10 phút mỗi tuần phòng chống sốt xuất huyết

Chia sẻ

PNTĐ-Tại lễ hưởng ứng, lãnh đạo Cục Y tế Dự phòng đã kêu gọi mỗi người dân, mỗi hộ gia đình, mỗi tuần dành 10 phút để phòng, chống dịch sốt xuất huyết...

 
Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch bệnh ở người TP Hà Nội, Sở Y tế Hà Nội phối hợp với UBND quận Thanh Xuân đã tổ chức hưởng ứng “Ngày ASEAN phòng, chống sốt xuất huyết”  15/6 hàng năm. Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Ngô Văn Quý tới dự, phát biểu chỉ đạo và chứng kiến lễ ký cam kết phối hợp phòng chống sốt xuất huyết giữa Sở Y tế Hà Nội và đại diện 30 quận, huyện, thị xã.
 
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hơn 40% dân số toàn cầu có nguy cơ mắc sốt xuất huyết, 75% ca mắc ghi nhận tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, tập trung ở các nước Đông Nam Á. Ở Việt Nam, sốt xuất huyết là bệnh lưu hành phổ biến tại nhiều địa phương, trong đó Hà Nội là trọng điểm về sốt xuất huyết ở khu vực miền Bắc. Trung bình hằng năm, địa bàn thành phố ghi nhận từ 3.000 đến 5.000 trường hợp mắc. 
 
Tại lễ hưởng ứng, Phó Chủ tịch UBND TP Ngô Văn Quý đề nghị, để làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh, giảm tỷ lệ mắc và tử vong do các bệnh truyền nhiễm, khống chế kịp thời các dịch bệnh, không để dịch lớn xảy ra, cần nghiêm túc thực hiện các giải pháp như: Nâng cao nhận thức của cộng đồng về phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm và truyền thông nâng cao sức khỏe tại cộng đồng nhằm thay đổi hành vi; tổ chức các chiến dịch vệ sinh môi trường; duy trì hoạt động vệ sinh môi trường hàng tuần; giám sát chặt chẽ các ổ dịch cũ, khu vực có nguy cơ cao; xử lý dịch kịp thời không để dịch lan rộng, giảm số ca mắc và tử vong do một số bệnh truyền nhiễm lưu hành…
 
Tại lễ hưởng ứng, lãnh đạo Cục Y tế Dự phòng đã kêu gọi mỗi người dân, mỗi hộ gia đình, mỗi tuần dành 10 phút để phòng, chống dịch sốt xuất huyết với các động tác đơn giản:
 
- Kiểm tra, phát hiện và diệt loăng quăng trong các dụng cụ chứa nước sinh hoạt bằng cách  thường xuyên thau rửa, đậy nắp kín bể và các vật dụng chứa nước, thả cá để diệt loăng quăng.
 
- Thường xuyên thay nước ở các lọ hoa, thả muối hoặc hóa chất vào bát nước kê chân chạn, hòn non bộ, bể cảnh…
 
- Loại bỏ các vật liệu phế thải, hốc nước tự nhiên, lập úp các vật dụng có thể chứa nước không sử dụng để không cho muỗi đẻ trứng.
 
- Phối hợp tích cực với ngành y tế trong việc thực hiện các chiến dịch diệt bọ gậy, loăng quăng, phun hóa chất chống dịch bệnh.
 
 
T.A

Tin cùng chuyên mục

Hội nghị quốc tế về “Quản lý đường thở WAAM” lần đầu tổ chức tại Đông Nam Á

Hội nghị quốc tế về “Quản lý đường thở WAAM” lần đầu tổ chức tại Đông Nam Á

(PNTĐ) - Hội nghị WAAM kéo dài 2 ngày, với phiên 6 làm việc, được tổ chức ngày 13/4 tại BVĐK Hồng Ngọc và ngày 14/4 tại BV Hữu Nghị Việt Đức, thu hút gần 600 y bác sĩ tham dự trực tiếp và 1000 bác sĩ tham dự trực tuyến. Tại Hội nghị, các khách mời đã được nghe một số tham luận tính thực tiễn cao như: Quản lý đường thở của u thanh quản, Đánh giá trước phẫu thuật đường thở khó, Hiệu quản dự trữ oxy, Rút ống nội khí quản khó, Đường thở khó ở trẻ em...