tình trạng doanh nghiệp bị phá sản, giải thể hoặc thu hẹp quy mô hoạt động. Theo Nghị định 127 NĐ-CP ngày 12/12/2008, Nghị định 100 NĐ-CP ngày 21/11/2012; Thông tư 32, ngày 25/10/ 2010; Thông tư 04, ngày 1/3/2013 và Quyết định 55/QĐ –TTg, ngày 3/10/2013:  Người được hưởng chính sách hỗ trợ học nghề là những người LĐ TN đã đăng ký TN với cơ quan có trách nhiệm thuộc ngành LĐ-TB&XH và đã có Quyết định hưởng bảo hiểm TN.
 
Cơ hội học nghề và tìm việc mới cho người lao động thất nghiệp - ảnh 1
Người LĐTN làm thủ tục đăng ký TN và hỗ trợ học nghề tại
Trung tâm giới thiệu việc làm Hà Nội
 
Nếu người LĐTN tham gia các khóa học nghề đến 03 tháng: mức hỗ trợ tối đa 03 triệu đồng/người/khóa học; mức hỗ trợ cụ thể được tính theo tháng, tùy theo từng nghề và thời gian học nghề thực tế. Đối với người tham gia các khóa học nghề trên 03 tháng: mức hỗ trợ tối đa 600.000 đồng/người/tháng; mức hỗ trợ cụ thể được tính theo tháng, tùy theo từng nghề và thời gian học nghề thực tế. Đối với người LĐ đang hưởng trợ cấp TN tham gia học nghề có mức chi phí học nghề cao hơn mức hỗ trợ học nghề theo quy định nêu trên, thì phần vượt quá mức hỗ trợ học nghề do người LĐ tự chi trả. Thời gian hỗ trợ học nghề phụ thuộc vào thời gian đào tạo nghề của từng nghề và nhu cầu của từng người LĐ, nhưng không quá 06 tháng. Thời gian bắt đầu hỗ trợ học nghề tính từ ngày người LĐ bắt đầu được hưởng trợ cấp TN.

Những điều kiện để được hưởng trợ cấp
 
Bà Phạm Thị Thêu – chuyên viên Phòng Bảo hiểm thất nghiệp, Trung tâm Giới thiệu việc làm –Sở LĐ-TB&XH  (TT) cho biết, để được thụ hưởng chính sách theo quy định trên, người TN phải có đủ các điều kiện: đóng bảo hiểm TN có tháng liền kề trước khi TN (đơn cử như trường hợp người LĐ mất việc vào tháng 9/1013, thì họ phải đóng bảo hiểm TN ít nhất là hết tháng 8/2013); đã đóng bảo hiểm TN từ 12 tháng trở lên trong vòng 24 tháng trước khi bị mất việc (mức đóng bảo hiểm TN là 3% lương - trong đó: người LĐ đóng 1%, doanh nghiệp đóng 1% và Nhà nước hỗ trợ 1%); trong thời gian 3 tháng kể từ khi TN, người LĐ phải trực tiếp đăng ký TN với TT (không chấp nhận việc người khác đi đăng ký thay); người LĐ chưa tìm được việc làm sau 15 ngày kể từ ngày đăng ký TN.
 
Người đăng ký bảo hiểm TN và đăng ký hỗ trợ học nghề phải chuẩn bị hồ sơ gồm: Đơn đề nghị (theo mẫu); bản sao hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động có xác nhận của đơn vị công tác (cơ sở cuối cùng người LĐ làm việc trước khi TN); bản sao sổ bảo hiểm xã hội và phải xuất trình bản gốc để đối chiếu.
 
Người LĐ đang hưởng trợ cấp TN tham gia học nghề được hỗ trợ kinh phí để học một nghề và một lần, thực hiện thông qua cơ sở dạy nghề; không hỗ trợ bằng tiền trực tiếp cho người LĐ để tự học nghề. Nguồn kinh phí thực hiện hỗ trợ học nghề do Bảo hiểm xã hội Việt Nam chi trả từ quỹ bảo hiểm TN. TP hiện có nhiều ngành nghề đào tạo để người LĐTN lựa chon, trong đó có nhiều nghề phù hợp với LĐ nữ  như: may công nghiệp, kế toán, tin học văn phòng, nấu ăn, pha chế đồ uống, cắm tỉa hoa nghệ thuật, chăm sóc sắc đẹp, uốn tóc, trang điểm, khách sạn, du lịch, nông lâm thủy sản… Quyết định 55/2013/QĐ-TTg có hiệu lực từ ngày 1/12/2013.
 
