Tốt cho trường, lợi cho thí sinh

Chia sẻ

Thí sinh ảo - nỗi ám ảnh của nhiều trường đại học nhiều khả năng sẽ được tháo gỡ khi đề án tự chủ tuyển sinh theo nhóm trường (gọi tắt là nhóm GX).

Phương thức loại bỏ thí sinh ảo
“Thế giới có nhóm G7 thì năm nay, các trường đại học (ĐH) ở phía Bắc cũng có nhóm G10, G20”. PGS Trần Văn Tớp - Phó Hiệu trưởng trường ĐH Bách Khoa Hà Nội đã nói vui như thế khi mô tả về lợi thế và “sức mạnh” của phương án tuyển sinh theo nhóm trường ĐH. Đến nay, nhóm GX đã có sự tham gia của 10 trường lớn là các trường ĐH: Bách khoa Hà Nội, Kinh tế Quốc dân, Xây dựng, Ngoại thương, Thủy lợi, Giao thông Vận tải, Mỏ - Địa chất, Công nghiệp Hà Nội, Công nghệ Giao thông Vận tải và Học viện Ngân hàng. Trường ĐH Bách khoa Hà Nội đảm nhiệm vai trò chủ trì thực hiện đề án. Một số trường ĐH khác như: ĐH Thương Mại, Học viện Bưu chính viễn thông… cũng đang xem xét việc “gia nhập” nhóm. “Chúng tôi đặt tên nhóm là GX vì X là ẩn số về số thành viên của nhóm sau này” - PGS Trần Văn Tớp cho biết.
 
Tốt cho trường, lợi cho thí sinh - ảnh 1
Năm nay, thí sinh có thêm lựa chọn mới: đăng ký xét tuyển ĐH theo nhóm ngành
 
Tuyển sinh theo nhóm trường là điểm rất mới, lần đầu tiên được áp dụng trong mùa tuyển sinh 2016. Nói một cách dễ hiểu, khi chấp nhận tuyển sinh theo nhóm, các trường thành viên, thay vì đưa ra các phương thức tuyển sinh khác nhau, sẽ cùng tự nguyện cam kết thực hiện một phương thức xét tuyển chung duy nhất là dựa vào kết quả thi THPT quốc gia năm 2016 (không xét tuyển theo học bạ). Phương thức tuyển sinh được xây dựng trên tinh thần tuân thủ chặt chẽ quy chế tuyển sinh hiện hành và đề cao trách nhiệm của tất cả các trường đối với thí sinh và xã hội. Khi tham gia vào nhóm GX, tất cả các trường ĐH đều sử dụng chung phần mềm xét tuyển do trường ĐH chủ trì (ĐH Bách khoa) quản lý. Các trường trong nhóm có trách nhiệm cung cấp cho trường ĐH Bách khoa dữ liệu về nhóm ngành, chỉ tiêu, tổ hợp môn xét tuyển, ngưỡng điểm xét và tiêu chí phụ (nếu có) trong thời gian quy định. Nhóm GX cũng áp dụng chung cách tính điểm xét, cách thức xét tuyển giữa các nguyện vọng ngành/nhóm ngành và áp dụng thống nhất chế độ ưu tiên trong tuyển sinh. Phương thức xét tuyển này được thực hiện cho xét tuyển đợt 1 và tiếp tục cho các đợt xét tuyển bổ sung theo hướng dẫn của Bộ GD-ĐT (theo tình hình tuyển sinh của các trường).
 
Theo PGS Trần Văn Nghĩa, Phó Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng - Bộ GD-ĐT, Bộ hoan nghênh và ủng hộ các trường ĐH tuyển sinh theo nhóm, vì phương thức này sẽ loại bỏ tình trạng thí sinh ảo. Lý do là khi đăng ký xét tuyển theo nhóm trường, thí sinh chỉ được tham gia xét tuyển với các trường trong nhóm. Thông qua việc dùng chung phần mềm tuyển sinh, các trường ĐH có thể biết thí sinh nào đã trúng tuyển nguyện vọng trước sẽ không được xét tuyển ở nguyện vọng tiếp theo. Vì thế trường không còn bị động ngồi chờ thí sinh ảo. “Bộ GD-ĐT rất mong cách tuyển sinh của nhóm GX sẽ thành công để rút kinh nghiệm và nhân rộng nhiều nhóm khác ở những năm tiếp theo” - ông Nghĩa nói.

Tăng cơ hội trúng tuyển
Theo khẳng định của nhóm GX, việc tuyển sinh theo nhóm không chỉ tốt cho trường mà còn có lợi cho cả thí sinh. PGS Trần Văn Tớp phân tích: “Theo quy chế tuyển sinh của Bộ, năm 2016 thí sinh được đăng ký xét tuyển tối đa vào 2 trường ở đợt 1 và 3 trường vào các đợt bổ sung, mỗi trường chỉ được đăng ký tối đa 2 nguyện vọng. Trong khi đó, nếu đăng ký xét tuyển theo nhóm GX, thí sinh có thể đăng ký xét tuyển vào 4, 3, 2 trường ĐH (nếu mỗi trường đăng ký 1 nguyện vọng), cũng có thể đăng ký vào 3, 2 trường ĐH miễn là không vượt quá 4 nguyện vọng theo quy chế của Bộ GD-ĐT. Điều này đồng nghĩa với việc, thí sinh sẽ có nhiều cơ hội trúng tuyển vào các trường ĐH hơn. Đề án của nhóm GX cũng rất linh hoạt khi cho phép thí sinh vẫn có thể đăng ký xét tuyển vào 1 trường trong nhóm và 1 trường ngoài nhóm GX. Ngoài ra, vì đã liên kết thành nhóm thống nhất nên thí sinh có thể nộp phiếu đăng ký xét tuyển tại bất kỳ trường nào trong nhóm thay vì phải nộp tại đúng trường muốn xét tuyển.
 
