Bảo vệ tốt hơn quyền lợi phụ nữ

Chia sẻ

PNTĐ-Quy định mới này nhằm bảo đảm tính chặt chẽ về pháp lý, giảm thiểu mâu thuẫn trong hộ gia đình và minh bạch trong giao dịch quyền sử dụng đất.

 
Theo Thông tư số 33/2017/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường (có hiệu lực từ ngày 5/12), trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) phải “ghi tên tất cả thành viên hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất” thay vì một người đại diện như trước đây. Quy định mới này nhằm bảo đảm tính chặt chẽ về pháp lý, giảm thiểu mâu thuẫn trong hộ gia đình và minh bạch trong giao dịch quyền sử dụng đất.
 
Bảo vệ tốt hơn quyền lợi phụ nữ  - ảnh 1
Người dân thực hiện thủ tục làm sổ đỏ tại Văn phòng đăng ký
nhà đất Hà Nội
 
Hạn chế phức tạp nảy sinh
 
Ông Mai Văn Phấn - Phó Cục trưởng Cục Đăng ký đất đai, Tổng cục Quản lý Đất đai (Bộ Tài nguyên Môi trường) cho biết, trước đây chúng ta quy định chủ thể trong việc sử dụng quản lý đất đai là hộ gia đình nên đã ghi tên chủ gia đình hoặc chủ hộ gia đình trên sổ đỏ. Việc này dẫn tới một thực tế là những người có quyền sử dụng đất đã được Nhà nước giao nhưng không được pháp luật công nhận có quyền trên sổ đỏ. Khi thị trường đất đai, quyền sử dụng đất được mở rộng, nhất là ở những trường hợp bị Nhà nước thu hồi đất và có chính sách đền bù, hỗ trợ những người bị thu hồi đất thì trong nội bộ các hộ gia đình phát sinh tranh chấp quyền sử dụng giữa các thành viên và các cơ quan Nhà nước cũng khó xác định được rạch ròi, rõ ràng thành viên nào đủ quyền được hỗ trợ.
 
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Trương Minh Hoàng  khẳng định việc cần thiết phải ghi tên các thành viên trong gia đình vào sổ đỏ bởi trên thực tế có nhiều vụ việc kiện tụng phức tạp liên quan tranh chấp quyền sử dụng đất và tòa án phải vào cuộc để giải quyết. “Việc liệt kê các thành viên trong gia đình là cần thiết, sau này hưởng quyền thừa kế, thứ nữa có tranh chấp xảy ra thì người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đặc biệt nếu vợ chồng, con dâu ly hôn thì đều được hưởng tài sản. Sau này nếu một thành viên nào đó trong gia đình mang giấy đó đi cầm cố, sang nhượng mà không có tất cả các thành viên có tên trong sổ ký thì việc mua bán đó không có giá trị.
 
Bên cạnh đó, quy định trên cũng là một cách để kiểm kê tài sản của những người cần phải kê tài sản, góp phần đấu tranh phòng chống tham nhũng, ngăn chặn được việc lợi dụng kẽ hở hiện nay nhằm cho con cái đứng tên tài sản hoặc cố tình không kê khai tài sản”. Tuy nhiên, cũng như nhiều người dân khác, ông Hoàng mong muốn, Thông tư mới tuyệt đối không làm phát sinh thêm thủ tục, mất thời gian, tăng chi phí cho người dân

Không phát sinh thủ tục phiền hà
 
Ông Mai Văn Phấn khẳng định: Việc ghi tên các thành viên gia đình trong sổ đỏ không áp dụng cho tất cả các trường hợp được cấp sổ đỏ từ 5/12, mà chỉ có một số đối tượng bị điều chỉnh. Theo quy định, những trường hợp Nhà nước giao đất cho các hộ gia đình không thu tiền như: giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cho các thành viên trong hộ gia đình, thì đó là tài sản chung của hộ gia đình. Trường hợp này mới phải ghi đủ tên các thành viên trong gia đình có chung tài sản, có chung quyền sử dụng đất. Ngoài ra, nếu cá nhân tự tạo lập nhà cửa, đất đai thì vẫn sẽ ghi tên chủ sở hữu đất là chính cá nhân đó, như quy định trước đây; nếu tài sản được hình thành trong quá trình hôn nhân, được ghi nhận là vợ và chồng cùng tạo lập thì sẽ đứng tên chung như bình thường, không phải ghi tên các thành viên trong cùng hộ khẩu.  
 
Quy định mới không làm tăng thêm thủ tục hành chính gây phiền hà cho người dân. Thông tư 33 đưa ra hai phương án cho các thành viên hộ gia đình lựa chọn. Thứ nhất, các thành viên hộ gia đình có thể cử một người đại diện đứng tên và trên sổ đỏ vẫn chỉ ghi tên là đại diện cho hộ gia đình chứ không phải ghi như trước kia là hộ ông X, hộ bà Y.
 
Việc chỉ ghi là đại diện hộ gia đình trên sổ đỏ cũng nhằm ngăn ngừa tình huống lợi dụng việc được ghi tên riêng để tự ý chuyển nhượng, làm mất quyền lợi của các thành viên khác có chung quyền sử dụng đất. Thứ hai, nếu các thành viên có chung quyền sử dụng đất trong hộ gia đình đều muốn ghi tên sẽ ghi tên tất cả trên sổ đỏ và Thông tư 33 đã ra các quy định cụ thể về cách thức thực hiện để không phát sinh thêm thủ tục. Ví dụ ghi tên 4 thành viên trong gia đình trên sổ đỏ thì chỉ cần một người làm thủ tục chứ không phải cả 4 người cùng phải đi làm thủ tục.

Phương Dung - Hạnh Lê

Tin cùng chuyên mục

Các đơn vị ra quân đảm bảo ANTT, TTATGT bảo vệ Sea Games 31

Các đơn vị ra quân đảm bảo ANTT, TTATGT bảo vệ Sea Games 31

Vừa qua, các đơn vị thuộc Công an huyện Đông Anh đã phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể thuộc BCĐ 197 các xã, thị trấn đồng loạt tổ chức lễ ra quân đảm bảo an ninh trật tự, trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị, trật tự công cộng trên địa bàn huyện trong đợt cao điểm bảo vệ Sea Games 31 tại trụ sở Công an huyện.
Hội nghị trực tuyến nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết số 09 của Đảng uỷ Công an Thành phố

Hội nghị trực tuyến nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết số 09 của Đảng uỷ Công an Thành phố

Sáng ngày 9/5/2022, Trung tướng Nguyễn Hải Trung- Bí thư Đảng uỷ, Giám đốc Công an Thành phố Hà Nội đã chủ trì Hội nghị trực tuyến và trực tiếp quán triệt Nghị quyết số 09 ngày 03/3/2022 của Đảng uỷ Công an Thành phố về xây dựng đội ngũ lãnh đạo, chỉ huy các cấp đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
10.000 người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện ngay sau lễ ra quân

10.000 người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện ngay sau lễ ra quân

Sáng 8/5, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam phối hợp với Bưu điện Việt Nam tổ chức “Lễ ra quân hưởng ứng Tháng vận động triển khai BHXH toàn dân - Truyền thông, vận động người dân tham gia BHXH tự nguyện, bảo hiểm y tế hộ gia đình”. Lễ ra quân được tổ chức từ cấp Trung ương đến cấp tỉnh, huyện trên phạm vi cả nước.