Kỳ thi THPT quốc gia đến năm 2020: “Giữ nguyên hiện trạng”

Chia sẻ

PNTĐ-Mới đây, Bộ GD-ĐT đã có thông báo chính thức về việc tổ chức kỳ thi THPT quốc gia và tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy từ năm 2018.

 
Sau khi đưa ra dự kiến thay đổi trong kỳ thi THPT quốc gia 2018 gây hoang mang trong học sinh (báo Phụ nữ Thủ đô số 37 đã có bài phản ánh), mới đây, Bộ GD-ĐT đã có thông báo chính thức về việc tổ chức kỳ thi THPT quốc gia và tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy từ năm 2018. 
 
Kỳ thi THPT quốc gia đến năm 2020: “Giữ nguyên hiện trạng” - ảnh 1
Từ năm 2018, kỳ thi THPT quốc gia sẽ giữ ổn định
theo lộ trình “3 năm”
 
Theo đó, kỳ thi sẽ giữ nguyên bài thi, môn thi, hình thức thi như đã tổ chức năm 2017 cho tới năm 2020. Kỳ thi vẫn có 5 bài thi gồm: 3 bài thi độc lập là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 2 bài thi tổ hợp Khoa học tự nhiên (tổ hợp các môn: Vật lý, Hóa học, Sinh học), Khoa học xã hội (tổ hợp các môn: Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân).
 
Ngoài bài thi Ngữ văn thi theo hình thức tự luận, các bài thi còn lại thi theo hình thức trắc nghiệm. Các câu hỏi có nội dung nằm trong chương trình lớp 12, với 60% kiến thức cơ bản và 40% kiến thức nâng cao được sắp xếp từ dễ đến khó để giúp phân loại học sinh.
 
Bộ giữ nguyên bài thi tổ hợp với 3 đầu điểm cho từng môn thi thành phần như năm 2017. Tuy nhiên, từ kỳ thi năm 2021 thí sinh có thể sẽ thi trên máy tính.

Tránh lo lắng cho thí sinh
 
Lý giải về việc vẫn giữ nguyên bài thi tổ hợp thay vì dự kiến thay đổi theo hướng mỗi bài thi tổ hợp có nội dung của 3 môn thành phần nhưng được bố trí thành một bài thi hoàn chỉnh, chấm điểm chung với một đầu điểm thống nhất của toàn bài thi, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết: Ban đầu, Bộ dự kiến thay đổi nhằm tạo điều kiện cho khâu tổ chức và chấm thi đơn giản hơn.
 
Tuy nhiên, qua phản hồi từ phía các trường, việc thay đổi có thể sẽ gây ảnh hướng tới các thí sinh vì các em đã định hướng thi theo khối xét tuyển ĐH từ những năm trước. Ngoài ra, thực tế tuyển sinh năm 2017 cho thấy, không có nhiều trường ĐH xây dựng tổ hợp xét tuyển dựa trên kết quả toàn bài thi Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội. Đa phần các trường đều sử dụng điểm của các môn thi thành phần. Vì thế, nếu thay đổi theo cách thi mới sẽ liên quan đến việc các trường ĐH sử dụng kết quả thi để xét tuyển phải xây dựng lại phương án tuyển sinh.
 
Từ kỳ thi năm 2018, dù phương thức thi giữ nguyên nhưng Bộ GD-ĐT khẳng định chất lượng thi sẽ được nâng cao. Cụ thể, Bộ tiếp tục xây dựng ngân hàng câu hỏi thi chuẩn hóa, nâng cao độ phân hóa của đề thi theo chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, từng bước định hướng nội dung theo lộ trình triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới.
 
Đặc biệt từ năm 2018, kỳ thi THPT quốc gia sẽ kiểm tra cả kiến thức học sinh đã được học từ lớp 11 thay vì chỉ tập trung vào lớp 12 như trước. Bộ GD-ĐT đã giao Cục Quản lý chất lượng tiếp tục triển khai xây dựng ngân hàng câu hỏi thi chuẩn hóa, tăng cường mức độ phân hóa cho đề thi. Cũng có thể hiểu, độ “khó” trong đề thi sẽ tăng hơn. Bộ cũng sẽ sớm công bố đề thi minh họa trong thời gian tới để các nhà trường và học sinh tham khảo.

Các trường đại học cũng “ổn định” tuyển sinh
 
Ngay sau khi Bộ GD-ĐT công bố phương án thi, nhiều trường ĐH đã bày tỏ quan điểm ủng hộ và về cơ bản sẽ giữ nguyên phương thức tuyển sinh như các năm trước.
 
Ông Bùi Đức Triệu, Trưởng phòng Quản lý Đào tạo, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân Hà Nội cho rằng, việc Bộ GD-ĐT chính thức công bố phương thức thi, tuyển sinh cho 3 năm và định hướng cho những năm tiếp theo là rất cần thiết. Qua đây, thầy và trò sẽ ổn định tâm lý, chủ động hơn trong việc dạy, học.
 
