Luẩn quẩn “nhập - tách”

Chia sẻ

PNTĐ-Vài tháng trước, Bộ GD-ĐT khẳng định, kỳ thi THPT quốc gia 2017 có thể trở thành “hình mẫu” cho những năm tiếp theo. Song mới đây, Bộ GD-ĐT lại đưa ra dự kiến, sẽ có một số thay đổi...

 
Vài tháng trước, Bộ GD-ĐT khẳng định, kỳ thi THPT quốc gia 2017 đã thành công tốt đẹp và có thể trở thành “hình mẫu” cho những năm tiếp theo. Song mới đây, Bộ GD-ĐT lại đưa ra dự kiến, sẽ có một số thay đổi trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2018.
 
Luẩn quẩn “nhập - tách” - ảnh 1
Các em học sinh mong muốn chính sách thi cử sớm
ổn định để yên tâm học tập
 
Lại nhập bài thi tổ hợp?
 
Trong kỳ thi THPT quốc gia thí sinh sẽ làm 5 bài thi, gồm 3 bài thi độc lập: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ cùng 2 bài thi tổ hợp Khoa học tự nhiên (KHTN) và Khoa học xã hội (KHXH). Bài thi KHTN là tổ hợp các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học, còn bài thi KHXH là tổ hợp các môn Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân đối với giáo dục phổ thông; và tổ hợp môn Lịch sử và Địa lý đối với giáo dục thường xuyên. Thí sinh đã tốt nghiệp THPT dự thi để lấy kết quả xét tuyển vào ĐH, CĐ có thể chọn thi bài thi độc lập và/hoặc bài thi KHTN hoặc KHXH phù hợp với tổ hợp xét tuyển vào ngành, nhóm ngành theo quy định của các trường ĐH, CĐ. Trừ môn Văn thi tự luận, các môn còn lại thi trắc nghiệm khách quan.
 
Tuy nhiên, trong kỳ thi THPT quốc gia 2018, Bộ GD-ĐT đang dự kiến 2 phương án đối với bài thi tổ hợp. Phương án một, giữ nguyên bài thi tổ hợp với 3 đầu điểm cho từng môn thi thành phần giống như năm 2017. Phương án hai, mỗi bài thi tổ hợp có nội dung của 3 môn thành phần, nhưng được “trộn lẫn” thành một bài thi hoàn chỉnh, chấm điểm chung với 1 đầu điểm thống nhất của toàn bài thi, không tách thành 3 đầu điểm theo từng môn thi thành phần như năm 2017.
 
Nếu theo phương án hai, các trường có thể chọn 2 hoặc 3 bài thi trong số các bài thi của kỳ thi THPT quốc gia để xét tuyển, trong đó bắt buộc phải có một bài thi Ngữ văn hoặc Toán; hoặc một bài thi Ngữ văn hoặc Toán và một hoặc hai đầu điểm thi năng khiếu, điểm đánh giá năng lực do trường tổ chức hoặc điểm khác do trường lựa chọn quy định trong đề án tuyển sinh.
 
Bộ GD-ĐT cho rằng, việc đưa ra phương án mới đối với bài thi tổ hợp sẽ giúp việc tổ chức thi và chấm thi đơn giản, dần phát triển thành bài thi tích hợp đánh giá năng lực của thí sinh.

Đừng làm học sinh hoang mang
 
TS Trần Đình Lý, Trưởng phòng Đào tạo ĐH Nông lâm TP HCM cho rằng, Bộ GD-ĐT nên giữ nguyên phương án tuyển sinh số 1 như đã áp dụng trong kỳ thi THPT quốc gia 2017 với nhiều lý do. Thứ nhất, với tách riêng các bài thi trong tổ hợp môn thi giúp các trường chọn lọc được thí sinh theo nhu cầu. Chẳng hạn, có trường ĐH cần chọn thí sinh giỏi Hóa học, có trường cần thí sinh học tốt về Sinh học. Nếu nhập 3 bài thi thì các thí sinh sẽ không thể hiện được sở trường, năng lực trong từng môn. Thậm chí còn có tác dụng ngược là khiến các em có thái độ học lớt phớt, làng nhàng, mỗi môn học một chút chứ không biết sâu. Thứ hai, Bộ GD-ĐT không nên thay đổi thi cử quá nhiều gây hoang mang cho học sinh. “Xã hội rất dị ứng khi giáo dục năm nào cũng sửa đổi, cải tiến. Điều HS cần bây giờ là sớm đề ra một lộ trình giáo dục ổn định để tập trung học”.
 
Ông Trần Văn Tớp, Phó Hiệu trưởng trường ĐH Bách khoa Hà Nội cũng cho rằng, nếu “nhập 3 môn vào một bài thi và lấy điểm chung” có thể thuận lợi trong việc tổ chức thi và chấm thi, nhưng sẽ gây khó khăn cho thí sinh.
 
“Thường thì HS đã có định hướng môn thi từ năm lớp 10 như nếu chọn khối A thì tập trung học Toán, Vật lý, Hóa học hoặc khối B là Toán, Hóa học, Sinh học. Nay, nếu phải làm cả 3 môn đan xen của các khối thi khác nhau trong một bài thi tổng hợp để lấy một điểm chung duy nhất thì e rằng các em chuẩn bị không kịp”. Ông Tớp cũng cho rằng, kể cả có thay đổi thì phương án này cũng phải được công bố trước 1, 2 năm chứ không thể vào đầu năm học mới đưa ra dự kiến rồi lại áp dụng luôn vào kỳ thi cuối năm.
 
