Mẹ chồng - nàng dâu trên thuận dưới hòa

Chia sẻ
 
Tôi có cái tật tự thưởng cho mình sau những giờ làm việc là đi la cà hàng xóm. Vừa bước chân đến ngôi nhà chị T, tôi đã thấy một bà già tóc bạc phơ, tay thoăn thoắt đan len vừa chuyện trò với cậu em rể tóc trắng chẳng khác gì chị. Tôi đùa: “Sao sáng nào chị cũng mời ông B sang uống nước mà chị không mời em?”.
 
Chị thanh minh: “Bác thông cảm, em gái tôi đi sớm quá mình chẳng biết gì để an ủi cậu, thôi thì chén nước chè buổi sáng cho chị em gần nhau”. Tôi cười. Chị là gái làng cổ, sinh ra trong gia đình “quá giàu” chị em. Từ 12-13 tuổi đã theo mẹ rong ruổi gánh thuốc lá đi gánh khắp nơi. Đến khi Thủ đô giải phóng xin vào làm cho công ty xây dựng Hà Nội.
 
Anh là bộ đội về tiếp quản Thủ đô, đóng quân ngay trong đình làng (thời ấy mới giải phóng bộ đội chưa có doanh trại ở tạm các đình chùa trong làng), họ quen nhau, anh tình nguyện ở lại làm rể. Suốt ngày lưng trần, quần đùi bạc màu, vác cuốc đi tìm chỗ nào đất bỏ hoang thì cuốc xới trồng cây thuốc.
 
Rồi, 3 đứa trẻ ra đời: đầu lòng một ả tố nga, ngay sau là 2 cậu. Cậu cả hiền lành, cậu thứ hai nghịch ngợm không ai bằng, hậu quả để lại là mất một ngón tay cái vì đốt pháo. Chị xin nghỉ việc ở công trường về nhà chăm con và thay mẹ gánh thuốc đi chợ. Các con khôn lớn. Anh bộ đội quá mệt mỏi cũng bỏ chị ra đi. Một mình lo dựng vợ gả chồng cho con. Con gái về nhà chồng, cậu lớn lấy cô vợ hiền lành, sau thời gian đi nghĩa vụ học được nghề điện nước, ở chung với mẹ.
 
Mẹ chồng - nàng dâu trên thuận dưới hòa - ảnh 1


 
 Cậu thứ hai cưới cô vợ sắc sảo hơn, cũng theo nghề xây dựng. Mẹ chồng – hai nàng dâu, mỗi người một vẻ. Thôi đành, hai đứa hai nhà khác nhau, tính tình chẳng giống nhau, chúng có thể bằng mặt nhưng không bằng lòng… Chị làm trung gian hòa giải. Lũ cháu lần lượt ra đời, bà trông cho tất, các con cứ yên tâm đi kiếm ăn. Nhà cửa trở nên chật chội, chị lấy đất 5% hợp tác xã chia giao cho cậu hai:
 
“Chúng mày tự xoay xở mà trông nhau”. Mọi việc trong gia đình: từ thờ cúng ông bà, cha mẹ, việc hiếu, việc hỷ chị lo tất. Gánh thuốc lá nhường lại cho con dâu trưởng để kiếm đồng ra đồng vào. Tiền chợ của chị chẳng được bao, các con tự nguyện đóng góp… Nên mọi việc trong nhà, ngoài họ, chị đều tươm tất, chẳng bao giờ thấy chị to tiếng với con dâu, với các cháu. Các cháu chị ngoan ngoãn, kính trọng bà, hàng xóm nể nang. 
 
Chị vui vẻ bảo tôi: “Lúc bé nhà không có điều kiện tôi chỉ học được ba chữ ở lớp bình dân học vụ. Đến bây giờ, tôi chỉ còn biết ký tên mình thôi bác ạ! Thế mà nhiều năm nay chị làm tổ trưởng phụ nữ, lại còn bị tôi lợi dụng cái đầu bạc trắng của chị để quản lý trẻ nghiện ở khu dân cư, tham gia quản lý di tích đình làng, tôi phục chị có trí nhớ tốt. Ở đâu có chị, ở đó đều tươm tất. Nhiều lúc, tôi hỏi cô dâu trưởng: “Sống với mẹ thế nào con?”.
 
Con dâu liếc nhìn mẹ: “Mẹ cháu chỉ có cái nói nhiều, lúc mới về cháu cũng thấy khó chịu, nhưng quen dần, mẹ nói đúng mình phải nhớ và làm theo thôi”. Chị cười để lộ hàm răng trắng bóng. Ngày nay có những người mẹ chồng như thế đấy, họ ít học nhưng họ cư xử với con dâu thật ấm áp, coi con dâu như con đẻ, con dâu có gì sai nói ngay, con dâu xem mẹ chồng như mẹ đẻ.
 
