Quyết định của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh giữa Grab và Uber

Chia sẻ

PNTĐ-Hội đồng Cạnh tranh Việt Nam kết luận việc mua bán, chuyển nhượng giữa Công ty TNHH GrabTaxi và Công ty TNHH Uber Việt Nam không cấu thành hành vi tập trung kinh tế.

 
Ngày 16 tháng 4 năm 2018, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng – Bộ Công Thương (Cục CT&BVNTD) đã ban hành Quyết định số 45/QĐ-CT về việc điều tra sơ bộ hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh về tập trung kinh tế giữa Công ty TNHH GrabTaxi và Công ty TNHH Uber Việt Nam liên quan đến việc Grab mua lại các hoạt động của Uber tại Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Căn cứ kết quả điều tra sơ bộ, Cục trưởng Cục CT&BVNTD đã ban hành Quyết định số 64/QĐ-CT ngày 18 tháng 5 năm 2018 về việc điều tra chính thức vụ việc cạnh tranh theo quy định tại Khoản 2 Điều 88 Luật Cạnh tranh năm 2004. 
 
Quá trình điều tra chính thức đã xác minh các nội dung về bên bị điều tra, thị trường liên quan, thị phần kết hợp trên thị trường liên quan và dấu hiệu của hành vi vi phạm. Kết quả điều tra chính thức cho thấy việc tập trung kinh tế giữa Grab và Uber tại thị trường Việt Nam có thị phần kết hợp vượt ngưỡng 50%. Như vậy, vụ việc này có dấu hiệu vi phạm quy định về tập trung kinh tế quy định tại Mục 3 Chương II Luật Cạnh tranh 2004. 
 
Trong thời hạn luật định, ngày 30 tháng 11 năm 2018, Cục trưởng Cục CT&BVNTD đã ký Kết luận số 05/KL-CT về kết quả điều tra vụ việc. Ngày 17 tháng 12 năm 2018, Cục CT&BVNTD chuyển toàn bộ báo cáo điều tra, Kết luận điều tra cùng toàn bộ Hồ sơ vụ việc đến Hội đồng Cạnh tranh. Căn cứ yêu cầu điều tra bổ sung của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh, ngày 09 tháng 4 năm 2019 Cục trưởng Cục CT&BVNTD đã ký Kết luận số 02/KL-CT về kết quả điều tra bổ sung vụ việc. 
 
Sau khi tổ chức Phiên điều trần theo hình thức xử kín vào ngày 11 tháng 6 năm 2019, ngày 17 tháng 6 năm 2019, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh đã ban hành Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, trong đó khẳng định do chưa đủ yếu tố cấu thành hành vi tập trung kinh tế nên bên bị điều tra không vi phạm Luật Cạnh tranh.
 
Hội đồng Cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành lập với các thành viên do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm. Hoạt động của Hội đồng Cạnh tranh hoàn toàn độc lập với Bộ Công Thương. Điều 80 Luật Cạnh tranh năm 2004 quy định khi giải quyết vụ việc cạnh tranh cụ thể, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Do đó, quan điểm của Bộ Công Thương là tôn trọng các nội dung trong quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh.
 
Với vai trò là cơ quan chủ quản của Cục CT&BVNTD, Bộ Công Thương sẽ giao Cục CT&BVNTD nghiên cứu, đánh giá các lập luận của Hội đồng xử lý trong từng nội dung của Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh. Theo quy định tại Điều 107 Luật Cạnh tranh năm 2004, trường hợp không nhất trí một phần hoặc toàn bộ nội dung quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh, các bên có quyền khiếu nại lên Hội đồng Cạnh tranh trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh được ban hành./.
 
 
PV 

Tin cùng chuyên mục

Tác dụng của dược chất Cordycepin trong đông trùng hạ thảo

Tác dụng của dược chất Cordycepin trong đông trùng hạ thảo

Từ lâu, Đông Trùng Hạ Thảo đã được y học Trung Hoa sử dụng như một loại thần dược chữa bách bệnh nhờ dược chất Cordycepin quý giá của nó. Hàm lượng Cordycepin trong Đông trùng hạ thảo rất dồi dào cũng đồng nghĩa với việc loại dược liệu này đem lại nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe con người.
Kỳ cuối: Gỡ khó cho nhà ở công nhân

Kỳ cuối: Gỡ khó cho nhà ở công nhân

Trong đợt dịch Covid-19 lần thứ 4, những người lao động (LĐ) rời các thành phố về quê gây thiếu hụt nhân lực, ảnh hưởng đến quá trình phục hồi sản xuất đã khiến vấn đề an cư cho công nhân trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.
Chăm lo, đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của người lao động

Chăm lo, đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của người lao động

Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động diễn ra trong tháng 5 là thời điểm các cấp uỷ, chính quyền, doanh nghiệp chung tay cùng tổ chức Công đoàn quan tâm, chăm lo đời sống, việc làm cho người lao động nhằm xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ trong doanh nghiệp.
“Phục hồi, phát triển kinh tế sau đại dịch Covid-19 với Nông Nghiệp Sạch”

“Phục hồi, phát triển kinh tế sau đại dịch Covid-19 với Nông Nghiệp Sạch”

Công ty Cổ phần Nông Nghiệp Sạch ngày 29/4 đã phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) TP Hà Nội và Hội LHPN quận Cầu Giấy tổ chức hội nghị tuyên truyền đến cán bộ, hội viên phụ nữ về “Phục hồi, phát triển kinh tế sau đại dịch Covid 19 với Nông Nghiệp Sạch” tại Trung tâm bồi dưỡng chính trị - Quận ủy Cầu Giấy.