Món ăn nên tránh khi bị loãng xương

Chia sẻ

PNTĐ-Chúng ta nên tránh những thực phẩm nào để không bị loãng xương?

 
Bạn đã quen với những lời khuyên về việc sử dụng các thực phẩm giàu vitamin D và canxi, như: sữa, các sản phẩm từ sữa và cá, giúp xương chắc khỏe và chống lại bệnh loãng xương. Tuy nhiên, nhiều khi chúng ta quên mất phải tránh những thực phẩm nào để không bị loãng xương.
  
Sự thật là những loại đồ ăn vặt nhiều muối, nước ngọt nhiều đường và một số loại thực phẩm khác có thể làm cản trở việc hấp thu canxi của cơ thể, dẫn đến giảm mật độ xương. Do vậy, bạn nên thận trọng khi tiêu thụ những loại thực phẩm không tốt cho xương dưới đây:
 
1.Thực phẩm nhiều muối: Thực phẩm càng nhiều muối, thí dụ như đồ ăn chế biến sẵn và các loại gia vị, thì xương bạn càng dễ mất đi sự chắc khỏe. Nguyên nhân là vì muối làm thận bài tiết ra quá nhiều canxi. Do vậy, để tăng độ vững chắc cho xương, bạn nên hạn chế lượng muối tiêu thụ và tăng cường bổ sung canxi, tối thiểu là 1.200mg canxi/ngày. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến nghị bạn nên tiêu thụ dưới 1.500mg muối/ngày.
 
Nếu bạn muốn tăng hương vị cho các món ăn của mình? Hãy sử dụng các loại thảo mộc và gia vị thay vì dùng muối.
 
2.Đồ ăn vặt có đường: Nếu bạn là người hảo ngọt, thì việc kiểm soát lượng đường bạn tiêu thụ lại càng trở nên quan trọng. Quá nhiều đường sẽ hạn chế sự hấp thu canxi và làm cạn kiệt nguồn phospho của cơ thể. Phospho là một loại chất khoáng rất quan trọng trong việc thúc đẩy sự hấp thu canxi.
 
Với những người bị loãng xương, nhưng lại thích đồ ngọt, bạn có thể sử dụng mận, mâm xôi và các loại trái cây giàu chất chống oxy hóa và tốt cho sức khỏe khác để làm thỏa mãn cơn thèm đồ ngọt của bạn.
 
3.Cola: Uống nhiều hơn 7 cốc cola một tuần sẽ làm giảm mật độ xương và làm tăng nguy cơ gãy xương. Đó là bởi vì cola có chứa axit phosphoric, một loại phụ gia thực phẩm có thể làm đường ruột yếu hơn và giảm hấp thu canxi tại ruột. Thay vì uống cola, bạn có thể sử dụng các loại đồ uống thay thế thích hợp để dự phòng bệnh loãng xương như nước khoáng seltzer với các loại nước trái cây tươi.
 
4.Đồ ăn và đồ uống có caffeine: Những loại thực phẩm này có thể giúp bạn tỉnh táo hơn vào buổi sáng, nhưng bạn hãy suy nghĩ lại về việc tiêu thụ chúng. Bởi caffein sẽ làm tan canxi trong xương, từ đó làm giảm độ vững chắc của xương. Trên thực tế, cứ tiêu thụ khoảng 100mg caffein, thì xương sẽ mất khoảng 6mg canxi. Và, khi caffein được kết hợp với đường thì lại càng ảnh hưởng nghiêm trọng hơn đến xương. Do vậy, bạn nên tuân thủ chế độ ăn dự phòng bệnh loãng xương, uống cà phê và trà đã loại bỏ caffein và hạn chế tiêu thụ đồ ăn ngọt có chứa caffein, thí dụ như chocolate.
 
5.Các loại đậu tây: Các loại đậu tây, như đậu Ấn Độ (pinto bean), đậu hải quân (navy bean), thường được biết đến như một loại thực phẩm kỳ diệu. Nhưng bạn có nghĩ rằng, càng ăn nhiều đậu, thì rất có thể bạn lại đang ngăn chặn sự hấp thu canxi của cơ thể. Bởi vì các loại đậu rất giàu magie, chất xơ và các chất dinh dưỡng khác, nên bạn chỉ nên giảm lượng đậu mà mình tiêu thụ chứ không nên cắt giảm hoàn toàn đậu.
 
6.Các loại rau củ họ cà dược: Thí dụ như cà chua, nấm, ớt chuông, cà tím có thể gây viêm xương, dẫn đến loãng xương. Tuy nhiên, cũng như đậu, các loại rau củ này lại chứa rất nhiều các vitamin và chất khoáng khác tốt cho cơ thể nên bạn không cần phải tránh ăn chúng. Miễn là bạn bổ sung đủ canxi cho cơ thể (1.200mg/ngày) thì bạn vẫn có thể ăn những loại thực phẩm này và vẫn có một bộ xương chắc khỏe.
 
7. Các loại rau có màu xanh như rau bina và cải cầu vồng: Các loại rau này có chứa canxi, tuy nhiên, chúng cũng chứa một chất khác, chính là oxalate. Oxalate có thể gắn với canxi và làm canxi trở nên không thích hợp để cơ thể hấp thu. Để tận hưởng được những lợi ích của các loại rau này và dự phòng được bệnh loãng xương, bạn nên cân đối các loại rau này với các loại thực phẩm có chứa canxi hấp thu được ngay. Nếu bạn ăn rau bina, lượng oxalate trong rau bina có thể ngăn cản cơ thể hấp thu canxi trong rau bina, nhưng nếu bạn ăn kèm một chút pho mát, bạn vẫn có thể hấp thu canxi từ pho mát.
 
 
Ts.Bs Trương Hồng Sơn
(Viện Y học ứng dụng Việt Nam)

Tin cùng chuyên mục

Kỹ năng sơ cứu tai nạn thường gặp

Kỹ năng sơ cứu tai nạn thường gặp

(PNTĐ) - Theo BS Ngô Đức Hùng - Trung tâm Cấp cứu A9 (BV Bạch Mai), sơ cấp cứu là hành động trợ giúp và chăm sóc ban đầu đối với người bị nạn ngay tại hiện trường; sử dụng phương tiện, dụng cụ có sẵn tại chỗ, khi chưa có sự hỗ trợ của nhân viên y tế; mọi người đều có thể tham gia (được đào tạo – sẵn sàng tham gia).
Sự cố y khoa tại BV Thu Cúc: Bộ Y tế nói gì?

Sự cố y khoa tại BV Thu Cúc: Bộ Y tế nói gì?

(PNTĐ) - Liên quan đến sự cố y khoa trường hợp tử vong thai nhi là con chị Trần Ngọc Diệp khi đến khám thai và sinh con tại Bệnh viện đa khoa Quốc tế Thu Cúc tháng 3/2024, Bộ Y tế vừa có công văn yêu cầu đơn vị thực hiện giải quyết sự cố y khoa nêu trên theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
Tiêm cồn tuyệt đối điều trị u nang tuyến giáp

Tiêm cồn tuyệt đối điều trị u nang tuyến giáp

(PNTĐ) - Nang tuyến giáp là bệnh lý khá phổ biến hiện nay. Dù đa phần bệnh mang yếu tố lành tính nhưng cũng gây ảnh hưởng tới cuộc sống và sức khỏe của người bệnh. Xu hướng điều trị mới, can thiệp không phẫu thuật hay can thiệp tối thiểu như phương pháp tiêm cồn tuyệt đối đang ngày càng được quan tâm, vì tính hiệu quả, nhanh chóng và ít tốn kém hơn so với phẫu thuật.