Hạn chế dùng túi nilon để bảo vệ môi trường

Chia sẻ

PNTĐ-Túi nilon là vật dụng quen thuộc của nhiều người. Tuy nhiên, mặt trái của những chiếc túi nhỏ là những hậu họa nghiêm trọng để lại cho môi trường.

 
Trong những sản phẩm làm từ nhựa được sử dụng phổ biến trong cuộc sống hàng ngày, túi nilon là vật dụng quen thuộc của nhiều người. Tuy nhiên, mặt trái của những chiếc túi nhỏ là những hậu họa nghiêm trọng để lại cho môi trường.
 
Hạn chế dùng túi nilon để bảo vệ môi trường - ảnh 1
Sử dụng làn đi chợ làm từ vật liệu tái chế thay cho túi nilon là mô hình hay và có ý nghĩa của Chi hội Phụ nữ số 5, phường Xuân La (quận Tây Hồ)

 
“Ô nhiễm trắng” đe dọa cuộc sống
 
Đi làm, đi chợ, đi chơi hay bất cứ hoạt động nào trong ngày, nhiều người dân Hà Nội ít nhiều đều sử dụng túi nilon. Sản phẩm này tiện lợi đến mức bất cứ vật dụng nào, dù to hay nhỏ đều có các loại túi tương ứng. Song, khác với các loại đồ dùng được làm từ nhựa, túi nilon không dùng để tái chế mà thường dùng một vài lần để bỏ đi. Túi nilon thành rác thải nhưng đó là loại rác thải vô cùng độc hại mà theo GS.TS Đặng Kim Chi thuộc Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam gây nên tình trạng “ô nhiễm trắng”. 
 
Không còn là lời cảnh báo mà nguy cơ “ô nhiễm trắng” sẽ hiển hiện trong tương lai. Con số mới được Bộ Tài nguyên môi trường công bố, Việt Nam đang đứng thứ 17/109 quốc gia về rác thải nhựa. Trong đó, một phần lớn là do thói quen sử dụng túi nilon của người tiêu dùng. Tại Hà Nội, mỗi ngày có từ 4.000 đến 5.000 tấn rác được thải ra, trong đó rác thải nilon chiếm đến 7-8%.
 
Đáng chú ý, lượng túi nilon này tăng theo từng năm và phải mất hàng trăm năm chiếc túi này mới phân hủy hoàn toàn. Không chỉ là một “gánh nặng” mà túi nilon đang trở thành thách thức cho môi trường. Nếu đốt cháy, túi nilon sẽ sản sinh ra dioxin, furan gây ngộ độc, khó thở, ung thư... Còn để nó trôi nổi trên mặt nước, trên mặt đất thì tác hại cũng khôn cùng. “Bị cọ xát, dưới tác động của nước biển, tia cực tím rác, nhựa sẽ rã thành những mảnh nhỏ và có thể bị các loài hải sản ăn vào để rồi lại có mặt trong chuỗi thức ăn của con người. Những mảnh túi nhỏ phiêu dạt trên biển, tưởng là xa cuộc sống của con người nhưng theo vòng tuần hoàn, rất có thể chúng lại quay lại với cuộc sống con người theo một cách khác” - GS.TS Đặng Kim Chi cho biết thêm.
 
Với thách thức và sự nguy hại trên, các nhà khoa học và chuyên gia môi trường cùng nhất trí quan điểm: Sẽ không bao giờ là muộn để chung tay giảm thiểu tác hại cũng như sự lạm dụng túi nilon nói riêng và đồ dùng làm từ nhựa sử dụng một lần nói chung. 
 