Tôi chứng kiến một gia đình học nhiều, ngày đón dâu mẹ chồng cầm trong tay một chùm chìa khóa nặng (chẳng biết bao nhiêu cái) đứng trước bàn dân thiên hạ tuyên bố “Từ nay mọi việc trong nhà trao lại cho chị”, mọi người đưa dâu, trố mắt nhìn, lắc đầu. Trong thực tế, sau ngày đón dâu mọi việc đều là quyền mẹ chồng. Mẹ luôn bắt bẻ, sao đi không thưa, về không trình… Vì thực tế, con dâu là nhà khoa học, có đi sớm về muộn. Lúc đi bố mẹ còn ngủ, lúc về bố mẹ đóng cửa xem tivi, con dâu nào dám lên thưa với trình, có lúc mẹ chồng còn xui con bỏ vợ.
 
Thế rồi, bệnh tật ập đến hết bố rồi lại mẹ ốm, con dâu thu xếp từ A-Z, kể cả thay quần áo cho bố chồng… Nên cả hai cùng gạt bỏ cá nhân, chia sẻ buồn vui với nhau, kiên nhẫn lắng nghe. Nàng dâu hãy nhìn mẹ chồng bằng con mắt của mẹ, vì mẹ chồng yêu con trai – bạn đời của mình, yêu con của mình sinh ra, gắn bó cả đời với họ. Cả hai không nên can thiệp quá sâu vào cuộc sống của nhau.
 
Các mẹ chồng – nàng dâu có thể suy ngẫm có làm được không? “Con gái là con người ta! Con dâu mới thật mẹ cha mua về”. 
 
Và từ đó mẹ chồng học cũng phải thay đổi cách đối xử với con dâu.
 
Các bạn có thấy vậy không? Cách cư xử của mẹ chồng, người có quyền sinh ra con trai, họ luôn sợ con trai chia sẻ tình yêu với con dâu, con dâu là con người ta được con mình yêu. Hai người đàn bà cùng sở hữu một người đàn ông, sao giữa họ không có mâu thuẫn?
 
Người con trai ở giữa im lặng là vô trách nhiệm, còn vội nói ý mình ra sẽ tổn thương một trong 2 người. Mẹ chồng bực mình với con dâu, thêm ít mắm ít muối kể lể lại với chồng nó, có thể làm hai trẻ đang yêu nhau bực mình, có khi thượng cẳng tay, hạ cẳng chân dẫn đến chúng chia tay, nếu như chúng đã có con thì thiệt thòi nhất là lũ trẻ. Sao mẹ chồng không nghĩ con dâu chính là người sinh ra cho mình những đứa cháu, người thờ phụng mình lúc tuổi già và mẹ chồng cũng từng làm dâu kia mà, sao không thông cảm cho nó.
 
Con dâu sao không tìm cách xem mẹ chồng như mẹ đẻ, thỉnh thoảng con dâu nịnh mẹ vài câu để mẹ mát ruột mát lòng. Mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu không tránh khỏi. Các cô dâu tây ngày nay rất ngại sống chung với nhà chồng. Họ lo sợ sự thoải mái, bình đẳng với chồng làm cha mẹ chồng khó chịu… Xưa kia, mẹ chồng nắm mọi chi tiêu, thu xếp công việc trong gia đình, quyền mẹ là to nhất. Nay con dâu đa số đi làm có trình độ, có khi còn cao hơn chồng, thu nhập cao hơn, quyền mẹ không như trước nữa.
 
 
Thùy Dung

Tin cùng chuyên mục

Khi cha mẹ đẩy con vào... bi kịch

Khi cha mẹ đẩy con vào... bi kịch

(PNTĐ) - “Chồng ngã vợ nâng, đánh kẻ chạy đi không ai đánh kẻ chạy lại…” là phương châm sống của một số người chồng, người vợ bị bạn đời phản bội. Họ hi vọng, với sự vị tha, độ lượng của mình sẽ thức tỉnh người u mê, lầm lỗi, cho họ một lối về tránh gia đình đổ vỡ. Tuy nhiên, không phải người chồng, người vợ nào cũng biết thức tỉnh trước sự vị tha của người bạn đời.
Hạnh phúc ngoài dự tính

Hạnh phúc ngoài dự tính

(PNTĐ) - Có 3 người con trai, nhưng ông Sơn - bà Xuân chưa từng thấy hạnh phúc. Anh cả công tác trong ngành quân đội, anh thứ là thợ cơ khí giỏi, anh út là chủ nhà hàng, cả 3 anh đều đã lập gia đình. Trong nhà luôn êm ấm, chưa hề thấy cãi vã. Nhưng điều mà ông Sơn bà Xuân cho là hạnh phúc, ấy là một thằng cháu trai.
Con gái của mẹ đã lớn

Con gái của mẹ đã lớn

(PNTĐ) - Sinh nhật bạn thân, nó rủ tôi: “Hay là đêm nay mày ngủ lại đây luôn với tao. Một năm tao mới có một lần sinh nhật, tội gì mà về sớm. Tý nữa mấy đứa ra ngoài “quẩy” cho đã”.
Chuyện khó nói trong hôn nhân: Khó vẫn cần nói

Chuyện khó nói trong hôn nhân: Khó vẫn cần nói

(PNTĐ) - Lâu nay, một số người thường ngại đề cập tới vấn đề chăn gối vợ chồng, cho rằng đó là chuyện tế nhị, cần được giấu kín. Tuy nhiên, tình dục lại có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống hôn nhân, thậm chí nhiều cặp vợ chồng chia tay chỉ vì không hòa hợp trong tình dục.