Hạnh phúc trong các gia đình “con gái một bề”

Chia sẻ

PNTĐ-Nhiều cặp vợ chồng sinh con một bề là gái, nhưng vẫn kiên quyết “nói không” với việc sinh thêm con trai để “nối dõi tông đường”.

 
Hạnh phúc trong các gia đình “con gái một bề” - ảnh 1
Các gia đình sinh con một bề là gái được biểu dương

 
Dù có với nhau hai cô con gái, nhưng vợ chồng anh Hoàng Tấn Phúc (SN 1964, trú tại phường Ngọc Thụy, quận Long Biên) và vợ là chị Nguyễn Thị Kim Anh (SN 1975) luôn thấy mãn nguyện với cuộc sống của gia đình mình hiện nay. 
 
Anh Phúc là con trai duy nhất của gia đình, đồng thời cũng là trai trưởng của dòng họ, nên áp lực sinh con trai nối dõi tổ tông vô cùng nặng nề.  
 
Khi chị sinh con thứ hai cũng là gái, một số người còn góp ý thẳng với anh chị về việc phải cố sinh thêm đứa con trai để làm tròn “trọng trách” với dòng họ. Đáp lại, vợ chồng anh Phúc lại nghĩ, cha mẹ sinh con thì phải có trách nhiệm nuôi dưỡng, giáo dục thật tốt. Con cái chăm ngoan, học giỏi, thành đạt, gia đình mới hạnh phúc được. Thế nên, anh bỏ qua những lời đàm tiếu và góp ý của mọi người, kiên quyết “dừng lại ở hai con để nuôi dạy con tốt”. Đáp lại công lao của bố mẹ, 2 con gái tên Hoàng Thị Như Quỳnh (SN 1996) và Hoàng Thị Thùy Nhung đều chăm ngoan học giỏi. Như Quỳnh tốt nghiệp đại học Sư phạm Hà Nội loại xuất sắc. Thùy Nhung là học sinh lớp chuyên của trường THPT Chu Văn An. 2 cháu còn đạt nhiều giải cao trong các cuộc thi cấp quận và cấp thành phố. 
 
Sinh ít con để có điều kiện nuôi dạy con tốt là chia sẻ của ông Trần Đình Thọ (SN 1954, trú tại phường Phúc Đồng, quận Long Biên). Ông Thọ cho biết, bản thân ông chỉ sinh hai con, khi các con lập gia đình, mỗi cặp vợ chồng cũng chỉ sinh hai cháu. Con trai cả của ông sinh được hai cháu gái nhưng ông và gia đình không gây áp lực, không ép buộc các con phải sinh con thứ ba. Không những thế, ông còn động viên, giúp đỡ các con, tạo điều kiện tốt nhất cho các cháu học tập. Hai cháu gái của ông năm nào cũng đạt học sinh giỏi cấp quận. 
 
Có cảm giác tự hào và hạnh phúc là tâm sự của anh Nguyễn Văn Tường (trú tại phường Phúc Lợi, quận Long Biên) khi có hai con gái chăm ngoan, học giỏi, biết yêu thương, giúp bố việc nhà. Anh Tường kể, vợ anh sinh con hai lần đều phải mổ. Anh chứng kiến cảnh vợ đau đớn trước, trong và sau sinh nên rất thương vợ. Thế nên, dù có ai trêu “cho ngồi mâm dưới” vì không có con trai, anh cũng chỉ cười cho qua. Ba năm trước, vợ anh qua đời, anh gà trống nuôi hai con gái khôn lớn. “Con gái tâm lý và tình cảm lắm. Cháu lớn lớp 11, cháu nhỏ lớp 6, hai cháu chủ động bảo ban nhau chăm sóc bản thân, tự giác học tập, giúp bố việc nhà. Tôi đi làm về đã có mâm cơm bày sẵn. Cháu lớn lấy nước cam cho bố uống, cháu nhỏ lại hỏi bố có mệt không. Hoàn cảnh gia đình khó khăn, nhưng sự quan tâm của các con khiến tôi thấy rất ấm áp” - anh Tường cho biết. 
 