Lan tỏa mạnh mẽ những hiệu ứng tuyên truyền
 
Nhiều nước trên thế giới đã áp dụng lệnh cấm hoặc tính phí đối với việc sử dụng, cung cấp túi nilon và đã mang lại hiệu quả tích cực. Tại Đan Mạch, sau khi các nhà bán lẻ sử dụng túi nilon bị đánh thuế đã giúp hạn chế tới 66% túi nilon sử dụng trong các giao dịch mua bán hay tại Ireland, 90% người tiêu dùng đã tái sử dụng túi nilon nhiều lần trong một năm thay vì dùng một lần sau khi phải trả khoản tiền lớn cho việc sử dụng túi nilon. Vào đầu tháng 10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nước ta đã thông qua Nghị quyết về biểu thuế bảo vệ môi trường (BVMT), trong đó có điều chỉnh thuế BVMT với mặt hàng túi nilon từ 40.000 đồng/kg hiện nay lên 50.000 đồng/kg. Đây là một động thái tích cực của Việt Nam trong việc hạn chế, giảm thiểu tác động của túi nilon với môi trường. 
 
Bên cạnh đó, Bộ Tài nguyên Môi trường phối hợp cùng với các ngành, đoàn thể, trong đó có Hội LHPN Việt Nam phát động phong trào chống rác thải nhựa bằng những việc làm thiết thực như phát động mỗi cán bộ, công chức, viên chức và người lao động hành động và vận động người thân cùng thực hiện việc giảm thiểu và tiến tới chấm dứt sử dụng túi nilon, sản phẩm nhựa khó phân hủy, sử dụng một lần; các đơn vị trực thuộc không sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần trong hoạt động của cơ quan, đơn vị, sử dụng các loại túi khác thân thiện với môi trường như túi giấy, túi vải sử dụng nhiều lần, túi nilon tự phân hủy, túi dệt từ sợi nilon sử dụng nhiều lần trong các hoạt động hàng ngày; kêu gọi mạnh mẽ hơn sự vào cuộc tích cực của hệ thống siêu thị trong việc hạn chế sử dụng túi nilon; lan tỏa mạnh mẽ hơn nữa hiệu ứng từ các mô hình sử dụng túi giấy thân thiện với môi trường và mô hình tái chế đồ nhựa do các cấp Hội Phụ nữ thực hiện rất thành công trong những năm qua để tạo thành một phong trào rộng lớn trong xã hội.
 
Thành Trung

Tin cùng chuyên mục

Các đơn vị ra quân đảm bảo ANTT, TTATGT bảo vệ Sea Games 31

Các đơn vị ra quân đảm bảo ANTT, TTATGT bảo vệ Sea Games 31

Vừa qua, các đơn vị thuộc Công an huyện Đông Anh đã phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể thuộc BCĐ 197 các xã, thị trấn đồng loạt tổ chức lễ ra quân đảm bảo an ninh trật tự, trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị, trật tự công cộng trên địa bàn huyện trong đợt cao điểm bảo vệ Sea Games 31 tại trụ sở Công an huyện.
Hội nghị trực tuyến nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết số 09 của Đảng uỷ Công an Thành phố

Hội nghị trực tuyến nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết số 09 của Đảng uỷ Công an Thành phố

Sáng ngày 9/5/2022, Trung tướng Nguyễn Hải Trung- Bí thư Đảng uỷ, Giám đốc Công an Thành phố Hà Nội đã chủ trì Hội nghị trực tuyến và trực tiếp quán triệt Nghị quyết số 09 ngày 03/3/2022 của Đảng uỷ Công an Thành phố về xây dựng đội ngũ lãnh đạo, chỉ huy các cấp đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
10.000 người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện ngay sau lễ ra quân

10.000 người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện ngay sau lễ ra quân

Sáng 8/5, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam phối hợp với Bưu điện Việt Nam tổ chức “Lễ ra quân hưởng ứng Tháng vận động triển khai BHXH toàn dân - Truyền thông, vận động người dân tham gia BHXH tự nguyện, bảo hiểm y tế hộ gia đình”. Lễ ra quân được tổ chức từ cấp Trung ương đến cấp tỉnh, huyện trên phạm vi cả nước.