TS Nguyễn Văn Khải - Trưởng phòng đào tạo trường ĐH Y dược Hải Phòng cho rằng, năm 2017, việc có quá nhiều HS đạt điểm 10 trong kỳ thi THPT quốc gia chứng tỏ đề thi phân hóa học sinh chưa tốt, gây khó khăn cho các trường ĐH trong xét tuyển đầu vào. Tới đây, khi xây dựng ngân hàng câu hỏi theo hướng nâng cao độ phân hóa của đề thi như lộ trình đặt ra, phải làm sao để phổ điểm của thí sinh chỉ nên tập trung nhiều ở mức điểm khá (6-8 điểm). Còn lại, số ít thí sinh xuất sắc mới có thể đạt được điểm 9,10.
 
Thầy Trần Đình Lý, Trưởng phòng Đào tạo ĐH Nông Lâm TP Hồ Chí Minh cho rằng: lộ trình đến năm 2021 thí sinh làm bài thi trên máy tính là khó khả thi. Có chăng, chỉ áp dụng được ở những nơi có điều kiện cơ sở hạ tầng thuận lợi ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng..  chứ khó áp dụng trên quy mô quốc gia với các vùng, miền khác nhau. Năm2018, về cơ bản trường vẫn sẽ giữ nguyên phương thức xét tuyển như năm 2017 là  dựa trên kết quả thi THPT quốc gia.
 
Tại trường ĐH Bách khoa Hà Nội, để chuẩn bị cho tuyển sinh 2018, trường đang có kế hoạch rà soát lại chất lượng sinh viên tuyển sinh dựa vào kỳ thi THPT quốc gia trong ba năm qua. Nếu kết quả đầu vào và chất lượng học tập của sinh viên đang học tại trường  không có sự “vênh” nhau thì trường nhiều khả năng cũng sẽ ổn định phương thức tuyển sinh. Việc thay đổi, nếu có, là khi kết quả học tập của sinh viên bị cách biệt so với kết quả đầu vào.
 
Tuy nhiên, hiệu trưởng một trường ĐH cho biết:  Thực tế tại trường ghi nhận có những SV trúng tuyển dựa theo kết quả “THPT quốc gia” học không tốt bằng thí sinh trúng tuyển kỳ thi tuyển sinh vào trường như trước. Nhưng vị hiệu trưởng này cũng nhận định, kỳ thi THPT quốc gia rõ ràng đã giảm được tốn kém cho xã hội, giảm căng thẳng cho học sinh và cũng giúp các trường ĐH “nhàn” hơn. Vì thế, vị này ủng hộ thi chung nhưng điều Bộ GD-ĐT cần làm là nâng cao chất lượng đề thi để kết quả phản ánh đúng thực chất năng lực học của học sinh.

Trung Thu

Tin cùng chuyên mục

Đồng hành cùng con “vượt vũ môn”

Đồng hành cùng con “vượt vũ môn”

(PNTĐ) - “Việc học thi là việc của con, việc của cha mẹ là hỗ trợ con làm tốt việc học của mình. Cha mẹ cần ý thức rõ vai trò hỗ trợ của mình mà không phải sống thay, quyết định thay cho con” – chuyên gia tâm lý Trần Thị Mạnh Linh cho biết.
 Quảng Bình: 350 học sinh, giáo viên và cha, mẹ tham gia Camp truyền thông CLB Teenyeeu 24h về giới và pháp luật

Quảng Bình: 350 học sinh, giáo viên và cha, mẹ tham gia Camp truyền thông CLB Teenyeeu 24h về giới và pháp luật

(PNTĐ) - Chương trình Camp truyền thông Teenyeeu nhằm giới thiệu hoạt động Dự án Mô hình CLB Teenyeeu 24h là hoạt động thuộc Dự án “Mô hình CLB Teenyeeu 24h thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em trong xây dựng quy tắc ứng xử tại tổ chức giáo dục dưới góc nhìn giới và nâng cao năng lực truyền thông, góp ý xây dựng pháp luật về giới và tình dục” triển khai tại 3 địa phương là Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Quảng Bình từ tháng 6/2023 đến tháng 5/2024.
Tuyệt đối không thu các khoản ngoài quy định

Tuyệt đối không thu các khoản ngoài quy định

(PNTĐ) - Năm học 2024 - 2025, học sinh đầu cấp tại Hà Nội tăng khoảng 70.000 (chưa tính học sinh cấp mầm non) so với năm học 2023-2024. Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Hà Nội yêu cầu các đơn vị, trường học tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, tuyển sinh bằng hình thức trực tuyến để tránh quá tải. Đặc biệt, các trường tuyệt đối không được vận động, quyên góp, thu các khoản ngoài quy định khi tuyển sinh.
Phát động Cuộc thi viết “Sức khỏe học đường - Vì chất lượng nguồn nhân lực đất nước“

Phát động Cuộc thi viết “Sức khỏe học đường - Vì chất lượng nguồn nhân lực đất nước“

(PNTĐ) - Sáng 16/4, Tạp chí Công dân và Khuyến học tổ chức lễ ra mắt chuỗi tọa đàm và phát động cuộc thi viết "Sức khỏe học đường - Vì chất lượng nguồn nhân lực đất nước". Chuỗi tọa đàm và Cuộc thi viết là diễn đàn kết nối các chuyên gia, nhà báo, nhà giáo, phụ huynh, học sinh, sinh viên…