Bi kịch đằng sau vụ án cháu giết ông

Chia sẻ

PNTĐ-Mới đây, TAND TP.Hà Nội đưa bị cáo Nguyễn Phi Hùng (SN 2001, trú tại huyện Thạch Thất, HN) ra xét xử về tội Giết người. Điều đau lòng, nạn nhân trong vụ án chính là ông nội bị cáo.

 
Mới đây, TAND TP Hà Nội đưa bị cáo Nguyễn Phi Hùng (SN 2001, trú tại huyện Thạch Thất, Hà Nội) ra xét xử về tội Giết người. Điều đau lòng, nạn nhân trong vụ án chính là ông Nguyễn Duy Cây – ông nội bị cáo.
 
Bi kịch đằng sau vụ án cháu giết ông - ảnh 1
Bị cáo Hùng tại tòa

 
1 Theo cáo trạng, bị cáo Hùng thường xuyên bị ông đuổi ra khỏi nhà nên luôn tỏ thái độ căm ghét, thù hằn ông. Ngày 2/9/2017, Hùng đến chỗ trọ của mẹ chơi đến khoảng 6h chiều thì về nhà nhưng gọi cửa mãi mà ông nội không mở cửa. Hùng lang thang khắp nơi đến khoảng 10 giờ đêm về tiếp tục gọi cửa nhưng vẫn không thấy ông mở cửa. Lần này, sẵn tâm lý ghét bỏ ông từ trước, Hùng quyết định sẽ giết hại ông nội nên mang xe máy đi cất giấu, chuẩn bị găng tay, tất cao su để hành sự. Hùng trèo qua nhà hàng xóm lẻn vào nhà rồi lấy búa đinh đến nơi ông nội đang nằm ngủ đánh vào đầu ông. Ông Cây chống trả nhưng bị Hùng dùng chảo, dao để đâm, đánh và cắt cổ. Sau khi giết ông nội, Hùng bỏ trốn. 
 
Đến sáng hôm sau, khi mọi người báo tin ông Cây chết, Hùng vẫn thản nhiên đến nhà ông để “lo hậu sự”. Ngày 4/9/2017, Hùng bị bắt giữ. Tại cơ quan điều tra, Hùng khai nhận hành vi giết ông nội.
 
2 Tại Tòa, vị chủ tọa cho biết hơn 30 năm trong đời làm thẩm phán của mình, đây là lần đầu tiên bà thấy có vụ cháu giết ông nội ghê sợ như vậy.
 
Do bị cáo Hùng phạm tội khi mới 16 tuổi nên mẹ bị cáo – chị Chiều là đại diện hợp pháp cho bị cáo tại tòa. Chị quệt nước mắt ân hận bởi chính chị cũng là người có lỗi khiến cho con chị vừa ở tuổi vị thành niên đã phải lao vào tù tội. Lỗi của chị là cam chịu cuộc sống đầy bi kịch với người chồng vào tù ra tội, cờ bạc và luôn gây sự với mọi người.
 
Chị cho biết, chị lấy chồng được 17 năm nhưng chỉ có một năm đầu tiên là sống hạnh phúc cùng gia đình chồng. Vừa sinh con trai, chồng chị đã vướng vào cờ bạc. Nhà có bao nhiêu của cải đều bị chồng chị bán đi, nướng hết vào các chiếu bài. Chồng chị từng bị bắt về tội tổ chức đánh bạc.
 
Chồng vào tù ra tội, bố chồng không ưa con trai nên cũng ghét lây cả con dâu và cháu nội. Mẹ con chị phải đi ở nhờ, ở đợ khắp nơi, vì thế, việc học hành của Hùng cũng bị xáo trộn. Ngày ông Cây vào thành phố Hồ Chí Minh sống, chị xin được về trông nom nhà cửa. Nhưng được mấy năm thì ông Cây về và tiếp tục cứ đuổi hai mẹ con chị đi chỗ khác. “Bố chồng tôi bảo chồng tôi không phải con của ông, nên con tôi cũng không phải cháu của ông” – chị kể lại.
 
Do bận mưu sinh, chị bảo con ở lại với ông nội, còn chị thuê trọ bên ngoài. Vì thế, chị không có thời gian để ý đến những thay đổi trong tâm lý của con trai. Đôi lúc, Hùng kể cho mẹ nghe việc bị ông nội mắng chửi, đuổi ra khỏi nhà, không cho ăn cơm, thậm chí là dùng thắt lưng đánh. “Tôi khuyên con cam chịu mà không biết con bị dồn nén áp lực tâm lý để hóa giải mâu thuẫn ấy giúp con” – chị Chiều nức nở.
 
