Ra nước ngoài làm tình nguyện

Chia sẻ

PNTĐ-Đây là xu hướng được nhiều bạn trẻ chọn lựa trong bối cảnh thế giới hội nhập. Bằng cách này, các bạn vừa có cơ hội xuất ngoại với chi phí thấp, vừa được trau rèn ngoại ngữ...

 
Đây là xu hướng được nhiều bạn trẻ chọn lựa trong bối cảnh thế giới hội nhập. Bằng cách này, các bạn vừa có cơ hội xuất ngoại với chi phí thấp, vừa được trau rèn ngoại ngữ, kỹ năng mềm và đóng góp sức trẻ cho cộng đồng…
 
Hành trình “đi để lớn”
 
Phạm Thị Thu, 29 tuổi, cựu sinh viên ĐH Thăng Long đã có 3 lần được tham gia chương trình tình nguyện ở nước ngoài. Lần thứ nhất vào năm 2011, Thu làm tình nguyện 6 tuần ở Ấn Độ trong chương trình sử dụng Kịch tương tác để nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ nguồn nước và sử dụng nước sạch an toàn. Thu và các thành viên trong đoàn đã tới với một vùng quê phía Nam Ấn (Mysore) để tổ chức các workshop, giao lưu với dân địa phương, giúp họ nâng cao nhận thức về vai trò quan trọng của nước sạch.
 
Tham gia đợt tình nguyện, không chỉ có thêm hiểu biết về y tế công cộng, Thu còn được tập huấn và hướng dẫn về các kỹ năng diễn xuất và sử dụng kịch tương tác. Ngoài ra, chuyến đi cũng giúp Thu mở mang kiến thức về thế giới và thay đổi cái nhìn khuôn mẫu về những cộng đồng người khác nhau. Cô cũng thấy mình tự lập hơn, cải thiện các kỹ năng về ngôn ngữ, làm việc nhóm, giao tiếp... 
 
Ra nước ngoài làm tình nguyện - ảnh 1
Phạm Thị Thu (thứ 5 từ phải sang) trong chuyến tình nguyện tại Ấn Độ

 
Tiếp đó, vào các năm 2015, 2016, Thu có thêm 2 chuyến tình nguyện tại Đức, mỗi chuyến kéo dài 2 - 3 tháng. Thu đã tham gia tổ chức các workshop giao lưu với học sinh và sinh viên Đức thuộc thành phố Cologne và Bonn phía Tây Đức, tập trung nâng cao nhận thức về các vấn đề môi trường mà các nước nghèo/đang phát triển gặp phải. Chương trình đã  đem lại cho Thu nhiều kiến thức về bảo vệ môi trường và tình hình ô nhiễm hiện nay ảnh hưởng đến cuộc sống con người như thế nào. Qua đó, Thu đã thay đổi cái nhìn về con người, về những đất nước giàu và nghèo. 
 
Phạm Anh Thư, cựu SV Mount Holyoke College, Mỹ cũng đã từng tham gia tình nguyện tại Jordan. Nơi Thư làm việc là tại trường King's Academy được thành lập bởi vua Jordan King Abdullah vào năm 2007. Một trong những công việc chính của Thư là tổ chức chương trình ngoại khóa về Hoạt động cộng đồng cho học sinh. (ở King’s Academy, học sinh bắt buộc mỗi chiều phải tham gia hoạt động ngoại khóa và hoạt động cộng đồng là một trong những hoạt động ngoại khóa trường cung cấp). Thư cùng học sinh ở trường đã dạy cho HS đến từ trường Al Ma'moonieh ở Madaba (cách King's khoảng 15 phút xe hơi) đá banh, đọc truyện tranh tiếng Ả Rập, dạy chữ tiếng Anh, vi tính, làm đồ handmade để bán gây quỹ từ thiện, tổ chức bữa ăn tối ở trường với trẻ em mồ côi ở Madaba…
 
Ngoài ra, Thư cũng tham gia những chuyến đi hoạt động xã hội như đi giúp xây nhà cho người dân theo chương trình Habitat for Humanity, hay đi thăm đập nước ở gần biên giới Syria và Israel để tìm hiểu về việc bảo tồn nước theo chương trình Friends of the Middle East… Thư chia sẻ: Qua những chuyến đi như vậy, Thư thấy mình trưởng thành hơn hẳn việc chỉ học trong sách vở. Đơn cử như trước đây, Thư thường e ngại khi nghĩ đến Trung Đông. Thực sự thì mọi người ở Jordan hoặc các nước Ả Rập khác, phần lớn người Hồi giáo rất thân thiện và vui vẻ.
 
Thư cũng hiểu thêm nhiều về thế giới xung quanh (đi đến những địa điểm đẹp, nổi tiếng và thú vị, hiểu thêm về con người và văn hóa Ả Rập) cũng như bản thân mình (càng thích hoạt động xã hội hơn, càng muốn học ngoại ngữ hơn, và phát hiện những sở thích cá nhân khác).
 
