Chia sẻ khó khăn với người có H

Chia sẻ

PNTĐ-Mỗi lần trò chuyện với bệnh nhân, Thành trở về với nhiều suy tư. Anh nghĩ mình nên làm gì đó để bảo vệ những người phụ nữ yếu thế, hay không để người nhiễm HIV/AIDS phải bỏ điều trị.

 
Với mong muốn “tất cả bệnh nhân HIV/AIDS đều được điều trị và có thẻ Bảo hiểm y tế để có thể thụ hưởng các quyền lợi chăm sóc sức khoẻ”, thạc sĩ Trần Chí Thành và các cộng sự đến từ nhóm Tổ chức phi lợi nhuận Thông tư 15 Bảo hiểm y tế cho bệnh nhân nhiễm HIV, đại học Y tế công cộng Hà Nội đã bỏ công sức thực hiện một dự án có tên “Bảo hiểm y tế cho người có H”.
 
Chia sẻ khó khăn với người có H - ảnh 1
Thạc sỹ Trần Chí Thành mong muốn “tất cả bệnh nhân HIV/AIDS đều được điều trị và có thẻ Bảo hiểm y tế để có thể thụ hưởng các quyền lợi chăm sóc sức khoẻ

 
Trần Chí Thành là Thạc sỹ nghiên cứu y khoa, có kinh nghiệm nghiên cứu về HIV/AIDS đã gần 20 năm. Hiện, anh đang làm dự án “Đào tạo và nghiên cứu học thuật hợp tác giữa Thuỵ Điển và Việt Nam” và dự tuyển học nghiên cứu sinh về lĩnh vực y tế công cộng HIV/AIDS theo dự án của Viện Karolinkska Thuỵ Điển tại Việt Nam phối hợp với Đại học Y Hà Nội. 
 
Đặc thù công việc khiến Thành có nhiều cơ hội tiếp xúc với người có HIV/AIDS và lắng nghe câu chuyện của họ. Đó có thể là một người vợ, bị lây nhiễm HIV/AIDS thụ động từ chồng. Sau đó, vì không được phát hiện sớm, chị lại mang bầu nên em bé đã có nguy cơ lây bệnh từ mẹ khi còn chưa kịp chào đời. Lại có chị, mãi tới khi phát bệnh mới biết mình bị lây nhiễm HIV/AIDS từ người chồng đã qua đời trước đó.
 
Đến nay, chị và con gái đã 18 tuổi đều đang sử dụng thuốc uống điều trị ARV. Đó cũng có thể là một bệnh nhân nam, vì không thể chịu được chi phí điều trị HIV/AIDS nên đã bỏ điều trị, làm bệnh nặng hơn, nguy cơ tử vong cao hơn và còn tạo ra chủng virus HIV kháng thuốc; và có cả những người trẻ, lẽ ra đang trong giai đoạn lập thân, lập nghiệp, đóng góp sức lực, trí tuệ cho xã hội thì lại ốm đau vì bệnh tật…
 
Mỗi lần trò chuyện với các bệnh nhân, Thành trở về với rất nhiều suy tư. Anh nghĩ mình nên làm gì đó để bảo vệ những người phụ nữ yếu thế, hay không để người nhiễm HIV/AIDS phải bỏ điều trị. Bởi trong khi các nhà khoa học chưa tìm ra được thuốc chữa khỏi căn bệnh HIV/AIDS thì giải pháp tốt nhất là chăm sóc điều trị và hỗ trợ tốt người sống với HIV, để giảm khả năng lây lan bệnh ra cộng đồng.
 
Và thế là, Thành đã rất nỗ lực để làm sao tăng tỷ lệ người nhiễm HIV/AIDS được trang bị thẻ bảo hiểm y tế (BHYT). Theo số liệu Thành thu thập được, hiện còn nhiều bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS chưa có thẻ BHYT để điều trị bệnh. Trước đây, Thành đã từng thực hiện một đề án tương tự về khám chữa bệnh HIV/AIDS bằng BHYT tại bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội. Đề án này được nhận tài trợ từ Tổ chức Y tế Thế giới phối hợp với đại học Y tế Cộng cộng Hà Nội trong 2 năm 2016-2017 và đã triển khai rất hiệu quả. Vì thế, sang năm 2018, Thành và các cộng sự đã bắt tay vào triển khai dự án mới là “BHYT cho người nhiễm HIV” nhằm đưa các kết quả nghiên cứu của đề án trước đó vào áp dụng giải quyết ở mức ứng dụng cho cộng đồng...  
 
