Nguy cơ vô sinh từ vi khuẩn Mycoplasma

Chia sẻ

PNTĐ-Vi khuẩn Mycoplasma Genitalium (hoặc MG) được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1980 và được công nhận là nguyên nhân gây viêm niệu đạo nam hoặc nhiễm trùng đường tiểu.

 
Vi khuẩn Mycoplasma Genitalium (hoặc MG) được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1980 và được công nhận là nguyên nhân gây viêm niệu đạo nam hoặc nhiễm trùng đường tiểu. Với nam giới, tình trạng này có thể dẫn đến dương vật chảy dịch, cảm giác đau buốt khi đi tiểu. Ở phụ nữ, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng MG có liên quan đến viêm cổ tử cung, bệnh viêm vùng chậu và vô sinh.
  
Thời gian ủ bệnh của MG khoảng từ 1-3 tuần, các triệu chứng cấp tính tương tự như bệnh lậu sinh dục với những biểu hiện như: Đau niệu đạo, tiểu gấp, tiểu buốt, tiểu rắt, và tiểu nhiều lần; niệu đạo sưng nhẹ, xả mỏng, có ra ít huyết thanh hoặc có mủ. Giai đoạn bán cấp thường liên quan đến nhiễm trùng tuyến tiền liệt, bệnh nhân thấy đau tầng sinh môn, đau lưng hoặc cảm giác đau từ đáy chậu. Ở nữ giới, các triệu chứng càng không rõ ràng, khó nhận biết. Một số bệnh nhân cảm giác nặng vùng âm đạo, khi nhiễm trùng xuống niệu đạo gây tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu tiện nhiều lần. Khi viêm nhiễm đến vùng cổ tử cung biểu hiện thường thấy như ra nhiều dịch âm đạo, phù nề cổ tử cung, sung huyết.
 
Nguy cơ vô sinh từ vi khuẩn Mycoplasma - ảnh 1
Ảnh minh họa

 
Theo các chuyên gia, người mắc bệnh viêm đường sinh dục - tiết niệu do vi khuẩn MG nếu không chẩn đoán kịp thời, sử dụng không đúng kháng sinh hoặc vi khuẩn đã kháng lại kháng sinh, có nguy cơ cao gặp các biến chứng: Viêm tinh hoàn, mào tinh hoàn, ống dẫn tinh, viêm tuyến tiền liệt… gây vô sinh (ở nam giới); viêm cổ tử cung, viêm vòi trứng, buồng trứng, góp phần đáng kể gây vô sinh (ở nữ giới).
 
Tuy nhiên, MG đã trở nên đề kháng với các kháng sinh dùng để điều trị chlamydia (điển hình là azithromycin), và chỉ có khoảng 50% cơ hội kháng sinh phát huy hiệu quả khi dùng điều trị cho phụ nữ nhiễm khuẩn MG. Một nghiên cứu của khoa Vi sinh vật (bệnh viện TW Quân đội 108) cũng cho thấy, do thiếu vách tế bào nên vi khuẩn MG có tính đa dạng tế bào và tính đề kháng đối với những thuốc kháng sinh tác động lên vách tế bào như: penicillin và cephalosporin. Bởi vậy, thường xuyên kiểm tra sức khỏe tổng quát để sớm phát hiện bệnh là cách tốt nhất giúp điều trị bệnh hiệu quả, tránh hệ lụy không mong muốn.
 
 
Ngọc Văn

Tin cùng chuyên mục

Hội nghị quốc tế về “Quản lý đường thở WAAM” lần đầu tổ chức tại Đông Nam Á

Hội nghị quốc tế về “Quản lý đường thở WAAM” lần đầu tổ chức tại Đông Nam Á

(PNTĐ) - Hội nghị WAAM kéo dài 2 ngày, với phiên 6 làm việc, được tổ chức ngày 13/4 tại BVĐK Hồng Ngọc và ngày 14/4 tại BV Hữu Nghị Việt Đức, thu hút gần 600 y bác sĩ tham dự trực tiếp và 1000 bác sĩ tham dự trực tuyến. Tại Hội nghị, các khách mời đã được nghe một số tham luận tính thực tiễn cao như: Quản lý đường thở của u thanh quản, Đánh giá trước phẫu thuật đường thở khó, Hiệu quản dự trữ oxy, Rút ống nội khí quản khó, Đường thở khó ở trẻ em...