3 Trong khi con/cháu đang đứng trước vành móng ngựa, thì bố đẻ bị cáo và người thân lại tranh cãi và đổ lỗi cho nhau. Theo anh Chung – bố đẻ bị cáo, chỉ vì tranh chấp miếng đất sau nhà mà anh ruột mình xúi giục bố anh đuổi vợ con anh ra khỏi nhà. Nghe thế, người anh ruột bức xúc nói, em trai đã vu khống mình: “Vừa ra tù, Chung đã lập chiếu bạc ở nhà, đuổi bố đi nên ông Cây bực mình đuổi cả nhà em trai ra chỗ khác ở. Em trai tôi còn đe dọa giết hai bố con tôi, đốt nhà mẹ tôi”. Chị gái anh Chung cũng khẳng định Chung đã có thái độ hỗn hào, đe dọa bố. 
 
Phiên tòa khép lại với bản án 18 năm về tội Giết người dành cho bị cáo Hùng, nhưng ân hận có lẽ vẫn còn trong lòng những người thân bị cáo. Giá như ông nội bị cáo đừng có thái độ hắt hủi, ghét bỏ cháu trai. Bố đẻ của Hùng thay vì đam mê cờ bạc mà đẩy vợ con vào cảnh cùng đường, đối xử tệ bạc với bố đẻ. Trẻ vị thành niên vướng vào lao lý, cha mẹ, người thân cần nhìn lại cách giáo dục con của mình, thay vì ra tòa vẫn còn đổ lỗi cho nhau. 
 
Nguyễn Hương 

Tin cùng chuyên mục

Người dân Triều Khúc lao đao vì thiếu nước sinh hoạt

Người dân Triều Khúc lao đao vì thiếu nước sinh hoạt

(PNTĐ) - Người dân thôn Triều Khúc (Thanh Trì, Hà Nội) vừa trải qua một tuần thiếu nước sinh hoạt. Để tiết kiệm nước, họ phải tận dụng cả nước rửa rau để rửa bát, thậm chí không dám tắm hàng ngày vì lo ngại nguồn nước có thể bị cắt bất cứ lúc nào.
Làm thế nào để bảo vệ tiền tiết kiệm gửi tại ngân hàng?

Làm thế nào để bảo vệ tiền tiết kiệm gửi tại ngân hàng?

(PNTĐ) - Vụ việc một khách hàng bị “bốc hơi” 58 tỷ đồng tại Ngân hàng MSB vẫn đang là câu chuyện nóng hổi, khiến nhiều người có tiền gửi tiết kiệm hoang mang. Và, làm thế nào để bảo vệ tiền gửi tại ngân hàng (nơi được cho là an toàn nay bỗng nhiên trở nên rủi ro) là chủ đề đang được nhiều người dân quan tâm hiện nay.
Hàng trăm người dân “khát” nước sạch vì dự án treo

Hàng trăm người dân “khát” nước sạch vì dự án treo

(PNTĐ) - Nhiều năm nay, tại xã Phú Sơn, huyện Ba Vì, Hà Nội, hàng trăm người dân sinh sống ở khu vực Nông trường dứa Suối Hai và thôn Phú Mỹ C không có nước sạch để sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày. Dù đã nhiều lần kiến nghị lên các cấp, các ngành song tình trạng “khát” nước sạch vẫn chưa được giải quyết, khiến cuộc sống của người dân nơi đây gặp không ít khó khăn.
Hàng trăm hộ dân kêu cứu

Hàng trăm hộ dân kêu cứu

(PNTĐ) - Hàng trăm hộ dân ở hai xã Phú Sơn và Thái Hoà, huyện Ba Vì, Hà Nội rơi vào cảnh sống khó khăn do bị “mắc kẹt” bởi Dự án đầu tư xây dựng công viên nghĩa trang Yên Kỳ mở rộng (giai đoạn 1) chậm tiến độ, chưa chi trả tiền đền bù giải phóng mặt bằng. Hơn 13 năm nay, người dân, cử tri đã nhiều lần “kêu cứu”, chính quyền địa phương cũng đã có kiến nghị. Song cho đến nay, dự án vẫn “giậm chân tại chỗ”.