Phòng ngừa, điều trị cúm mùa bằng vị thuốc dân gian

Chia sẻ

PNTĐ-Cúm mùa có thể đề phòng bằng một số vị thuốc Đông y sẵn có.

 
Sự gia tăng bệnh nhân mắc cúm mùa phải nhập viện cấp cứu trong thời gian gần đây, đặc biệt trường hợp 1 thai phụ 31 tuổi, mang song thai ở tuần 24 tử vong sau khi bệnh diễn tiến nặng khiến nhiều người lo lắng. Tuy nhiên, cúm mùa có thể đề phòng bằng một số vị thuốc Đông y sẵn có.
 
Phòng ngừa, điều trị cúm mùa bằng vị thuốc dân gian - ảnh 1
Tía tô là vị thuốc trị cúm hiệu quả. Ảnh minh họa

 
Theo lương y Lê Xuân Hải (Chủ tịch Hội Đông y quận Đống Đa, Hà Nội), tiết trời mùa Xuân, nhiệt độ thay đổi thất thường, nồm ẩm như hiện nay là điều kiện thuận lợi cho virus phát triển, gây ra nhiều loại bệnh. Trong đó,chủ yếu là bệnh lý liên quan đến đường hô hấp. Nguyên nhân do độ ẩm trong không khí cao, hơi ẩm theo đường thở vào phổi không thoát ra được; hoặc một số trường hợp mặc ấm quá, khi đổ mồ hôi, hơi nước không thoát được, ngấm ngược vào trong qua da, gây nhiễm lạnh, khiến cơ thể suy yếu. Khi sức đề kháng giảm, nếu vô tình nhiễm phải virus gây bệnh đang phát tán trong không khí, nguy cơ người dân mắc cúm mùa rất cao.
 
Tùy từng thể trạng mà triệu chứng và mức độ nặng - nhẹ của bệnh cúm mùa ở mỗi người khác nhau. Đa phần người bệnh có những biểu hiện lâm sàng dễ thấy giống với bệnh cúm thông thường như: hắt hơi, sổ mũi, đau rát họng, ho, đau đầu, đau thái dương, toàn thân nhức mỏi…
 
Tuy nhiên, người mắc cúm mùa (cúm do virus) có thêm những dấu hiệu đặc trưng khác như: một số sốt cao trên 380C hoặc không sốt nhưng sợ lạnh, chảy nước mắt nhiều, thậm chí mắt đỏ, đau hốc mắt, khò khè khó thở. Với người có sức đề kháng tốt, những triệu chứng trên chỉ ở mức nhẹ, dễ dàng điều trị khỏi trong khoảng 1 tuần. Ở bệnh nhân sức đề kháng kém (đặc biệt người già, trẻ em, phụ nữ đang mang thai, người có tiền sử mắc bệnh mạn tính), trường hợp điều trị khi mắc cúm đã lâu, bệnh có thể chuyển biến thành viêm phổi, thậm chí gây phù phổi, tràn dịch màng phổi… nguy hiểm tới sức khỏe, đe dọa tính mạng.
 
Lương y Lê Xuân Hải cho biết, phòng ngừa cúm mùa theo Đông y, quan trọng nhất là làm ấm phổi để không bị ngưng đọng hơi nước trong cơ thể, tăng thể trạng phế khí giúp kháng lại virus gây bệnh. Một số thảo dược sẵn có trong mỗi gia đình như: tía tô (tô diệp), hành hoa (thông bạch), củ sả, gừng, tía tô, hoa hồi là những vị thuốc hữu hiệu giúp phòng bệnh.
 
Với tía tô, sau khi rửa sạch, người dân có thể chế biến lá và cành (tô ngạnh) theo 3 cách: xay sống lấy nước uống; hãm với nước sôi để uống thay nước lọc; hoặc ăn kèm cháo nóng; có công dụng làm ấm trung tiêu (vùng ngực, bụng), giúp cơ thể thông thoát khí. Hành hoa dùng cả củ để nấu cháo giúp người bệnh toát mồ hôi, thoát dịch. Gừng tươi đập dập hoặc thái lát hãm với nước nóng, có thể kết hợp thêm chút mật ong giúp làm ấm cơ thể.
 
Sả củ rửa sạch, thái mỏng (1-2 củ) đem hãm hoặc đun sôi để uống thay nước lọc. Lá lốt dùng nấu cháo, nấu canh, chế biến món ăn… cũng có tác dụng giải cảm, giúp cơ thể bớt đau mỏi, làm ấm trung tiêu, phòng ngừa cúm mùa. Với hoa hồi khô (6-8gr/ngày), người dân có thể cho kèm cam thảo, hãm với nước nóng, dùng thay nước lọc.
 
