Hơn 10 năm vẫn “treo” nhiều hạng mục

Chia sẻ

PNTĐ-Mặc dù được đưa vào sử dụng đã hơn 10 năm, nhưng nhiều hạng mục ở khu đất đấu giá Tứ Hiệp - Ngũ Hiệp (huyện Thanh Trì) đến nay vẫn còn dang dở.

 
Mặc dù được đưa vào sử dụng đã hơn 10 năm, nhưng nhiều hạng mục ở khu đất đấu giá Tứ Hiệp - Ngũ Hiệp (huyện Thanh Trì) đến nay vẫn còn dang dở. Nhiều diện tích đất bị bỏ hoang trở thành nơi tập kết rác thải, phế liệu… khiến người dân bức xúc.
 
Hơn 10 năm vẫn “treo” nhiều hạng mục - ảnh 1
Rác thải, phế thải tại khu vực xây dựng vườn hoa, sân chơi
khu đấu giá Tứ Hiệp
 
Được biết, ngày 20/10/2003 UBND TP.Hà Nội có Quyết định số 6214/QĐ-UB về việc thu hồi 166.893m2 đất tại xã Ngũ Hiệp (Thanh Trì) tạm giao cho Ban Quản lý dự án huyện Thanh Trì lập phương án bồi thường giải phóng mặt bằng (GPMB) triển khai Dự án hạ tầng kỹ thuật khu đất xây dựng nhà ở để đấu giá quyền sử dụng đất.
 
Ngày 7/2/2005, UBND TP Hà Nội đã có Quyết định số 15/2005/QĐ-UB về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết khu đấu giá quyền sử dụng đất của khu theo tỷ lệ 1/500 và cho ban hành quy chế đấu giá theo quyền sử dụng đất để xây dựng nhà ở của khu theo Quyết định 03/2010/QĐ-UBND ngày 31/5/2010.
 
 Khu đất đấu giá có diện tích 177.053m2 nằm trên địa giới 2 xã Tứ Hiệp và Ngũ Hiệp được UBND huyện Thanh Trì GPMB, xây dựng hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh. Mục tiêu của quy hoạch nhằm xây dựng khu dân cư mới đồng bộ hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật, gắn kết với khu dân cư và cơ quan hiện có để bảo đảm cảnh quan, phát triển bền vững cho toàn khu vực. Cùng với đó là khai thác hiệu quả quỹ đất, đáp ứng một phần nhu cầu về nhà ở của người dân, huy động được nhiều nguồn vốn cùng tham gia đầu tư xây dựng.
 
Theo đó, khu vực Đông - Nam khu đất là xây dựng các công trình hỗn hợp, nhà ở cao tầng kết hợp dịch vụ công cộng giáp với quy hoạch đường vành đai 4. Trung tâm khu đất là trường tiểu học, nhà trẻ mẫu giáo, sân thể dục thể thao, vườn hoa, cây xanh, nhà ở biệt thự kết hợp cây xanh nhằm tạo không gian thoáng... Có thể thấy, khu đất này mang lại nhiều giá trị về không gian sống cho người dân.
 
Tuy nhiên, bất cập ở chỗ, dù đã hơn 10 năm đưa vào sử dụng, nhưng đến nay, nhiều hạng mục khu đất đấu giá này vẫn chưa hoàn thiện. Bà Đỗ Thị Quyền, người dân sống tại khu vực cho biết, phần đất diện tích 2.000m2 được quy hoạch làm sân chơi, vườn hoa đã  trở thành nơi tập kết rác thải, vật liệu xây dựng. Hay tại khu đất để trồng cây xanh giáp tuyến đường mới mở nối thông sang bệnh viện Nội tiết và Khu đô thị Pháp Vân (quận Hoàng Mai), cỏ mọc um tùm, rác cũng xuất hiện từng đống lớn, bé. “Những chỗ đó là ổ phát sinh ruồi muỗi, chúng tôi chỉ mong vườn hoa, công viên sớm được mọc lên nhưng cứ “ngóng” hoài chưa thấy” – bà Quyền nói.
 
Còn theo khảo sát của phóng viên, trên khu đất cây xanh ở phía Tây và Tây Nam, giáp khu dân cư, doanh trại quân đội và Nhà máy Z179 - Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng hiện nay mới chỉ được trồng hơn chục cây cau tiến vua. Song có lẽ do đã được trồng từ rất lâu rồi lại không được chăm sóc thường xuyên nên cây còi cọc, xơ xác. Một số vị trí kế bên được người dân rào chắn để trồng rau, san phẳng để dựng tạm nhà xưởng.
 
