Cấp bách xây dựng khung pháp lý quản lý tiền ảo

Chia sẻ

PNTĐ-Trước những hệ lụy to lớn trong giao dịch tiền ảo, việc quản lý chặt hoạt động đầu tư, kinh doanh tiền ảo đang trở thành yêu cầu bức thiết.

Khoảng 32.000 người đã “đổ” một khoản tiền rất lớn: 15.000 tỉ đồng (tương đương với tổng số vốn điều lệ của 5 ngân hàng gộp lại) vào dự án tiền ảo iFan của công ty Modern Tech nhằm kiếm lợi nhuận lớn nhưng, tất cả đang có nguy cơ mất trắng tài sản, tiền bạc. 
 
Vụ việc là minh chứng cho thấy rủi ro lớn của hoạt động đầu tư vào tiền ảo – loại tiền chưa được pháp luật Việt Nam công nhận. Tuy nhiên, bất chấp những hậu quả nặng nề, đã và đang có nhiều cá nhân, tổ chức đầu cơ hoặc miệt mài “đào” tiền ảo hàng ngày khiến cho tiền ảo không chỉ gia tăng mạnh mà còn biến tướng sang nhiều hình thức khác như đa cấp, lừa đảo...
 
Theo LS Trương Thanh Đức – Chủ tịch Hội đồng thành viên công ty luật Basico, tiền ảo không dựa vào giao dịch hoạt động nào mà hoàn toàn do những người quan tâm xác định giá trị với nhau nên giá cả khôn lường, có thể lên rất cao mà có thể xuống rất thấp, sẽ thay đổi bất cứ lúc nào, được mất cũng không ai khẳng định, khi xảy ra điều gì pháp luật cũng không có ai bảo vệ. Trước những hệ lụy to lớn này, việc quản lý chặt hoạt động đầu tư, kinh doanh tiền ảo đang trở thành yêu cầu bức thiết. Thực tế, nhiều nước trên thế giới đã và đang thắt chặt quản lý tiền ảo bằng quy định pháp luật chặt chẽ.
 
Chuyên gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu cho biết thêm, chừng nào hàng loạt câu hỏi liên quan đến việc đầu tư, kinh doanh, quản lý tiền ảo… vẫn còn bỏ ngỏ thì chừng đó, tiền ảo vẫn là mảnh đất màu mỡ để rủi ro len lỏi khắp ngõ ngách trong cuộc sống và “hút hồn” người chơi bằng những lợi nhuận hấp dẫn nhưng đầy rủi ro. Thậm chí, không loại trừ nguy cơ một số đối tượng xấu lợi dụng, sử dụng các loại tiền ảo là công cụ để thực hiện việc rửa tiền, chuyển tài sản ra nước ngoài nhanh chóng, bất hợp pháp. 
 
Còn tại Hà Nội, UBND TP vừa ban hành công văn yêu cầu các đơn vị liên quan tăng cường quản lý các hoạt động liên quan tới tiền ảo để phát hiện, ngăn chặn và báo cáo UBND TP, các bộ, ngành liên quan xử lý kịp thời theo thẩm quyền các hành vi vi phạm pháp luật liên quan tới hoạt động tiền ảo, đặc biệt là hoạt động tài chính, kinh doanh theo phương thức đa cấp, lừa đảo trên mạng Internet qua tiền ảo hoặc mạo danh đầu tư, kinh doanh tiền ảo để chiếm đoạt tài sản. Sở Thông tin Truyền thông được giao nhiệm vụ chủ trì, phối hợp Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hà Nội thông tin, tuyên truyền để cảnh báo, nâng cao nhận thức của người dân về những rủi ro, hệ lụy liên quan đến việc mua bán, giao dịch, đầu tư và kinh doanh tiền ảo.
 
Nguyễn Hương

Tin cùng chuyên mục

Hội LHPN Hà Nội tập huấn công tác đối ngoại năm 2024

Hội LHPN Hà Nội tập huấn công tác đối ngoại năm 2024

(PNTĐ) - Chiều 19/4, Hội LHPN Hà Nội tổ chức tập huấn công tác đối ngoại năm 2024 với chuyên đề: "Hiệp định Giơnevơ - Ý nghĩa lịch sử với tình hình Việt Nam và thế giới hiện nay”. Phó Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội Lê Thị Thiên Hương đến dự.
 Thủ đoạn mới: Gắn định vị vào gói hàng ma tuý để thả trôi trên biển

Thủ đoạn mới: Gắn định vị vào gói hàng ma tuý để thả trôi trên biển

(PNTĐ) - Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Quang, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (C04 - Bộ Công an) cho biết, thời gian qua, lực lượng chức năng phát hiện nhiều gói ma túy được đóng gói và có thiết bị định vị, để rồi sau đó các đối tượng buôn bán trục vớt mang đi tiêu thụ.
Công bố biểu trưng Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2024-2029

Công bố biểu trưng Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2024-2029

(PNTĐ) - Biểu trưng Đại hội đại biểu toàn quốc Hội LHTN Việt Nam lần thứ IX là hình ảnh kết hợp cấu trúc chữ tượng hình từ số lần Đại hội, biểu hiện thông qua chữ số IX, là sự tích hợp các hình tượng tiêu biểu xoay quanh biểu trưng Thanh niên Việt Nam.