Vào đời bằng lối đi riêng

Chia sẻ

PNTĐ-Thay vì chọn tiếng Anh, Pháp, Đức… một số bạn trẻ đã học những ngoại ngữ được cho là ít “hot “ hơn như: Lào, Campuchia, Arập, Nga… và rất hài lòng với lối đi riêng ấy của mình.

 
 
Vào đời bằng lối đi riêng - ảnh 1
Nguyễn Diệu Hồng làm phiên dịch cho đoàn Phụ nữ Thủ đô Viêng Chăn (Lào) sang thăm và làm việc với Hội LHPN TP Hà Nội năm 2018

Sau khi tốt nghiệp THPT năm 2004, cô gái 8x Nguyễn Thị Diệu Hồng đã có quyết định khiến không ít người ngỡ ngàng. Hồng không thi đại học trong nước mà sang Lào học ngành Quản trị Luật tại trường đại học (ĐH) Quốc gia Lào trong thời gian 6 năm, gồm 1 năm đầu học tiếng, năm thứ 2 học dự bị đại học và 4 năm sau học chuyên ngành. 
 
Hồng chia sẻ: Du học ở Lào có lợi thế chi phí ăn học rẻ gần như bằng ở Việt Nam. Từ Hà Nội sang Viêng Chăn, Thủ đô của Lào khá gần, chỉ khoảng 800km, tương đương với khoảng cách từ Hà Nội vào Đà Nẵng nên việc đi lại thăm gia đình của du học sinh không quá vất vả.
 
Kết thúc thời gian học Hồng trở về nước và nhanh chóng được nhiều cơ quan, doanh nghiệp Việt mời phiên dịch trong các buổi làm việc với đối tác Lào. Sau đó, Hồng đã thi đỗ vào vị trí phóng viên của ban tiếng Lào tại một cơ quan Nhà nước lớn. Mới đây, Hồng đã cùng gia đình sang định cư tại Lào và làm phiên dịch tiếng Việt cho các công ty Lào khi giao thương với công ty Việt. Hồng cho biết, cuộc sống hiện tại của cô khá ổn định. Nhìn chung, cô hài lòng với việc trước đây đã chọn học tiếng Lào.
 
Trường THPT chuyên Nguyễn Huệ, quận Hà Đông có 3 khoa chuyên ngoại ngữ: tiếng Anh, Pháp, Nga là nơi Hồng đã từng học. Mặc dù điểm đầu vào của hệ chuyên Nga không cao bằng các hệ chuyên ngoại ngữ khác, nhưng không vì thế mà học sinh học chuyên tiếng Nga có ít cơ hội thành công hơn. Bà Lê Thị Hiền, giáo viên hệ chuyên Nga cho biết: Nhiều học sinh của bà sau tốt nghiệp THPT vẫn tiếp tục chọn học tiếng Nga ở trường đại học. Sau khi ra trường, các em có thể trở thành giảng viên tiếng Nga ở trường ĐH, phiên dịch viên, nhân viên của các công ty, doanh nghiệp… có sử dụng tiếng Nga tại Việt Nam.
 
Ngoài ra, hàng năm, Chính phủ Nga và Việt Nam còn dành hàng trăm suất học bổng toàn phần, tài trợ học phí, sinh hoạt phí, ăn, ở dành cho đào tạo bậc tiến sĩ, thạc sĩ, cử nhân, ngắn hạn tại Nga. So với các ngoại ngữ khác, số lượng học bổng được cấp để du học Nga khá dồi dào. Học sinh THPT, nếu giành giải trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia môn tiếng Nga, Olympic tiếng Nga… sẽ có nhiều cơ hội trúng tuyển các suất học bổng này. Khi du học, các em có thể học chuyên về ngôn ngữ Nga hoặc dùng tiếng Nga như một công cụ để học du lịch, công nghệ thông tin, dịch vụ… Nhờ đó, sau này, các em sẽ tăng cơ hội tìm được việc làm tốt ở các ngành, nghề khác nữa. 
 
