Kỳ 3: Các cấp Hội đồng loạt vào cuộc

Chia sẻ

PNTĐ-“Sắp tới, Hội LHPN TP Hà Nội sẽ lồng ghép nội dung “nói không với vòng hoa tang lễ có nhiều nilon” trong các văn bản tuyên truyền triển khai tới các cấp Hội..."

 
“Sắp tới, Hội LHPN TP Hà Nội sẽ lồng ghép nội dung “nói không với vòng hoa tang lễ có nhiều nilon” trong các văn bản tuyên truyền triển khai tới các cấp Hội. Theo đó, các hội viên cần tiếp tục hưởng ứng việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang… bằng cách khuyến khích các gia đình, hội viên sử dụng hoa tươi, vòng hoa luân chuyển”.
 
Đó là nội dung lời phát biểu của Chủ tịch Hội LHPN TP Hà Nội Trần Thị Phương Hoa về việc tiếp tục chỉ đạo các cấp Hội thực hiện tốt nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang; lồng ghép nội dung thông điệp “nói không” với vòng hoa phúng viếng “độn” nilon trên cơ sở loạt bài điều tra do báo Phụ nữ Thủ đô đang thực hiện. Từ đó, Hội LHPN các cấp cũng thể hiện quyết tâm đồng tình ủng hộ.  
 
Chị Nguyễn Hiền Phương – Phó Chủ tịch Hội LHPN Quận Hai Bà Trưng:
 
Kỳ 3: Các cấp Hội đồng loạt vào cuộc - ảnh 1

 
Mỗi hội viên sẽ là một tuyên truyền viên gương mẫu
 
 Hiện nay, Hội LHPN quận Hai Bà Trưng đã thực hiện tốt nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang. Trước đây, mỗi lần đi phúng viếng thì mỗi cá nhân, gia đình thậm chí dòng họ cũng có 1 vòng hoa riêng cùng với hoa quả, hương nến. Cho đến bây giờ, hầu hết các gia đình trên địa bàn đã chuẩn bị sẵn khay lễ để người đến phúng viếng sử dụng, các đoàn thể thống nhất đi chung một vòng hoa để tiết kiệm chi phí. Đạt được kết quả này là nhờ Hội LHPN quận đã thực hiện tốt mô hình “Chi hội văn minh”.
 
Theo đó, mỗi hội viên sẽ là một tuyên truyền viên gương mẫu. Tổ dân phố, chi hội phụ nữ vận động các nhà ngay từ khi có đám đã đến hỏi thăm và vận động gia đình thực hiện nếp sống văn minh trong việc tang. Theo đó, việc sử dụng quá nhiều vòng hoa trong đám tang vừa gây lãng phí, hủy hoại môi trường (vì vòng hoa chủ yếu làm từ vật liệu polyme, khó phân hủy), vừa tạo sự so sánh trong xã hội giữa lễ tang cán bộ, dân thường với người có chức sắc.
 
Sắp tới, trong quá trình tuyên truyền vận động nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, chúng tôi sẽ gắn với nội dung bảo vệ môi trường cụ thể là việc “nói không” với vòng hoa “độn” nhiều nilon và đặt làm là tiêu chí để Hội LHPN quận tổ chức khen thưởng các chi hội, cá nhân làm tốt.
 
Chị Vũ Thị Quỳnh Hoa – Phó Chủ tịch Hội LHPN quận Hoàn Kiếm:
 
Kỳ 3: Các cấp Hội đồng loạt vào cuộc - ảnh 2

 
Tin vào nhận thức của người dân
 
 Hội viên hội LHPN quận Hoàn Kiếm có nhận thức tốt về các vấn đề bảo vệ môi trường. Cụ thể, trên 90% các gia đình hội viên khi tổ chức tang lễ tại nhà tang lễ 125 Phùng Hưng đã sử dụng vòng hoa quay vòng của nhà tang lễ, kết quả vận động các gia đình hội viên thực hiện hỏa táng đạt tỉ lệ trên 90%. Một ưu điểm của quận Hoàn Kiếm là mặt bằng dân trí khá, cán bộ hội viên có nhận thức rất tốt trong vấn đề bảo vệ môi trường nên tôi tin rằng, nội dung này nếu chú trọng tuyên truyền thì sẽ thành công và mang lại hiệu quả nhất định.
 
Chị Bùi Thị Phương Hoa - Phó chủ tịch Hội LHPN huyện Thanh Trì:
 
Kỳ 3: Các cấp Hội đồng loạt vào cuộc - ảnh 3

 
Không nên dùng đồ phế thải để thể hiện tình cảm với người đã khuất
 
Chúng tôi sẽ vận động, tuyên truyền đến các hội viên về việc có nhiều cách thể hiện tình cảm với người thân như chăm sóc chu đáo, nâng giấc, thuốc thang khi ốm đau, cẩn trọng vẹn toàn khi lo hậu sự và không sơ xuất, trễ nải khi hương khói, cúng giỗ về sau… Còn khi tổ chức đám tang, nếu muốn, gia chủ có lẵng hoa, tràng hoa đặt trên quan tài phân biệt hẳn với những vòng hoa của khách.
 