Ngay từ bây giờ, người LĐTN cần liên hệ với Trung tâm dịch vụ việc làm HN: số 215 phố Trung Kính, quận Cầu Giấy, HN (đơn vị duy nhất  tại HN được TP giao nhiệm vụ tiếp nhận thủ tục, triển khai công tác này), để sớm được thụ hưởng ưu đãi từ chính sách mới của Chính phủ.
 
 Ngoài địa chỉ trên, người LĐTN có thể đến đăng ký hưởng bảo hiểm TN và hỗ trợ học nghề tại các điểm giao dịch của TT:
 
1. Cơ sở 2 - Trung tâm dịch vụ việc làm HN: E6B, ngõ 33 phố Tạ Quang Bửu, Hai Bà Trưng
 
2. Điểm giao dịch việc làm quận Long Biên, số 562 Nguyễn Văn Cừ, Long Biên
 
3. Trung tâm dạy nghề huyện Sóc Sơn, thôn Miếu Thờ, xã Tiên Dược, huyện Sóc Sơn
 
4. Phòng Lao động thương binh xã hội huyện Thanh Trì, số 375 đường Ngọc Hồi, thị trấn Văn Điển, Thanh Trì
 
5. Số 134 đường Thanh Bình, phường Mộ Lao, quận Hà Đông
 
6. Phòng Lao động thương binh xã hội thị xã Sơn Tây, số 5 phố Phó Đức Chính, phường Ngô Quyền, thị xã Sơn Tây
 
7. Phòng Lao động thương binh xã hội huyện Hoài Đức, thị trấn Trạm trôi, huyện Hoài Đức
 
8. Trường trung cấp kinh tế kỹ thuật Bắc Thăng Long, thôn Bầu, Kim Chung, huyện Đông Anh
 
Hoàng Hoa

Tin cùng chuyên mục

Người dân Triều Khúc lao đao vì thiếu nước sinh hoạt

Người dân Triều Khúc lao đao vì thiếu nước sinh hoạt

(PNTĐ) - Người dân thôn Triều Khúc (Thanh Trì, Hà Nội) vừa trải qua một tuần thiếu nước sinh hoạt. Để tiết kiệm nước, họ phải tận dụng cả nước rửa rau để rửa bát, thậm chí không dám tắm hàng ngày vì lo ngại nguồn nước có thể bị cắt bất cứ lúc nào.
Làm thế nào để bảo vệ tiền tiết kiệm gửi tại ngân hàng?

Làm thế nào để bảo vệ tiền tiết kiệm gửi tại ngân hàng?

(PNTĐ) - Vụ việc một khách hàng bị “bốc hơi” 58 tỷ đồng tại Ngân hàng MSB vẫn đang là câu chuyện nóng hổi, khiến nhiều người có tiền gửi tiết kiệm hoang mang. Và, làm thế nào để bảo vệ tiền gửi tại ngân hàng (nơi được cho là an toàn nay bỗng nhiên trở nên rủi ro) là chủ đề đang được nhiều người dân quan tâm hiện nay.
Hàng trăm người dân “khát” nước sạch vì dự án treo

Hàng trăm người dân “khát” nước sạch vì dự án treo

(PNTĐ) - Nhiều năm nay, tại xã Phú Sơn, huyện Ba Vì, Hà Nội, hàng trăm người dân sinh sống ở khu vực Nông trường dứa Suối Hai và thôn Phú Mỹ C không có nước sạch để sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày. Dù đã nhiều lần kiến nghị lên các cấp, các ngành song tình trạng “khát” nước sạch vẫn chưa được giải quyết, khiến cuộc sống của người dân nơi đây gặp không ít khó khăn.
Hàng trăm hộ dân kêu cứu

Hàng trăm hộ dân kêu cứu

(PNTĐ) - Hàng trăm hộ dân ở hai xã Phú Sơn và Thái Hoà, huyện Ba Vì, Hà Nội rơi vào cảnh sống khó khăn do bị “mắc kẹt” bởi Dự án đầu tư xây dựng công viên nghĩa trang Yên Kỳ mở rộng (giai đoạn 1) chậm tiến độ, chưa chi trả tiền đền bù giải phóng mặt bằng. Hơn 13 năm nay, người dân, cử tri đã nhiều lần “kêu cứu”, chính quyền địa phương cũng đã có kiến nghị. Song cho đến nay, dự án vẫn “giậm chân tại chỗ”.