Hình thức trải nghiệm hợp lý, hiệu quả
 
Sau khi đi tình nguyện về, Thu đã làm việc cho tổ chức tình nguyện Vì hòa bình VPV để có thể giúp đỡ nhiều bạn trẻ Việt cũng được tham gia các chương trình tình nguyện. Thu cho biết: Ở Việt Nam, mọi người nghĩ tình nguyện là hoạt động giúp đỡ người nghèo hay người gặp hoàn cảnh khó khăn, nhưng ở nước ngoài, ngoài những công việc trên, hoạt động tình nguyện rất đa dạng như hỗ trợ về mặt nhân lực cho những khu vực/ cộng đồng/ doanh nghiệp xã hội hiện đang thiếu nhân lực với nguồn vốn ít ỏi. 
 
Vì vậy, các bạn trẻ Việt Nam không thiếu cơ hội để cống hiến, ngoài việc giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn ở những nước đang phát triển còn có thể hỗ trợ cho các đơn vị tại các nước phát triển về nhân lực cho các lĩnh vực như nông nghiệp hữu cơ, công tác xã hội, tổ chức lễ hội, khảo cổ học, trùng tu các trường học bị xuống cấp... Ngoài ra, các bạn còn có thể tham gia giao lưu văn hóa và học hỏi thêm nhiều kiến thức về các nghề thủ công mỹ nghệ, truyền thống hay kiến thức lịch sử tại địa phương và quốc gia đó.
 
Một điều khá thú vị và cũng là mối quan tâm chung của nhiều bạn trẻ, đó là chi phí tham gia tình nguyện ở nước ngoài khá hợp lý. Thông thường, tình nguyện viên sẽ được hỗ trợ chi phí ăn ở tại dự án. Bạn trẻ cần chủ động tìm hiểu kỹ chương trình và thông tin dự án vào khoảng đầu các năm (đây là thời gian dự án ở các quốc gia bắt đầu được giới thiệu cho cả năm) và nên đăng ký dự án sớm trước ngày dự án bắt đầu khoảng ít nhất là 3 tháng.
 
Theo Thu, điểm mạnh của các bạn trẻ Việt Nam là nhiệt tình, chịu khó tiếp thu và hoàn thành công việc được giao nên đa số rất được BTC dự án ghi nhận. Thậm chí có dự án đã mời một bạn quay trở lại làm tiếp và đài thọ toàn bộ chi phí. Tuy nhiên, các bạn vẫn còn rất nhiều hạn chế như kỹ năng giao tiếp trong môi trường đa văn hóa và đa ngôn ngữ còn yếu; chưa chủ động trong việc tìm kiếm thông tin trước khi đi; chưa thực sự tự tin khi tham gia các hoạt động nhóm. Đây là điều các bạn trẻ cần khắc phục nếu muốn có chuyến tình nguyện thành công ở nước ngoài.
 
Trong bối cảnh hội nhập, thế giới được coi là ngôi nhà chung của cả cộng đồng người, thì việc đi tình nguyện cả trong và ngoài nước đều cần được khuyến khích.
 
 
Thái Thị Thu

Tin cùng chuyên mục

Đồng hành cùng con “vượt vũ môn”

Đồng hành cùng con “vượt vũ môn”

(PNTĐ) - “Việc học thi là việc của con, việc của cha mẹ là hỗ trợ con làm tốt việc học của mình. Cha mẹ cần ý thức rõ vai trò hỗ trợ của mình mà không phải sống thay, quyết định thay cho con” – chuyên gia tâm lý Trần Thị Mạnh Linh cho biết.
 Quảng Bình: 350 học sinh, giáo viên và cha, mẹ tham gia Camp truyền thông CLB Teenyeeu 24h về giới và pháp luật

Quảng Bình: 350 học sinh, giáo viên và cha, mẹ tham gia Camp truyền thông CLB Teenyeeu 24h về giới và pháp luật

(PNTĐ) - Chương trình Camp truyền thông Teenyeeu nhằm giới thiệu hoạt động Dự án Mô hình CLB Teenyeeu 24h là hoạt động thuộc Dự án “Mô hình CLB Teenyeeu 24h thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em trong xây dựng quy tắc ứng xử tại tổ chức giáo dục dưới góc nhìn giới và nâng cao năng lực truyền thông, góp ý xây dựng pháp luật về giới và tình dục” triển khai tại 3 địa phương là Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Quảng Bình từ tháng 6/2023 đến tháng 5/2024.
Tuyệt đối không thu các khoản ngoài quy định

Tuyệt đối không thu các khoản ngoài quy định

(PNTĐ) - Năm học 2024 - 2025, học sinh đầu cấp tại Hà Nội tăng khoảng 70.000 (chưa tính học sinh cấp mầm non) so với năm học 2023-2024. Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Hà Nội yêu cầu các đơn vị, trường học tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, tuyển sinh bằng hình thức trực tuyến để tránh quá tải. Đặc biệt, các trường tuyệt đối không được vận động, quyên góp, thu các khoản ngoài quy định khi tuyển sinh.
Phát động Cuộc thi viết “Sức khỏe học đường - Vì chất lượng nguồn nhân lực đất nước“

Phát động Cuộc thi viết “Sức khỏe học đường - Vì chất lượng nguồn nhân lực đất nước“

(PNTĐ) - Sáng 16/4, Tạp chí Công dân và Khuyến học tổ chức lễ ra mắt chuỗi tọa đàm và phát động cuộc thi viết "Sức khỏe học đường - Vì chất lượng nguồn nhân lực đất nước". Chuỗi tọa đàm và Cuộc thi viết là diễn đàn kết nối các chuyên gia, nhà báo, nhà giáo, phụ huynh, học sinh, sinh viên…