Giới hạn nào cho những hư cấu lịch sử?

Chia sẻ

PNTĐ-Gần đây, dư luận xôn xao khi tiểu thuyết “Chim ưng và chàng đan sọt” của tác giả Bùi Việt Sĩ được trao giải C giải “Sách hay”.

 
Gần đây, dư luận xôn xao khi tiểu thuyết “Chim ưng và chàng đan sọt” của tác giả Bùi Việt Sĩ được trao giải C giải “Sách hay” của giải Sách Quốc gia có đoạn tả cảnh ân ái khá “trần trụi” của nhân vật lịch sử Trần Khánh Dư và công chúa Thiên Thụy, với ngôn ngữ bị cho là dung tục, phản cảm. 
 
Sự việc này đã làm dấy lên những luồng tranh luận xoay quanh 2 vấn đề: Đâu là giới hạn cho những hư cấu lịch sử? Nhất là khi những hư cấu ấy lại động chạm chuyện “nhạy cảm” liên quan đến các vị anh hùng hào kiệt dân tộc.
 
Giới hạn nào cho những hư cấu lịch sử?  - ảnh 1
Bìa tiểu thuyết gây tranh cãi “Chim ưng và chàng đan sọt”

 
Vì sao “Chim ưng và chàng đan sọt” làm “nóng” dư luận?
 
Những ngày qua, dư luận khá “sục sôi” về những chi tiết miêu tả cảnh ân ái giữa nhân vật lịch sử Trần Khánh Dư và công chúa Thiên Thụy. Trên nhiều trang mạng xã hội, độc giả đã chụp và chia sẻ cho nhau đoạn văn miêu tả cảnh này. Có rất nhiều người cho rằng nói về lịch sử mà thô tục, cảnh ân ái được miêu tả quá hiện đại khiến người ta nghĩ đến chốn lầu xanh hơn là với nhân vật lịch sử. Tuy nhiên, cũng có ý kiến “thoáng” hơn cho rằng, chúng ta đang quá gay gắt và cổ hủ khi đánh giá, bởi nhân vật lịch sử Trần Khánh Dư dù là lịch sử thì cũng là con người, cũng có những cảm xúc như… người thường. 
 
Với tiểu thuyết “Chim ưng và chàng đan sọt”, đây là tiểu thuyết lịch sử viết về nhân vật Phạm Ngũ Lão, một anh hùng xuất thân từ bình dân. Cùng với Phạm Ngũ Lão, các tuyến nhân vật đi cùng là các hình tượng về Trần Hưng Đạo, Trần Khánh Dư… trong cuộc chiến chống quân Nguyên Mông.
 
BTC giải Sách Quốc gia cho biết, cuốn sách được trao giải vì viết suôn sẻ, thanh thoát, dễ đọc, chủ đề rõ ràng là ca ngợi truyền thống đánh giặc ngoại xâm anh hùng của dân tộc kết hợp chủ đề yêu nước của văn học nước nhà, cuốn sách từng được Hội Nhà văn Việt Nam trao giải Nhì cho cuộc thi tiểu thuyết (không có giải Nhất), tức là cũng đã được khẳng định ở những giải thưởng có uy tín. Tuy nhiên, cho đến khi được trao giải “Sách hay”, cuốn sách mới gây ồn ào và khiến dư luận chú ý vì cảnh miêu tả sex trong tác phẩm.
 
Chia sẻ với các báo, nhà văn Bùi Việt Sỹ cho rằng, tác phẩm không dung tục, mà những chi tiết miêu tả chân thực cảnh ái ân chỉ giúp khắc họa sự mạnh mẽ của nhân vật Trần Khánh Dư, đúng như mong muốn của ông là xây dựng một Trần Khánh Dư rất “đời” và đây chỉ là chi tiết nhỏ điểm xuyết trong tác phẩm. Ông cũng nói hãy đọc và cảm nhận cả tác phẩm chứ không nên tập trung vào vài chi tiết nhỏ. 
 
Cần có bút lực và biết chọn lọc
 
Nhà văn Alexander Dumas có một câu nói nổi tiếng, được coi là phương châm sống còn của văn chương lịch sử: “Lịch sử chỉ là cái đinh để nhà văn treo bức tranh của mình”. Quá khứ phản ánh trong sự liệu là một quá khứ đầy những lỗ hổng. Bằng phép thuật văn chương, các nhà văn lấp đầy những hố sâu mù mờ ấy bằng chất sáng tạo của riêng mình. Quá khứ, nhờ đó mà hiện lên sinh động, dễ hình dung và gợi cảm hơn. Một cuộc bắt tay thú vị giữa sử gia và nhà văn. Sử gia xác lập lịch sử bằng “cái đinh”, bằng những cột mốc, nhân vật và sự kiện. Còn nhà văn “vẽ” lịch sử bằng phép thuật hư cấu của văn chương, treo nó lên đúng chỗ “cái đinh” ấy.
 