Theo ông Nguyễn Quang Kim, Hiệu trưởng trường ĐH Thủy lợi: “Trước kia tình trạng thí sinh ảo khiến điểm chuẩn của nhiều trường ĐH cũng “cao ảo”. Trong khi đó, thí sinh có điểm sát với mức điểm chuẩn thật của trường lại bị trượt. Nay, điểm chuẩn không còn bị ảo sẽ giúp thí sinh tăng cơ hội trúng tuyển”.  
 
Hiện nay, nhóm GX đang tiếp tục “kết nạp” thêm thành viên mới nếu trường đó tự nguyện tham gia cũng như chấp nhận “nội quy” của đề án. Thời gian các trường đăng ký tham gia nhóm trước ngày 22/4. Sau đó, nhóm sẽ thành lập Ban chỉ đạo tuyển sinh để chỉ đạo thực hiện các khâu kỹ thuật của công tác xét tuyển. Theo ông Kim, trước thời điểm bế giảng năm học 2015-2016, nhóm GX dự kiến đưa thông tin quảng bá tới các trường THPT ở phía Bắc để có nhiều HS biết về hình thức tuyển sinh mới này.
 
Lưu ý khi đăng ký xét tuyển vào nhóm trường
Để đăng ký xét tuyển theo nhóm trường, thí sinh phải tham dự kỳ thi THPT quốc gia tại các cụm thi do các trường ĐH chủ trì, thỏa mãn quy định của Bộ GD-ĐT về ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào.
Khi thí sinh đã đăng ký xét tuyển vào 2 trường trong nhóm ở đợt 1 hoặc 3 trường trong nhóm ở đợt xét tuyển bổ sung thì không được đăng ký xét tuyển vào các trường ngoài nhóm.
Thí sinh đăng ký vào nhóm trường phải dùng mẫu đăng ký xét tuyển riêng. Thí sinh tải mẫu được đăng trên trang mạng của các thành viên trong nhóm để tự khai.
Trung Thu (ghi)

Tin cùng chuyên mục

Đồng hành cùng con “vượt vũ môn”

Đồng hành cùng con “vượt vũ môn”

(PNTĐ) - “Việc học thi là việc của con, việc của cha mẹ là hỗ trợ con làm tốt việc học của mình. Cha mẹ cần ý thức rõ vai trò hỗ trợ của mình mà không phải sống thay, quyết định thay cho con” – chuyên gia tâm lý Trần Thị Mạnh Linh cho biết.
 Quảng Bình: 350 học sinh, giáo viên và cha, mẹ tham gia Camp truyền thông CLB Teenyeeu 24h về giới và pháp luật

Quảng Bình: 350 học sinh, giáo viên và cha, mẹ tham gia Camp truyền thông CLB Teenyeeu 24h về giới và pháp luật

(PNTĐ) - Chương trình Camp truyền thông Teenyeeu nhằm giới thiệu hoạt động Dự án Mô hình CLB Teenyeeu 24h là hoạt động thuộc Dự án “Mô hình CLB Teenyeeu 24h thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em trong xây dựng quy tắc ứng xử tại tổ chức giáo dục dưới góc nhìn giới và nâng cao năng lực truyền thông, góp ý xây dựng pháp luật về giới và tình dục” triển khai tại 3 địa phương là Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Quảng Bình từ tháng 6/2023 đến tháng 5/2024.
Tuyệt đối không thu các khoản ngoài quy định

Tuyệt đối không thu các khoản ngoài quy định

(PNTĐ) - Năm học 2024 - 2025, học sinh đầu cấp tại Hà Nội tăng khoảng 70.000 (chưa tính học sinh cấp mầm non) so với năm học 2023-2024. Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Hà Nội yêu cầu các đơn vị, trường học tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, tuyển sinh bằng hình thức trực tuyến để tránh quá tải. Đặc biệt, các trường tuyệt đối không được vận động, quyên góp, thu các khoản ngoài quy định khi tuyển sinh.
Phát động Cuộc thi viết “Sức khỏe học đường - Vì chất lượng nguồn nhân lực đất nước“

Phát động Cuộc thi viết “Sức khỏe học đường - Vì chất lượng nguồn nhân lực đất nước“

(PNTĐ) - Sáng 16/4, Tạp chí Công dân và Khuyến học tổ chức lễ ra mắt chuỗi tọa đàm và phát động cuộc thi viết "Sức khỏe học đường - Vì chất lượng nguồn nhân lực đất nước". Chuỗi tọa đàm và Cuộc thi viết là diễn đàn kết nối các chuyên gia, nhà báo, nhà giáo, phụ huynh, học sinh, sinh viên…