Thêm kinh phí có giảm lạm thu?

Chia sẻ

PNTĐ-Năm học 2016-2017, Hà Nội sẽ áp dụng mức thu học phí đối với giáo dục mầm non, phổ thông công lập năm học 2016 – 2017.

 
 Theo đó, học phí nội thành Hà Nội tăng lên mức 80.000 đồng/tháng. Vùng nông thôn 40.000 đồng/tháng/học sinh, đối với khu vực miền núi 10.000 đồng/tháng/học sinh.
 
Thêm kinh phí có giảm lạm thu? - ảnh 1
 
Theo ông Nguyễn Hữu Độ, GĐ Sở GD-ĐT Hà Nội, mức thu học phí hiện nay của Hà Nội ở mức thấp nhất trong khung học phí quy định của Chính phủ; các đơn vị phải sử dụng 40% tổng số thu học phí để chi thực hiện cải cách tiền lương. 60% nguồn thu học phí được sử dụng để chi hỗ trợ phục vụ giảng dạy và học tập nên đã hạn chế về nguồn lực hỗ trợ các cơ sở giáo dục để nâng cao chất lượng dạy và học. Bên cạnh đó, mức thu học phí thấp cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến có đơn vị tự ý đưa ra các khoản thu khác để huy động phụ huynh học sinh dưới nhiều hình thức.
 
Vì thế, với mức thu học phí tăng khoảng 25% - 33% so với năm học 2015 - 2016 và nằm trong khung quy định của Chính phủ (định hướng các năm sau tăng từ 20% - 41% so năm trước theo từng vùng khác nhau để đến năm học 2020 - 2021 mức thu đạt mức cao trong khung học phí theo quy định của Chính phủ) sẽ góp phần huy động bổ sung từ nguồn đóng góp của nhân dân và giảm phần chi từ ngân sách. Mức học phí mới này vẫn phù hợp với khả năng chi trả của người dân và vẫn thấp hơn so với mức bình quân các Thành phố trực thuộc Trung ương; thấp hơn mức thu bình quân của các thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng; thấp hơn so với bình quân 10 tỉnh đồng bằng sông Hồng.
 
Ủng hộ quan điểm của thành phố, nhưng điều nhiều PHHS quan tâm là việc tăng học phí này sẽ đi kèm với tăng chất lượng dạy học như thế nào?. Hơn thế, ngành GD-ĐT vẫn chưa có giải pháp rõ ràng để chứng minh, tăng học phí cũng sẽ giảm được lạm thu như giải trình “nguyên nhân dẫn đến có đơn vị tự ý đưa ra các khoản thu khác để huy động phụ huynh học sinh dưới nhiều hình thức”.
 
T.T

Tin cùng chuyên mục

Đồng hành cùng con “vượt vũ môn”

Đồng hành cùng con “vượt vũ môn”

(PNTĐ) - “Việc học thi là việc của con, việc của cha mẹ là hỗ trợ con làm tốt việc học của mình. Cha mẹ cần ý thức rõ vai trò hỗ trợ của mình mà không phải sống thay, quyết định thay cho con” – chuyên gia tâm lý Trần Thị Mạnh Linh cho biết.
 Quảng Bình: 350 học sinh, giáo viên và cha, mẹ tham gia Camp truyền thông CLB Teenyeeu 24h về giới và pháp luật

Quảng Bình: 350 học sinh, giáo viên và cha, mẹ tham gia Camp truyền thông CLB Teenyeeu 24h về giới và pháp luật

(PNTĐ) - Chương trình Camp truyền thông Teenyeeu nhằm giới thiệu hoạt động Dự án Mô hình CLB Teenyeeu 24h là hoạt động thuộc Dự án “Mô hình CLB Teenyeeu 24h thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em trong xây dựng quy tắc ứng xử tại tổ chức giáo dục dưới góc nhìn giới và nâng cao năng lực truyền thông, góp ý xây dựng pháp luật về giới và tình dục” triển khai tại 3 địa phương là Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Quảng Bình từ tháng 6/2023 đến tháng 5/2024.
Tuyệt đối không thu các khoản ngoài quy định

Tuyệt đối không thu các khoản ngoài quy định

(PNTĐ) - Năm học 2024 - 2025, học sinh đầu cấp tại Hà Nội tăng khoảng 70.000 (chưa tính học sinh cấp mầm non) so với năm học 2023-2024. Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Hà Nội yêu cầu các đơn vị, trường học tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, tuyển sinh bằng hình thức trực tuyến để tránh quá tải. Đặc biệt, các trường tuyệt đối không được vận động, quyên góp, thu các khoản ngoài quy định khi tuyển sinh.
Phát động Cuộc thi viết “Sức khỏe học đường - Vì chất lượng nguồn nhân lực đất nước“

Phát động Cuộc thi viết “Sức khỏe học đường - Vì chất lượng nguồn nhân lực đất nước“

(PNTĐ) - Sáng 16/4, Tạp chí Công dân và Khuyến học tổ chức lễ ra mắt chuỗi tọa đàm và phát động cuộc thi viết "Sức khỏe học đường - Vì chất lượng nguồn nhân lực đất nước". Chuỗi tọa đàm và Cuộc thi viết là diễn đàn kết nối các chuyên gia, nhà báo, nhà giáo, phụ huynh, học sinh, sinh viên…