Ta đều biết Tam Quốc diễn nghĩa chỉ có 3 phần đúng 7 phần hư cấu. Hay như chính Alexandre Dumas với bộ ba tiểu thuyết Ba chàng lính ngự lâm, Hai mươi năm sau, Cái chết của ba chàng lính ngự lâm cũng bị cho là “đứa con hoang của lịch sử”. Vậy tại sao các tác phẩm ấy vẫn được xem xếp vào hàng kinh điển của văn học? 
 
Quay trở lại mục đích của văn chương lịch sử là “lấp đầy” lỗ hổng quá khứ. Những chi tiết hư cấu đưa vào tác phẩm cũng phải xoay quanh phục vụ mục đích đó. Theo lời nhà thơ Vũ Quần Phương, mọi hư cấu đều có thể động chạm đến tâm thức thời đại. Bởi thế sẽ rất nhạy cảm nếu hư cấu ấy mang tính trái chiều. Và cái nhạy cảm, trái chiều nhất lại dễ bắt nguồn từ những chi tiết liên quan đến tình dục. 
 
Tình dục vốn là nhu cầu bình thường của con người. Nhà nghiên cứu Phan Cẩm Thượng xếp đây là một trong bốn “tứ khoái”.
 
Dù biết là bình thường, nhưng hễ văn chương cứ động đến tình dục là lại “được” quan tâm đặc biệt. Nhất là với nhân vật lịch sử, vàng mã khác với giấy bìa, không ngạc nhiên khi dư luận, với niềm tin cố hữu vào hình tượng trên trang sử vàng son lẫm liệt chỉ riêng chuyện đời tư lịch sử đã đáng để quan tâm, nữa là chuyện “phòng kín”. Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên cho rằng, việc đưa tình dục vào văn chương lịch sử cần phải đảm bảo mục đích tác phẩm, nghĩa là có tác dụng làm rõ nhân vật, sự kiện, trung thành với sự thật. Và bút lực của nhà văn phải đủ mạnh để biến sự trần tục thành giá trị văn học. 
 
Rõ ràng không ai cấm người cầm bút viết về tình dục. Nhưng từ đúng đến hay là cả một khoảng cách dài đo đếm bằng bút lực nhà văn. Viết về tình dục, làm sao thoát được khỏi trần tục để hướng đến cái mỹ học mới là đỉnh cao. Nhà thơ Vũ Quần Phương nhấn mạnh thêm về sức gợi của văn chương. Người viết về tình dục, nhất là gắn với những nhân vật lịch sử phải khơi gợi được tình cảm lớn trong con người, hướng đến cái đẹp và hoàn thiện nhân cách thì mới thuận lòng người.
My Thông

Tin cùng chuyên mục

Sang thăm nước Nga thay con gái - Liệt sĩ Đặng Thuỳ Trâm

Sang thăm nước Nga thay con gái - Liệt sĩ Đặng Thuỳ Trâm

(PNTĐ) - Tròn mười năm trước, nhân quyển sách Nhật ký Đặng Thùy Trâm được dịch sang tiếng Nga, bà Doãn Ngọc Trâm là thân mẫu anh hùng Đặng Thùy Trâm đã sang thăm nước Nga, dự buổi lễ ra mắt tổ chức rất trang trọng tại hội trường Đại sứ quán Việt Nam. Khi biết tin bà Doãn Ngọc Trâm vừa tạ thế, thọ 99 tuổi, chúng tôi trân trọng giới thiệu bài viết của nhà thơ Nguyễn Huy Hoàng về sự kiện này.
NXB Kim Đồng tổ chức hoạt động chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần 3

NXB Kim Đồng tổ chức hoạt động chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần 3

(PNTĐ) - Chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 - 2024, Nhà xuất bản Kim Đồng ra mắt nhiều tựa sách mới, nội dung và hình thức đặc sắc thuộc nhiều thể loại: truyện kể cho lứa tuổi mẫu giáo, văn học thiếu nhi, sách kiến thức, khoa học, kĩ năng gợi mở tư duy, truyền tải năng lượng tích cực... Nhiều hoạt động giao lưu ra mắt, giới thiệu sách với công chúng cũng được NXB Kim Đồng tổ chức trong dịp này.
“Sapiens - Lược sử loài người”: Cuốn tư liệu quý về sự phát triển của nhân loại và thế giới

“Sapiens - Lược sử loài người”: Cuốn tư liệu quý về sự phát triển của nhân loại và thế giới

(PNTĐ) - Cuốn sách “Sapiens - lược sử loài người" đã được xuất bản bằng tiếng Do Thái lần đầu vào năm 2011 và sau đó bằng tiếng Anh vào năm 2014. Sau 10 năm xuất bản chính thức bằng tiếng Anh, “Sapiens - lược sử loài người" đã được dịch ra trên 64 ngôn ngữ và được phát hành toàn thế giới với hơn 21 triệu bản in, liên tục xuất hiện trong mọi danh mục sách bán chạy trên toàn cầu, đưa tác giả Harari thành một người nổi tiếng thế giới.