Chúng tôi đã nghe nói đến việc vòng hoa được các chủ cửa hàng tái chế sử dụng lại từ các đám tang trước về thì rửa qua cho hết bùn đất, phơi cho ráo nước, sau đó "tút tát" gấp rút, thay những bông hoa đã nát bằng những bông hoa mới là được một vòng hoa "mới". Nếu người phúng viếng biết được nguồn gốc những vòng hoa mình sử dụng để thể hiện tình cảm đối với người đã khuất thực ra là những đồ phế thải chắc chắn sẽ thấy phản cảm và từ bỏ ý định mua vòng hoa để phúng viếng. 
 
Chị Lê Thị Tố Liên – Chủ tịch Hội LHPN phường Phương Liệt, quận Thanh Xuân:
 
Kỳ 3: Các cấp Hội đồng loạt vào cuộc - ảnh 4

 
Hãy thay đổi thói quen không còn phù hợp
 
Hiện nay, hầu hết các đám tang đều hỏa táng nên việc có nhiều vòng hoa đôi khi lại gây phiền phức tới các gia chủ bởi lẽ hoa tươi thì chóng tàn, hoa cườm thì dùng được lâu nhưng không thể tái sử dụng. Sau những ngày tang lễ ngắn ngủi, nhất là đối với việc hỏa táng, thực tế đau lòng là những vòng hoa tươi mặc nhiên trở thành rác, lãng phí không ít tiền của.
 
Nếu giá một vòng hoa tạm tính là 200 nghìn đồng thì số vòng hoa cho đám tang lớn có thể lên đến vài chục triệu. Từ đó lại phát sinh chi phí thuê xe vận chuyển ra nghĩa trang, trả tiền cho người đem vứt bỏ. Chỉ rõ thực tế này, các hội viên khi thực hiện công tác tuyên truyền sẽ giúp người dân dễ dàng nhận thức hơn.
 
(Kỳ sau đăng tiếp)
Hà My

Tin cùng chuyên mục

Người dân Triều Khúc lao đao vì thiếu nước sinh hoạt

Người dân Triều Khúc lao đao vì thiếu nước sinh hoạt

(PNTĐ) - Người dân thôn Triều Khúc (Thanh Trì, Hà Nội) vừa trải qua một tuần thiếu nước sinh hoạt. Để tiết kiệm nước, họ phải tận dụng cả nước rửa rau để rửa bát, thậm chí không dám tắm hàng ngày vì lo ngại nguồn nước có thể bị cắt bất cứ lúc nào.
Làm thế nào để bảo vệ tiền tiết kiệm gửi tại ngân hàng?

Làm thế nào để bảo vệ tiền tiết kiệm gửi tại ngân hàng?

(PNTĐ) - Vụ việc một khách hàng bị “bốc hơi” 58 tỷ đồng tại Ngân hàng MSB vẫn đang là câu chuyện nóng hổi, khiến nhiều người có tiền gửi tiết kiệm hoang mang. Và, làm thế nào để bảo vệ tiền gửi tại ngân hàng (nơi được cho là an toàn nay bỗng nhiên trở nên rủi ro) là chủ đề đang được nhiều người dân quan tâm hiện nay.
Hàng trăm người dân “khát” nước sạch vì dự án treo

Hàng trăm người dân “khát” nước sạch vì dự án treo

(PNTĐ) - Nhiều năm nay, tại xã Phú Sơn, huyện Ba Vì, Hà Nội, hàng trăm người dân sinh sống ở khu vực Nông trường dứa Suối Hai và thôn Phú Mỹ C không có nước sạch để sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày. Dù đã nhiều lần kiến nghị lên các cấp, các ngành song tình trạng “khát” nước sạch vẫn chưa được giải quyết, khiến cuộc sống của người dân nơi đây gặp không ít khó khăn.
Hàng trăm hộ dân kêu cứu

Hàng trăm hộ dân kêu cứu

(PNTĐ) - Hàng trăm hộ dân ở hai xã Phú Sơn và Thái Hoà, huyện Ba Vì, Hà Nội rơi vào cảnh sống khó khăn do bị “mắc kẹt” bởi Dự án đầu tư xây dựng công viên nghĩa trang Yên Kỳ mở rộng (giai đoạn 1) chậm tiến độ, chưa chi trả tiền đền bù giải phóng mặt bằng. Hơn 13 năm nay, người dân, cử tri đã nhiều lần “kêu cứu”, chính quyền địa phương cũng đã có kiến nghị. Song cho đến nay, dự án vẫn “giậm chân tại chỗ”.