Hiệu trưởng một trường ĐH nhận định, kỳ thi THPT quốc gia 2017 rõ ràng chưa làm tốt khâu ra đề thi dẫn tới tình trạng “mưa điểm 9, 10” gây khó cho các trường ĐH trong xét tuyển. “Vì thế, vấn đề cần bàn tính ở đây không phải là “tách, nhập” bài thi tổ hợp hay không mà là cách ra đề thi ra sao để có thể đánh giá và phân hóa tốt năng lực thí sinh trong kỳ thi THPT quốc gia 2018”.

“Trả” quyền tuyển sinh về cho các trường?
 
Giữa lúc Bộ GD-ĐT vẫn đang loay hoay tìm ra phương án thi THPT quốc gia tối ưu thì nhiều ý kiến lại cho rằng, tốt hơn hết Bộ GD-ĐT hãy để cho các trường ĐH, CĐ được tự chủ trong tuyển sinh.
 
Ông Phan Thanh Bình - Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục Thanh niên Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội bày tỏ quan điểm, mục đích của hai kỳ thi xét tốt nghiệp THPT và tuyển sinh vào ĐH là khác nhau nên không thể nhập làm một. Vì thế, tốt nhất Bộ GD-ĐT hãy để các trường ĐH được tự chủ trong tuyển sinh. “Thi phổ thông là để đánh giá đa số thì đa số các em sẽ được 27 - 30 điểm, sau khi cộng điểm sẽ đạt tới mức 30 điểm. Như vậy là chúng ta đang lấy phổ thông áp vào thi đại học. Trong khi đó tuyển sinh đại học là tuyển chọn những em có năng lực phù hợp nhất với từng ngành nghề”.
 
Quan điểm của ông Bình cũng là quan điểm của nhiều trường ĐH. Ông Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM cũng cho rằng, chỉ có các trường ĐH mới biết mình muốn tuyển sinh thế nào.
 
Và vì thế, nhiều ý kiến mong đợi, Bộ GD-ĐT sẽ sớm tìm ra một phương án thi phù hợp, ổn định, phù hợp với nguyện vọng của thí sinh và các trường thay vì chỉ đưa ra được những sửa đổi nhỏ nhặt, gây hoang mang cho thí sinh nhưng lại không giải quyết được bản chất vấn đề.

Trung Thu

Tin cùng chuyên mục

Đồng hành cùng con “vượt vũ môn”

Đồng hành cùng con “vượt vũ môn”

(PNTĐ) - “Việc học thi là việc của con, việc của cha mẹ là hỗ trợ con làm tốt việc học của mình. Cha mẹ cần ý thức rõ vai trò hỗ trợ của mình mà không phải sống thay, quyết định thay cho con” – chuyên gia tâm lý Trần Thị Mạnh Linh cho biết.
 Quảng Bình: 350 học sinh, giáo viên và cha, mẹ tham gia Camp truyền thông CLB Teenyeeu 24h về giới và pháp luật

Quảng Bình: 350 học sinh, giáo viên và cha, mẹ tham gia Camp truyền thông CLB Teenyeeu 24h về giới và pháp luật

(PNTĐ) - Chương trình Camp truyền thông Teenyeeu nhằm giới thiệu hoạt động Dự án Mô hình CLB Teenyeeu 24h là hoạt động thuộc Dự án “Mô hình CLB Teenyeeu 24h thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em trong xây dựng quy tắc ứng xử tại tổ chức giáo dục dưới góc nhìn giới và nâng cao năng lực truyền thông, góp ý xây dựng pháp luật về giới và tình dục” triển khai tại 3 địa phương là Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Quảng Bình từ tháng 6/2023 đến tháng 5/2024.
Tuyệt đối không thu các khoản ngoài quy định

Tuyệt đối không thu các khoản ngoài quy định

(PNTĐ) - Năm học 2024 - 2025, học sinh đầu cấp tại Hà Nội tăng khoảng 70.000 (chưa tính học sinh cấp mầm non) so với năm học 2023-2024. Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Hà Nội yêu cầu các đơn vị, trường học tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, tuyển sinh bằng hình thức trực tuyến để tránh quá tải. Đặc biệt, các trường tuyệt đối không được vận động, quyên góp, thu các khoản ngoài quy định khi tuyển sinh.
Phát động Cuộc thi viết “Sức khỏe học đường - Vì chất lượng nguồn nhân lực đất nước“

Phát động Cuộc thi viết “Sức khỏe học đường - Vì chất lượng nguồn nhân lực đất nước“

(PNTĐ) - Sáng 16/4, Tạp chí Công dân và Khuyến học tổ chức lễ ra mắt chuỗi tọa đàm và phát động cuộc thi viết "Sức khỏe học đường - Vì chất lượng nguồn nhân lực đất nước". Chuỗi tọa đàm và Cuộc thi viết là diễn đàn kết nối các chuyên gia, nhà báo, nhà giáo, phụ huynh, học sinh, sinh viên…