Kết nối dữ liệu liên thông khám chữa bệnh

Chia sẻ

PNTĐ-Nhằm tạo điều kiện cho bệnh nhân Bảo hiểm y tế (BHYT) đi khám chữa bệnh, từ ngày 1/7 các BV Hà Nội tổ chức kết nối dữ liệu liên thông khám chữa bệnh BHYT.

 
Nhằm tạo điều kiện cho bệnh nhân BHYT đi khám chữa bệnh (KCB) thông tuyến giữa các cơ sở y tế tuyến huyện, đồng thời, hạn chế tình trạng lạm dụng “móc túi” quỹ BHYT, từ ngày 1/7, các BV Hà Nội tổ chức kết nối dữ liệu liên thông KCB BHYT. Theo đó, các BV thực hiện cập nhật dữ liệu và bộ mã danh mục dùng chung gồm 8 danh mục: dịch vụ kỹ thuật; thuốc tân dược và y học cổ truyền; máu và chế phẩm máu, mã cơ sở KCB, vật tư y tế… để thanh quyết toán BHYT cho người dân.
 
Kết nối dữ liệu liên thông khám chữa bệnh - ảnh 1
Kết nối dữ liệu liên thông KCB BHYT, tạo điều kiện thuận lợi
cho người đi KCB
 
Những bất cập khi chưa có dữ liệu liên thông
 
Theo ông Phạm Lương Sơn - Trưởng Ban Thực hiện chính sách BHYT- BHXH Việt Nam, sau 6 tháng triển khai thông tuyến KCB BHYT đã bộ lộ một số bất cập ảnh hưởng tới quyền lợi của người bệnh cũng như cơ sở y tế. Việc thông tuyến này khiến cơ quan BHXH khó quản lý tình trạng lạm dụng quỹ BHYT, do phần mềm liên thông dữ liệu giữa cơ quan BHXH và các cơ sở KCB chưa hoàn thiện nên chưa có công cụ để quản lý việc người bệnh đi KCB nhiều lần trong ngày, trong tuần tại các cơ sở y tế khác nhau.
 
Thông tuyến còn gây khó cho việc thực hiện phương thức thanh toán theo định suất tại các BV. Quy định quỹ định suất xác định cho các cơ sở KCB bao gồm cả chi phí của bệnh nhân đăng ký ban đầu tại đó đi KCB ở nơi khác. Điều này sẽ xảy ra tình trạng quỹ BHYT của một số BV bị bội chi lớn do tăng chi phí đa tuyến. Ngoài ra, còn xảy ra hiện tượng một số BV tư nhân phấn đấu lên hạng II (tương đương tuyến tỉnh, thành phố), để có thể nhận được ưu đãi về cơ chế giá liên quan đến phân tuyến BV. Tuy nhiên, khi thực hiện thông tuyến huyện từ ngày 1/1/2016, để thu hút bệnh nhân, một số bệnh viện tư nhân đang xếp hạng II lại muốn xin xuống hạng III (tương đương tuyến huyện) để ở trong diện BV được thông tuyến KCB BHYT tuyến huyện trong cả nước.
 
Khắc phục tình trạng này, từ ngày 1/7, tại tất cả các cơ sở y tế trên toàn quốc đưa vào áp dụng phần mềm giám định điện tử để giám sát chi phí KCB BHYT.

BV Hà Nội làm gì?
 
Theo bà Lưu Thị Liên, PGĐ Sở Y tế Hà Nội, ngành y tế Hà Nội đã thực hiện cải cách thủ tục hành chính, cải tiến quy trình thanh toán KCB BHYT thực hiện trích xuất dữ liệu, kết nối, liên thông dữ liệu giữa các bệnh viện và hoàn thành trước ngày 30/6.
 
Khảo sát thực tế tại BV đa khoa huyện Hoài Đức, thời điểm này, BV đã có tổ công nghệ thông tin (CNTT) tại khoa Lâm sàng, bệnh nhân lấy số tự động. Trên cơ sở đó, BV đã kết nối với cơ quan BHXH hoàn chỉnh thêm phần gắn mã danh mục kỹ thuật, thuốc… mới. Đối với những danh mục đã có, BV gắn và trích xuất thanh toán BHYT dựa trên CNTT cho bệnh nhân. Đánh giá về những hiệu quả khi ứng dụng CNTT vào quản lý KCB BHYT, BS Đặng Đức Hoàn, GĐ BV đa khoa Hoài Đức cho biết: Việc áp dụng CNTT vào KCB BHYT có thuận lợi là BS nắm được tất cả bệnh nhân đến khám, cảnh báo việc bệnh nhân tự ý chuyển đến các phòng khám, chạy đến các phòng khám khác nhau.
 