Cũng như vậy, hiện nay, nhiều bạn trẻ học giỏi tiếng Ả-rập có thể tìm kiếm cơ hội việc làm ở một số đại sứ quán, làm biên, phiên dịch hay dạy tiếng Ả-rập ở các trung tâm xuất khẩu lao động. Thu nhập cho phiên dịch viên được trả 300 - 500 USD cho 8 tiếng phiên dịch/ngày. Ngoài ra, bạn trẻ còn có thể sang I-ran, I-rắc, Ả-rập Xê-út làm việc…
 
Tuy nhiên, dù học ngoại ngữ nào, muốn thành công, các bạn trẻ cũng phải học cho giỏi chứ không chỉ dừng ở mức giao tiếp giản đơn. Ngoài ra, các bạn trẻ nên xác định mình học ngoại ngữ đó để làm gì. Đơn cử phiên dịch viên phải có nền kiến thức tốt, hiểu về lĩnh vực mình đang phiên dịch. Nếu không, dù học ngoại ngữ hiếm, bạn trẻ cũng sẽ có ít cơ hội hoặc không nhận được sự chọn lựa từ các doanh nghiệp, công ty mời làm việc. 
 
Còn theo Hồng, làm chủ một ngoại ngữ đã khó, với ngoại ngữ ít “hot” càng khó hơn. Vì thế, bạn trẻ phải quyết tâm, kiên trì nếu không dễ chán nản. Trong số các du học sinh cùng du học với Hồng tại  Lào vẫn có một vài người bỏ cuộc, rẽ ngang.
 
Hiện nay đang là thời điểm bạn trẻ lớp 12 cân nhắc, chọn ngành, nghề trong tương lai. Từ chính kinh nghiệm mà Diệu Hồng và cô Lê Thị Hiền chia sẻ, các bạn trẻ đang đứng trước ngưỡng cửa vào đời hãy chọn cho mình lối đi phù hợp với khả năng, sở thích, mong muốn. Nếu con đường đó không có đông người lựa chọn cũng đừng lo lắng. Thành công sẽ đến với người dũng cảm, thông minh, dám đi đến tận cùng.
 
 
T.T 

Tin cùng chuyên mục

Đồng hành cùng con “vượt vũ môn”

Đồng hành cùng con “vượt vũ môn”

(PNTĐ) - “Việc học thi là việc của con, việc của cha mẹ là hỗ trợ con làm tốt việc học của mình. Cha mẹ cần ý thức rõ vai trò hỗ trợ của mình mà không phải sống thay, quyết định thay cho con” – chuyên gia tâm lý Trần Thị Mạnh Linh cho biết.
 Quảng Bình: 350 học sinh, giáo viên và cha, mẹ tham gia Camp truyền thông CLB Teenyeeu 24h về giới và pháp luật

Quảng Bình: 350 học sinh, giáo viên và cha, mẹ tham gia Camp truyền thông CLB Teenyeeu 24h về giới và pháp luật

(PNTĐ) - Chương trình Camp truyền thông Teenyeeu nhằm giới thiệu hoạt động Dự án Mô hình CLB Teenyeeu 24h là hoạt động thuộc Dự án “Mô hình CLB Teenyeeu 24h thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em trong xây dựng quy tắc ứng xử tại tổ chức giáo dục dưới góc nhìn giới và nâng cao năng lực truyền thông, góp ý xây dựng pháp luật về giới và tình dục” triển khai tại 3 địa phương là Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Quảng Bình từ tháng 6/2023 đến tháng 5/2024.
Tuyệt đối không thu các khoản ngoài quy định

Tuyệt đối không thu các khoản ngoài quy định

(PNTĐ) - Năm học 2024 - 2025, học sinh đầu cấp tại Hà Nội tăng khoảng 70.000 (chưa tính học sinh cấp mầm non) so với năm học 2023-2024. Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Hà Nội yêu cầu các đơn vị, trường học tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, tuyển sinh bằng hình thức trực tuyến để tránh quá tải. Đặc biệt, các trường tuyệt đối không được vận động, quyên góp, thu các khoản ngoài quy định khi tuyển sinh.
Phát động Cuộc thi viết “Sức khỏe học đường - Vì chất lượng nguồn nhân lực đất nước“

Phát động Cuộc thi viết “Sức khỏe học đường - Vì chất lượng nguồn nhân lực đất nước“

(PNTĐ) - Sáng 16/4, Tạp chí Công dân và Khuyến học tổ chức lễ ra mắt chuỗi tọa đàm và phát động cuộc thi viết "Sức khỏe học đường - Vì chất lượng nguồn nhân lực đất nước". Chuỗi tọa đàm và Cuộc thi viết là diễn đàn kết nối các chuyên gia, nhà báo, nhà giáo, phụ huynh, học sinh, sinh viên…