Đạo văn - Thời mạt của khoa học (Nhà văn Bùi Việt Thắng)

Chia sẻ

PNTĐ-Thời mạt của khoa học rồi sẽ qua. Cần phải tin cuối cùng chân lý sẽ thắng. Công luận mong chờ vụ việc này sẽ được xem xét xử lý nghiêm túc...

 
Báo Phụ nữ Thủ đô số 19 (ra ngày 9-5-2018) đăng bài Vì sao “đạo văn” mà vẫn được phong Giáo sư? của tác  giả Nguyễn Minh Anh. Người bị tố “đạo văn” là ông Nguyễn Đức Tồn, nguyên Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học (Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam). Năm 2002 ông Nguyễn Đức Tồn làm hồ sơ đăng ký ứng viên chức danh GS nhưng bị ngừng vì Hội đồng chức danh GS ngành Ngôn ngữ học phát hiện ra những khuất tất. Vậy nhưng đến năm 2008, khi làm hồ sơ ứng cử lần thứ 2, ông Nguyễn Đức Tồn đã “lọt lưới” và nhận chức danh GS. Thật là chuyện "con voi chui lọt lỗ kim" như cách nói dân gian. Sẽ có nhiều người đặt câu hỏi “Mọi chuyện đúng quy trình sao lại đến nông nỗi này?”.
 
* Một chuyện tày đình như thế, đáng lý sẽ khiến giới học thuật và cả xã hội “ngạc nhiên chưa?”. Nhưng mà trong bối cảnh hiện nay chuyện gian dối như thế lại làm nảy ra nhận định có tính phổ quát “Cái nước mình nó thế!” - một câu xanh rờn tôi không còn nhớ chính xác ai nói nhưng đã trở thành câu đầu cửa miệng của dân gian hiện nay. Chúng ta vẫn tự hào Việt Nam có số lượng GS, TS vào loại hùng hậu của khu vực và thế giới. Nhưng trong bảng xếp hạng đại học thì ta chưa lọt vào “top” 200 của châu Á, đừng nói đến việc bén mảng thế giới; còn năng suất lao động thì thua Singapore đến cả trên 10 lần; công bố khoa học trên các tạp chí uy tín thế giới thì thua cả Thái Lan dăm bảy lần,...
 
Ngày trước thời Pháp thuộc và Mỹ thuộc thì lúc nào cũng canh cánh nỗi nhục mất nước, nô lệ. Ngày nay có độc lâp, hòa bình thì lại nhởn nhơ không cảm thấu nỗi nhục nghèo đói, tụt hậu. Khoa học kỹ thuật của ta là thứ “trên trời”, viển vông, thiếu thực tiễn. Mỗi năm Nhà nước chi hàng ngàn tỷ đồng cho Bộ KH&CN để đầu tư nghiên cứu khoa học. Nhưng mà nhận tiền (tiền ấy thực ra là thuế của dân) xong thì trang trải mọi thứ, công trình vẫn được nghiệm thu. Nhưng  kết quả thì được “ngăn kéo táng” (một cách thanh lý nhẹ nhàng).
 
* Hiện tượng ông Nguyễn Đức Tồn nếu đúng là nhận nhầm chức danh GS, thiết nghĩ, không cá biệt. Nó có mọi nơi, mọi lúc, trong mọi lĩnh vực. Năm 2017, Hội đồng chức danh GS Nhà nước trước sức ép của công luận chẳng đã từng phải ngưng xét hàng chục trường hợp các ứng viên ngồi nhầm chỗ đó sao (!?). Các cụ nói đang là thời mạt (hiểu là khủng hoảng). Cấm có sai. Nhưng mà “bĩ cực” rồi sẽ đến “thái lai”. Thời mạt của khoa học rồi sẽ qua. Cần phải tin cuối cùng chân lý sẽ thắng. Công luận mong chờ vụ việc này sẽ được xem xét xử lý nghiêm túc.
 
Nhà văn BÙI VIỆT THẮNG

Tin cùng chuyên mục

Đồng hành cùng con “vượt vũ môn”

Đồng hành cùng con “vượt vũ môn”

(PNTĐ) - “Việc học thi là việc của con, việc của cha mẹ là hỗ trợ con làm tốt việc học của mình. Cha mẹ cần ý thức rõ vai trò hỗ trợ của mình mà không phải sống thay, quyết định thay cho con” – chuyên gia tâm lý Trần Thị Mạnh Linh cho biết.
 Quảng Bình: 350 học sinh, giáo viên và cha, mẹ tham gia Camp truyền thông CLB Teenyeeu 24h về giới và pháp luật

Quảng Bình: 350 học sinh, giáo viên và cha, mẹ tham gia Camp truyền thông CLB Teenyeeu 24h về giới và pháp luật

(PNTĐ) - Chương trình Camp truyền thông Teenyeeu nhằm giới thiệu hoạt động Dự án Mô hình CLB Teenyeeu 24h là hoạt động thuộc Dự án “Mô hình CLB Teenyeeu 24h thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em trong xây dựng quy tắc ứng xử tại tổ chức giáo dục dưới góc nhìn giới và nâng cao năng lực truyền thông, góp ý xây dựng pháp luật về giới và tình dục” triển khai tại 3 địa phương là Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Quảng Bình từ tháng 6/2023 đến tháng 5/2024.
Tuyệt đối không thu các khoản ngoài quy định

Tuyệt đối không thu các khoản ngoài quy định

(PNTĐ) - Năm học 2024 - 2025, học sinh đầu cấp tại Hà Nội tăng khoảng 70.000 (chưa tính học sinh cấp mầm non) so với năm học 2023-2024. Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Hà Nội yêu cầu các đơn vị, trường học tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, tuyển sinh bằng hình thức trực tuyến để tránh quá tải. Đặc biệt, các trường tuyệt đối không được vận động, quyên góp, thu các khoản ngoài quy định khi tuyển sinh.
Phát động Cuộc thi viết “Sức khỏe học đường - Vì chất lượng nguồn nhân lực đất nước“

Phát động Cuộc thi viết “Sức khỏe học đường - Vì chất lượng nguồn nhân lực đất nước“

(PNTĐ) - Sáng 16/4, Tạp chí Công dân và Khuyến học tổ chức lễ ra mắt chuỗi tọa đàm và phát động cuộc thi viết "Sức khỏe học đường - Vì chất lượng nguồn nhân lực đất nước". Chuỗi tọa đàm và Cuộc thi viết là diễn đàn kết nối các chuyên gia, nhà báo, nhà giáo, phụ huynh, học sinh, sinh viên…