Bệnh nhân muốn đi KCB ở bất kỳ phòng bệnh nào thì phải có chỉ định bệnh lý của bác sĩ chuyên khoa. Việc áp dụng cho mỗi bệnh nhân có một mã số định danh thì việc bệnh nhân đó được khám hay chưa, hay đã khám đi khám lại nhiều lần, sẽ được “cảnh báo” trên toàn hệ thống của BV đó. Điều này sẽ hạn chế được việc trục lợi, lạm dụng đi khám nhiều lần để lấy thuốc BHYT tuồn ra ngoài như trước đây, đồng thời, giảm tải cho bác sỹ trong việc ghi chép, làm trên máy, hạn chế được sai sót trong quá trình kê khai bệnh án bệnh nhân.
 
“Chúng tôi quản lý xét nghiệm bằng máy tính, chuyển kết quả cho BS qua máy tính ngay khi có kết quả chứ không cần thiết phải in lên trả xuống, nhờ thế thời gian dành cho bệnh nhân KCB sẽ lâu hơn. Sau khi có kết quả 5 phút, BS ký kết quả xong sẽ chuyển dữ liệu xét nghiệm lên khoa Xét nghiệm. Chỉ sau 1 phút, các khoa Cấp cứu, Khám bệnh, Lâm sàng nhận được kết quả và ra đơn thuốc, giảm được số lượng người làm và giảm thời gian chờ đợi cho bệnh nhân…”, BS Đặng Việt Hoàn chia sẻ.
 
Về những khó khăn trong thực hiện việc kết nối liên thông giữa các BV, bà Liên cho rằng, các BV cần chủ động và lên phương án khắc phục trước các tình huống có thể xảy ra như cơ sở vật chất, kỹ thuật ở mỗi BV là khác nhau, trình độ nhân viên y tế hạn chế, tình trạng nghẽn mạng…
 
Khi xảy ra nghẽn mạch chẳng hạn, nhân viên y tế có thể cầm kết quả xét nghiệm tới các khoa phòng nơi tiếp đón ban đầu người nhân để BS có thể chẩn đoán bệnh, kê đơn ngay mà không người bệnh chờ đợi hoặc đi lại nhiều giữa các khoa phòng. Hiện Hà Nội đã có 13 cơ sở thực hiện xong kết nối, các cơ sở còn lại chúng tôi giao cho tổ CNTT đến từng BV xem xét, khó khăn đến đâu sẽ kịp thời hỗ trợ đến đó. Nếu BV nào không thực hiện kết nối liên thông dữ liệu phục vụ công tác giám định BHYT trước 30/6/2016 như yêu cầu của Chính phủ, sẽ bị “treo” việc thanh toán chi phí KCB BHYT...

Tâm Thanh

Tin cùng chuyên mục

Kỹ năng sơ cứu tai nạn thường gặp

Kỹ năng sơ cứu tai nạn thường gặp

(PNTĐ) - Theo BS Ngô Đức Hùng - Trung tâm Cấp cứu A9 (BV Bạch Mai), sơ cấp cứu là hành động trợ giúp và chăm sóc ban đầu đối với người bị nạn ngay tại hiện trường; sử dụng phương tiện, dụng cụ có sẵn tại chỗ, khi chưa có sự hỗ trợ của nhân viên y tế; mọi người đều có thể tham gia (được đào tạo – sẵn sàng tham gia).
Sự cố y khoa tại BV Thu Cúc: Bộ Y tế nói gì?

Sự cố y khoa tại BV Thu Cúc: Bộ Y tế nói gì?

(PNTĐ) - Liên quan đến sự cố y khoa trường hợp tử vong thai nhi là con chị Trần Ngọc Diệp khi đến khám thai và sinh con tại Bệnh viện đa khoa Quốc tế Thu Cúc tháng 3/2024, Bộ Y tế vừa có công văn yêu cầu đơn vị thực hiện giải quyết sự cố y khoa nêu trên theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
Tiêm cồn tuyệt đối điều trị u nang tuyến giáp

Tiêm cồn tuyệt đối điều trị u nang tuyến giáp

(PNTĐ) - Nang tuyến giáp là bệnh lý khá phổ biến hiện nay. Dù đa phần bệnh mang yếu tố lành tính nhưng cũng gây ảnh hưởng tới cuộc sống và sức khỏe của người bệnh. Xu hướng điều trị mới, can thiệp không phẫu thuật hay can thiệp tối thiểu như phương pháp tiêm cồn tuyệt đối đang ngày càng được quan tâm, vì tính hiệu quả, nhanh chóng và ít tốn kém hơn so với phẫu thuật.