Ông Nguyễn Trung Kiên, Phó Chủ tịch UBND xã Tứ Hiệp cho biết, từ khi khu vực này hình thành đến nay, xã vẫn chưa nhận được bất kỳ bàn giao nào của Ban Quản lý dự án huyện Thanh Trì. Do vậy, chính quyền địa phương chỉ nỗ lực gìn giữ bảo đảm công tác trật tự đô thị trên khu đất. Theo ông Kiên, diện tích đất ở phía Tây và Tây Nam khu vực này trước là ao, ruộng, đất xen kẹt giáp khu tập thể Nhà máy Z179. Từ khi khu đất đấu giá Tứ Hiệp - Ngũ Hiệp hình thành, làm hạ tầng, người dân đã tự trổ cửa và lấn chiếm xây bể nước, nhà vệ sinh. UBND xã đã tổ chức cưỡng chế, phá bỏ, nhưng vì chưa được bàn giao cụ thể nên chỉ ngăn chặn các hành vi xây dựng và duy trì việc giữ gìn văn minh đô thị.
 
Trước những nội dung phản ánh của phóng viên, ông Nguyễn Tiến Cường - Phó Chủ tịch UBND huyện Thanh Trì đã ghi nhận những vấn đề này và cho biết, huyện nắm được vấn đề này. Huyện đã giao các phòng chức năng tập trung giải quyết và sẽ có báo cáo trong thời gian sớm nhất.
 
Việc quy hoạch và đưa vào sử dụng khu đất đấu giá Tứ Hiệp - Ngũ Hiệp là chủ trương đúng của thành phố trong nỗ lực xây dựng một đô thị văn minh, hiện đại. Đề nghị UBND huyện Thanh Trì sớm chỉ đạo và giải quyết dứt điểm các tồn tại để tránh lãng phí đất đai, gây ô nhiễm môi trường và mất mỹ quan đô thị.

Hà My

Tin cùng chuyên mục

Người dân Triều Khúc lao đao vì thiếu nước sinh hoạt

Người dân Triều Khúc lao đao vì thiếu nước sinh hoạt

(PNTĐ) - Người dân thôn Triều Khúc (Thanh Trì, Hà Nội) vừa trải qua một tuần thiếu nước sinh hoạt. Để tiết kiệm nước, họ phải tận dụng cả nước rửa rau để rửa bát, thậm chí không dám tắm hàng ngày vì lo ngại nguồn nước có thể bị cắt bất cứ lúc nào.
Làm thế nào để bảo vệ tiền tiết kiệm gửi tại ngân hàng?

Làm thế nào để bảo vệ tiền tiết kiệm gửi tại ngân hàng?

(PNTĐ) - Vụ việc một khách hàng bị “bốc hơi” 58 tỷ đồng tại Ngân hàng MSB vẫn đang là câu chuyện nóng hổi, khiến nhiều người có tiền gửi tiết kiệm hoang mang. Và, làm thế nào để bảo vệ tiền gửi tại ngân hàng (nơi được cho là an toàn nay bỗng nhiên trở nên rủi ro) là chủ đề đang được nhiều người dân quan tâm hiện nay.
Hàng trăm người dân “khát” nước sạch vì dự án treo

Hàng trăm người dân “khát” nước sạch vì dự án treo

(PNTĐ) - Nhiều năm nay, tại xã Phú Sơn, huyện Ba Vì, Hà Nội, hàng trăm người dân sinh sống ở khu vực Nông trường dứa Suối Hai và thôn Phú Mỹ C không có nước sạch để sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày. Dù đã nhiều lần kiến nghị lên các cấp, các ngành song tình trạng “khát” nước sạch vẫn chưa được giải quyết, khiến cuộc sống của người dân nơi đây gặp không ít khó khăn.
Hàng trăm hộ dân kêu cứu

Hàng trăm hộ dân kêu cứu

(PNTĐ) - Hàng trăm hộ dân ở hai xã Phú Sơn và Thái Hoà, huyện Ba Vì, Hà Nội rơi vào cảnh sống khó khăn do bị “mắc kẹt” bởi Dự án đầu tư xây dựng công viên nghĩa trang Yên Kỳ mở rộng (giai đoạn 1) chậm tiến độ, chưa chi trả tiền đền bù giải phóng mặt bằng. Hơn 13 năm nay, người dân, cử tri đã nhiều lần “kêu cứu”, chính quyền địa phương cũng đã có kiến nghị. Song cho đến nay, dự án vẫn “giậm chân tại chỗ”.