Một cách điều trị dân gian được nhiều người sử dụng trong tiết trời Xuân nồm ẩm hiện nay để làm dứt các triệu chứng của cúm là xông nước lá. Nồi nước thường có các thành phần: lá xả, cây hoa ngũ sắc, lá bưởi, ngải cứu, cúc tần, lá tre, tía tô, bạc hà. Cách điều trị này hiệu quả với những người bị cúm, có dấu hiệu nhiễm lạnh, sốt cao nhưng không toát mồ hôi, kèm theo sợ lạnh, hắt hơi, ngạt mũi, ho, viêm họng nhẹ.
 
Tuy nhiên, theo lương y Lê Xuân Hải, một số trường hợp có dấu hiệu như: người sốt nhưng không có cảm giác sợ lạnh; ho nặng, tiếng đục, đờm nhiều; sốt cao trên 39,50C; người huyết áp cao, có tiền sử tim mạch tuyệt đối không nên áp dụng. 
 
Ngoài tận dụng các vị thuốc sẵn có trong gia đình để phòng ngừa cúm mùa, để điều trị, Đông y thường áp dụng bài thuốc “Ngọc bình phong tán”, với các thành phần: phòng phong 8gr, hoàng kỳ 12gr, bạch truật 12gr, táo quả 3 trái, cam thảo 4gr, cây bọ mẩy 20gr. Đem sắc các vị trên với 3 bát nước, cô lại còn 1 bát, uống trong 1 ngày. Dùng 3-5 ngày bệnh sẽ khỏi. Tùy theo triệu chứng mỗi người, bài thuốc có thể gia giảm thêm các vị khác bổ sung như: quế chi, tế tân, cát cánh, hạnh nhân, đẳng sâm, tử uyển, đình lịch 8gr…
 
Phụ nữ mang thai khi mắc các dấu hiệu cúm mùa, có thể được điều trị bằng bài thuốc gồm các vị: cành tía tô 30-40gr, ngải cứu tươi 20-40gr, bạch truật 15-20gr; đem sắc với 3 bát nước, cô lại còn 2 bát, chia 3 lần uống trong ngày; vừa giúp tăng sức đề kháng để khỏi bệnh, vừa có tác dụng dưỡng thai.
 
Thảo Hương

Tin cùng chuyên mục

Nam giới thủ dâm có gây yếu sinh lý và rụng tóc?

Nam giới thủ dâm có gây yếu sinh lý và rụng tóc?

(PNTĐ) - Thủ dâm ở nam giới là hành động tự kích thích dương vật bằng tay hoặc các dụng cụ hỗ trợ để đạt được cực khoái. Có nhiều quan điểm cho rằng việc thủ dâm nhiều có thể gây rụng tóc ở nam giới. Tuy nhiên, không có bằng chứng nào khẳng định cho quan điểm này.
Đẩy mạnh sự phát triển của phong trào võ thuật truyền thống

Đẩy mạnh sự phát triển của phong trào võ thuật truyền thống

(PNTĐ) - Trong 2 ngày 23 - 24/12, Đại hội đại biểu Hội Võ Thiên Môn Đạo TP Hà Nội nhiệm kỳ IV đã diễn ra tại UBND xã Hòa Nam, huyện Ứng Hòa, TP Hà Nội. Với tinh thần trách nhiệm, tập trung trí tuệ tập thể, thẳng thắn nghiêm túc kiểm điểm đánh giá tổng kết vai trò trách nhiệm của BCH Hội và từng cán bộ Hội viên trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao. đại hội đã rút ra những bài học quý báu, đề ra phương hướng khắc phục những mặt tồn tại, phát huy điểm mạnh đã đạt được trong nhiệm kỳ qua.
An toàn tình dục cho tuổi teen

An toàn tình dục cho tuổi teen

(PNTĐ) - Thiếu hiểu biết về cách quan hệ tình dục an toàn, cách phòng tránh thai đã gây nhiều hệ lụy, nhiều trẻ em gái mang thai sớm, mắc bệnh phụ khoa, phá thai sớm...
Cùng cổ vũ nhau sống cuộc sống lành mạnh

Cùng cổ vũ nhau sống cuộc sống lành mạnh

(PNTĐ) - Là một hoạt động hấp dẫn thông qua việc sử dụng ứng dụng trên điện thoại thông minh, Giải chạy Herbalife Run đã chào đón hơn 54.000 người tham gia trên khắp khu vực Châu Á Thái Bình Dương kể từ năm 2020.