Đó là 3 trong số 60 gia đình tham dự Hội nghị “Gặp mặt và biểu dương các gia đình tiêu biểu thực hiện tốt chính sách dân số, có con gái chăm ngoan hoc giỏi” do Sở Y tế Hà Nội phối hợp với quận Long Biên tổ chức. Các gia đình tiêu biểu được vinh danh trong hội nghị này là những gia đình đã vượt lên tư tưởng định kiến trong xã hội, thực hiện quy mô gia đình ít con, nuôi dạy con tốt, đại diện cho hơn 6.000 hộ gia đình sinh con bề gái trên địa bàn quận. Theo số liệu thống kê, tỷ số giới tính khi sinh ở quận Long Biên từ năm 2009 đến năm 2017 tăng từ con số 95 bé trai/100 bé gái lên 114 bé trai/100 bé gái. Những năm gần đây, xu hướng lựa chọn giới tính trẻ trai ngày càng tăng ở lần sinh con thứ ba trở lên, dao động từ 143 - 160 bé trai/100 bé gái.
 
Với tốc độ chênh lệch tỷ số giới tính khi sinh như hiện nay, dự kiến trong vòng 20 năm nữa, quận Long Biên có khoảng hơn 10.000 đàn ông đến tuổi trưởng thành khó lấy được vợ, bình quân thừa từ 750 - 800 đàn ông trên một phường. Để giảm mất cân bằng giới tính khi sinh, quận Long Biên đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực nhằm thay đổi tư duy của người dân, đề cao việc bình đẳng cho trẻ em gái... Nhờ đó, nhận thức của người dân đã thay đổi tích cực, các gia đình đều coi trọng, quan tâm con trai, con gái như nhau, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho các cháu gái được học hành và phát triển. 
 
Tại hội nghị biểu dương, PGS.TS Hoàng Đức Hạnh, PGĐ Sở Y tế Hà Nội cho biết, TP Hà Nội luôn quan tâm và coi trọng công tác dân số/kế hoạch hóa gia đình/chăm sóc sức khỏe sinh sản. Năm 2018, thành phố đã triển khai nhiều hoạt động can thiệp nhằm giảm mất cân bằng giới tính khi sinh. Biểu dương các gia đình sinh con một bề là gái, có con gái chăm ngoan học giỏi là một trong những hoạt động nhằm khích lệ, động viên các gia đình nên dừng lại ở hai con để nuôi dạy con tốt.
 
Quỳnh An

Tin cùng chuyên mục

Khi cha mẹ đẩy con vào... bi kịch

Khi cha mẹ đẩy con vào... bi kịch

(PNTĐ) - “Chồng ngã vợ nâng, đánh kẻ chạy đi không ai đánh kẻ chạy lại…” là phương châm sống của một số người chồng, người vợ bị bạn đời phản bội. Họ hi vọng, với sự vị tha, độ lượng của mình sẽ thức tỉnh người u mê, lầm lỗi, cho họ một lối về tránh gia đình đổ vỡ. Tuy nhiên, không phải người chồng, người vợ nào cũng biết thức tỉnh trước sự vị tha của người bạn đời.
Hạnh phúc ngoài dự tính

Hạnh phúc ngoài dự tính

(PNTĐ) - Có 3 người con trai, nhưng ông Sơn - bà Xuân chưa từng thấy hạnh phúc. Anh cả công tác trong ngành quân đội, anh thứ là thợ cơ khí giỏi, anh út là chủ nhà hàng, cả 3 anh đều đã lập gia đình. Trong nhà luôn êm ấm, chưa hề thấy cãi vã. Nhưng điều mà ông Sơn bà Xuân cho là hạnh phúc, ấy là một thằng cháu trai.
Con gái của mẹ đã lớn

Con gái của mẹ đã lớn

(PNTĐ) - Sinh nhật bạn thân, nó rủ tôi: “Hay là đêm nay mày ngủ lại đây luôn với tao. Một năm tao mới có một lần sinh nhật, tội gì mà về sớm. Tý nữa mấy đứa ra ngoài “quẩy” cho đã”.
Chuyện khó nói trong hôn nhân: Khó vẫn cần nói

Chuyện khó nói trong hôn nhân: Khó vẫn cần nói

(PNTĐ) - Lâu nay, một số người thường ngại đề cập tới vấn đề chăn gối vợ chồng, cho rằng đó là chuyện tế nhị, cần được giấu kín. Tuy nhiên, tình dục lại có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống hôn nhân, thậm chí nhiều cặp vợ chồng chia tay chỉ vì không hòa hợp trong tình dục.