Thành chia sẻ, thực tế, nhóm cộng đồng người có H rất cần giúp đỡ, nhưng họ lại khó tiếp cận vì luôn có tâm lý đề phòng và rất dễ bị tổn thương. Vì thế, để thực hiện dự án, các thành viên trong nhóm đã phải liên kết với cơ sở y tế, nhóm đồng đẳng viên để tạo mối quan hệ và xây dựng niềm tin với các bệnh nhân. Có bệnh nhân, nhóm còn phải trở đi trở lại rất nhiều lần mới thuyết phục được họ, động viên họ hòa nhập với xã hội. Đã có bạn trẻ, khi biết mình bị HIV/AIDS từng rất buồn chán, thậm chí còn nghĩ đến cái chết. Thành đã thuyết phục bạn hãy tích cực điều trị bệnh bằng thẻ BHYT và rằng bạn ấy vẫn có thể làm được nhiều việc có ích.
 
Cuối cùng, bạn trẻ đó đã “bị” Thành thuyết phục, không những lạc quan, vui vẻ chữa bệnh mà còn trở thành tuyên truyền viên, cùng với Thành giải thích cho những người cùng hoàn cảnh với mình về tác dụng của thẻ BHYT cũng như không nên bi quan, nản chí. 
 
Hiện nay, vấn đề khó khăn nhất của nhóm vẫn là tìm kiếm các nguồn lực tài trợ tài chính bền vững để có thể hoạt động được. Nhưng, Thành và cộng sự không nản chí mà luôn tận dụng mọi cơ hội, kêu gọi sự chung tay từ cộng đồng. Nhóm mong muốn sẽ triển khai dự án ở nhiều địa bàn vì người nhiễm HIV/AIDS ở đâu cũng cần được cộng đồng quan tâm, chia sẻ khó khăn. 
 
Lê Anh 

Tin cùng chuyên mục

Kỹ năng sơ cứu tai nạn thường gặp

Kỹ năng sơ cứu tai nạn thường gặp

(PNTĐ) - Theo BS Ngô Đức Hùng - Trung tâm Cấp cứu A9 (BV Bạch Mai), sơ cấp cứu là hành động trợ giúp và chăm sóc ban đầu đối với người bị nạn ngay tại hiện trường; sử dụng phương tiện, dụng cụ có sẵn tại chỗ, khi chưa có sự hỗ trợ của nhân viên y tế; mọi người đều có thể tham gia (được đào tạo – sẵn sàng tham gia).
Sự cố y khoa tại BV Thu Cúc: Bộ Y tế nói gì?

Sự cố y khoa tại BV Thu Cúc: Bộ Y tế nói gì?

(PNTĐ) - Liên quan đến sự cố y khoa trường hợp tử vong thai nhi là con chị Trần Ngọc Diệp khi đến khám thai và sinh con tại Bệnh viện đa khoa Quốc tế Thu Cúc tháng 3/2024, Bộ Y tế vừa có công văn yêu cầu đơn vị thực hiện giải quyết sự cố y khoa nêu trên theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
Tiêm cồn tuyệt đối điều trị u nang tuyến giáp

Tiêm cồn tuyệt đối điều trị u nang tuyến giáp

(PNTĐ) - Nang tuyến giáp là bệnh lý khá phổ biến hiện nay. Dù đa phần bệnh mang yếu tố lành tính nhưng cũng gây ảnh hưởng tới cuộc sống và sức khỏe của người bệnh. Xu hướng điều trị mới, can thiệp không phẫu thuật hay can thiệp tối thiểu như phương pháp tiêm cồn tuyệt đối đang ngày càng được quan tâm, vì tính hiệu quả, nhanh chóng và ít tốn kém hơn so với phẫu thuật.