Tăng lương tối thiểu: Mừng ít, lo nhiều

Chia sẻ

PNTĐ-Từ 1/1/2014, mức lương tối thiểu (LTT) vùng dành cho người lao động làm việc trong các loại hình doanh nghiệp sẽ được điều chỉnh tăng ở mức từ 1.900.000 đến 2.700.000 đồng/tháng.

 
Tăng lương tối thiểu: Mừng ít, lo nhiều - ảnh 1
Tăng lương tối thiểu mà không cao hơn lương hiện tại thì lương
thực lĩnh của người lao động sẽ bị giảm đi vì mức đóng
bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế tăng cao hơn.
 
Tăng lương thì phải mừng nhưng theo ghi nhận của PNTĐ tại nhiều DN trong các KCN ở HN, người lao động (LĐ) đón nhận thông tin này một cách khá hờ hững. Đại diện Công ty TNHH Sungnam, Youngone, công ty 100% vốn nước ngoài sản xuất hàng dệt may tại Việt Nam thì cho rằng, với những doanh nghiệp như Sungnam, mức lương chi trả cho công nhân hiện đã cao hơn LTT nên người LĐ không trông chờ vào những đợt tăng LTT. Bởi khi tăng LTT mà không cao hơn lương hiện tại thì lương thực lĩnh của người lao động sẽ bị giảm đi vì mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế tăng cao hơn.
 
Những DN hiện chi trả lương cho công nhân LĐ cao hơn LTT do Nhà nước quy định như Sungnam không phải là hiếm trên địa bàn HN bởi mức LTT được quy định hiện nay thấp và không đủ đáp ứng nhu cầu sống tối thiểu của người LĐ. Tại các DN này, LTT chỉ được coi là công cụ tham chiếu của doanh nghiệp khi xây dựng bảng lương, tính tiền cho các loại bảo hiểm. Vì thế, tăng lương thường mừng thì ít mà lo thì nhiều. Chưa kể, hiệu ứng sau mỗi lần tăng lương là một lần giá cả sinh hoạt, nhà trọ cũng vì thế sẽ nhúc nhích điều chỉnh theo.
 
Chia sẻ với những khó khăn của công nhân, ông Đặng Quang Hợp, chuyên viên cao cấp của Viện Công nhân công đoàn (Tổng liên đoàn lao động VN) cho biết, hiện nay, tại các KCN, các khoản chi phí mà người LĐ phải chi trả đều đắt đỏ “hầu như toàn bộ tiền lương, thu nhập của người LĐ đã chi hết cho cuộc sống thiết yếu của họ, không còn tích lũy ”.
 
Tăng LTT là rất cần thiết khi phần lớn người LĐ hiện đang sống rất chật vật. Nhưng làm thế nào để đảm bảo mức sống tối thiểu cho anh chị em công nhân thì vẫn là bài toán khó. Mặc dù lương tối thiểu vùng đã điều chỉnh hàng năm, nhưng mới chỉ đáp ứng được khoảng 62-69% nhu cầu tối thiểu của người lao động. Điều đáng buồn là, sự chênh lệch giữa mức LTT và mức sống tối thiểu đã tồn tại suốt 20 năm vẫn chưa tìm ra lời giải.
 
 Mức LTT vùng áp dụng từ ngày 1/1/2014 chỉ dành cho người LĐ làm việc trong các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có thuê mướn LĐ.
 
Còn đối với đội ngũ cán bộ, công nhân viên chức làm việc tại các cơ quan hành chính sự nghiệp Nhà nước, cán bộ hưu trí không nằm trong diện điều chỉnh lương lần này. Việc điều chỉnh lương cho đối tượng trên, Chính phủ sẽ có Thông tư hướng dẫn riêng.
 

Thái Hà

Tin cùng chuyên mục

Hội LHPN Hà Nội tập huấn công tác đối ngoại năm 2024

Hội LHPN Hà Nội tập huấn công tác đối ngoại năm 2024

(PNTĐ) - Chiều 19/4, Hội LHPN Hà Nội tổ chức tập huấn công tác đối ngoại năm 2024 với chuyên đề: "Hiệp định Giơnevơ - Ý nghĩa lịch sử với tình hình Việt Nam và thế giới hiện nay”. Phó Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội Lê Thị Thiên Hương đến dự.
 Thủ đoạn mới: Gắn định vị vào gói hàng ma tuý để thả trôi trên biển

Thủ đoạn mới: Gắn định vị vào gói hàng ma tuý để thả trôi trên biển

(PNTĐ) - Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Quang, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (C04 - Bộ Công an) cho biết, thời gian qua, lực lượng chức năng phát hiện nhiều gói ma túy được đóng gói và có thiết bị định vị, để rồi sau đó các đối tượng buôn bán trục vớt mang đi tiêu thụ.
Công bố biểu trưng Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2024-2029

Công bố biểu trưng Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2024-2029

(PNTĐ) - Biểu trưng Đại hội đại biểu toàn quốc Hội LHTN Việt Nam lần thứ IX là hình ảnh kết hợp cấu trúc chữ tượng hình từ số lần Đại hội, biểu hiện thông qua chữ số IX, là sự tích hợp các hình tượng tiêu biểu xoay quanh biểu trưng Thanh niên Việt Nam.