Nhận biết viêm phế quản, viêm phổi ở trẻ

Chia sẻ
 
Thời gian gần đây, con gái (5 tuổi) của tôi thi thoảng lại bị ho, chảy nước mũi kèm sốt nhẹ. Tôi không biết làm sao để phân biệt dấu hiệu cảm cúm thông thường với triệu chứng viêm phổi, viêm phế quản ở trẻ để kịp thời đưa con tới bệnh viện khám, chữa. Mong bác sĩ tư vấn giúp.
 
Trần Thị Hoa (Ba Vì, Hà Nội)
 
Bệnh đường hô hấp được chia thành 2 nhóm lớn: bệnh đường hô hấp trên và bệnh đường hô hấp dưới. Trong đó, bệnh đường hô hấp dưới (viêm phổi, viêm phế quản) tuy ít gặp hơn nhưng lại vô cùng nguy hiểm, dễ gây tử vong, đặc biệt với trẻ nhỏ. Vì vậy, trong thời điểm thời tiết giá lạnh, cha mẹ cần chú ý, phát hiện sớm những dấu hiệu của bệnh để chăm sóc, điều trị cho trẻ kịp thời.
 
Dấu hiệu quan trọng nhất để nhận biết bệnh về đường hô hấp là: ho, chảy nước mũi, sốt, có thể chảy nước tai, khó thở (thường là của bệnh đường hô hấp trên). Vì vậy, nếu trẻ chỉ có triệu chứng ho, sốt hoặc chảy nước mũi… và cháu vẫn ăn chơi bình thường thì bạn không nhất thiết phải đưa con đi bệnh viện, chỉ cần ở nhà chăm sóc. Nếu bé ho, bạn có thể dùng một vài loại thuốc ho, Đông y hay Tây y đều được. Nếu bé sốt không quá cao, bạn có thể giảm sốt cho con bằng cách chườm mát ở nhà. Trường hợp bé bị chảy nước mũi thì có thể dùng nước muối nhỏ mũi, kết hợp ăn uống đầy đủ… Tuy nhiên, điều quan trọng là phải theo dõi diễn tiến của bệnh để phát hiện kịp thời các dấu hiệu nặng.
 
Cách theo dõi bao gồm: Quan sát những dấu hiệu bất thường về thở và biểu hiện bên ngoài. Theo đó, bạn có thể quan sát nhịp thở của trẻ bằng cách theo dõi sự lên xuống của lồng ngực. Nếu thấy các nhịp thở chậm rãi, đều thì không sao, nhưng nếu thấy đột nhiên nhịp thở phồng lên, hạ xuống nhanh bất thường, thở mạnh, khi vén ngực trẻ lên thì thấy lồng ngực khi thở lõm sâu, cánh mũi thở phập phồng… thì đó là dấu hiệu sớm để nhận biết bệnh đường hô hấp dưới (viêm phổi, viêm tiểu phế quản). Với biểu hiện bên ngoài: Nếu mọi khi trẻ ăn chơi bình thường, hôm nay trẻ ngồi 1 chỗ, ăn ít hẳn đi, ăn vào lại nôn ra vì khó thở hoặc nếu trẻ nhỏ đang bú lại bú sữa được… thì đó có thể là dấu hiệu bệnh nặng, cần cho trẻ đi khám ngay.
 
 
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng 
(Nguyên Trưởng khoa Nhi, bệnh viện Bạch Mai)

Tin cùng chuyên mục

5 loại rối loạn hoang tưởng nhiều người thường bị

5 loại rối loạn hoang tưởng nhiều người thường bị

(PNTĐ) - Theo ThS.BSNT Nguyễn Thị Hoa - Phòng rối loạn loạn thần và y học tự sát, Viện Sức khoẻ tâm thần (BV Bạch Mai) cho biết, hoang tưởng là tình trạng một người suy nghĩ, phán đoán sai lầm, ko phù hợp với thực tế, do bệnh lý tâm thần gây ra, không thể giải thích, đả thông được.
Kỹ năng sơ cứu tai nạn thường gặp

Kỹ năng sơ cứu tai nạn thường gặp

(PNTĐ) - Theo BS Ngô Đức Hùng - Trung tâm Cấp cứu A9 (BV Bạch Mai), sơ cấp cứu là hành động trợ giúp và chăm sóc ban đầu đối với người bị nạn ngay tại hiện trường; sử dụng phương tiện, dụng cụ có sẵn tại chỗ, khi chưa có sự hỗ trợ của nhân viên y tế; mọi người đều có thể tham gia (được đào tạo – sẵn sàng tham gia).
Sự cố y khoa tại BV Thu Cúc: Bộ Y tế nói gì?

Sự cố y khoa tại BV Thu Cúc: Bộ Y tế nói gì?

(PNTĐ) - Liên quan đến sự cố y khoa trường hợp tử vong thai nhi là con chị Trần Ngọc Diệp khi đến khám thai và sinh con tại Bệnh viện đa khoa Quốc tế Thu Cúc tháng 3/2024, Bộ Y tế vừa có công văn yêu cầu đơn vị thực hiện giải quyết sự cố y khoa nêu trên theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.