Tập huấn báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật về Luật Phòng chống tham nhũng 2018

Chia sẻ

PNTĐ-Sáng 20/6, 120 cán bộ là báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật thuộc Hội LHPN Hà Nội đã được tham dự buổi tập huấn về nội dung cơ bản của Luật Phòng, chống tham nhũng 2018...

 
Sáng 20/6, 120 cán bộ là báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật thuộc Hội LHPN Hà Nội đã được tham dự buổi tập huấn về nội dung cơ bản của Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 (hiệu lực từ 1/7/2019); và Nghị định số 149/2018/NĐ-CP quy định chi tiết Khoản 3, Điều 63 của Bộ luật Lao động về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc. Đây là hoạt động thường quy (1 quý/ lần) của Hội LHPN Hà Nội.
 
Tập huấn báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật về Luật Phòng chống tham nhũng 2018 - ảnh 1
Báo cáo viên Trung ương Đỗ Xuân Lân chia sẻ tại buổi tập huấn

 
Cụ thể, tại buổi tập huấn, báo cáo viên Trung ương Đỗ Xuân Lân - Chánh văn phòng Đảng, đoàn thể (Bộ Tư pháp) đã chia sẻ với cán bộ tham dự tập huấn về ý nghĩa, sự cần thiết và điểm mới của Luật Phòng, chống tham nhũng (PCTN) 2018.
 
Theo đó, việc xây dựng Luật PCTN năm 2018 nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập qua 10 năm thi hành Luật PCTN năm 2005 (đã sửa đổi năm 2007 và 2012), đáp ứng nhu cầu thực tiễn; Kịp thời thể chế hoá, tiếp tục quán triệt các chủ trương, Nghị quyết của Đảng về PCTN; Đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ với các quy định mới trong các đạo luật quan trọng khác được Quốc hội thông qua và nhằm nâng cao mức độ tuân thủ Công ước Liên Hợp Quốc về Chống tham nhũng.
 
Đáp ứng những mục tiêu trên, Luật PCTN 2018 đã được sửa đổi, bổ sung một cách căn bản, toàn diện với 10 Chương, 96 Điều (tăng 2 Chương, 4 Điều so với trước đây); Kỹ thuật lập pháp có sự tiến bộ, nội dung các quy định không trùng lắp với văn bản khác; Phạm vi điều chỉnh mở rộng hơn ở nhiều nội dung (khu vực điều chỉnh, hành vi điều chỉnh, định nghĩa liên quan...). Trong đó, Chương II của Luật PCTN 2018 về “Phòng ngừa tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị” là phần trọng tâm nhất với 6 Mục, 46 Điều.
 
Liên quan đến Nghị định số 149/2018/NĐ-CP quy định chi tiết Khoản 3, Điều 63 của Bộ luật Lao động về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc, đồng chí Đỗ Xuân Lân cũng thông tin cụ thể tới cán bộ, hội viên phụ nữ tham dự tập huấn về các nội dung: phạm vi điều chỉnh; đối tượng áp dụng; nguyên tắc thực hiện; nội dung người lao động phải công khai, được tham gia ý kiến, được quyết định...; đối thoại tại nơi làm việc; các hình thức thực hiện dân chủ khác... của doanh nghiệp, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động (gọi chung là người sử dụng lao động).
 
 
Thảo Hương 

Tin cùng chuyên mục

Tập huấn kỹ năng phòng, chống tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng

Tập huấn kỹ năng phòng, chống tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng

(PNTĐ) - Sáng 19/4, Hội LHPN Hà Nội đã tổ chức Hội nghị tập huấn kỹ năng phòng, chống tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng cho lãnh đạo, cán bộ Hội các quận, huyện, thị xã, đơn vị trực thuộc; các đồng chí là cán bộ, công chức, viên chức cơ quan Hội LHPN Hà Nội.
Tổng kết tình hình thực hiện Kết luận số 01-KL/TƯ năm 2023-2024 trong các cấp Hội

Tổng kết tình hình thực hiện Kết luận số 01-KL/TƯ năm 2023-2024 trong các cấp Hội

(PNTĐ) - Ngày 15/4, Hội LHPN quận Thanh Xuân đã tổ chức Hội nghị Tổng kết đánh giá tình hình thực hiện Kết luận số 01-KL/TƯ, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị năm 2023-2024 trong các cấp Hội và Tập huấn Quán triệt chuyên đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” năm 2024.
Nữ chủ tịch Hội hết lòng vì hội viên

Nữ chủ tịch Hội hết lòng vì hội viên

(PNTĐ) - Chị Bùi Thị Ngọc, sinh năm 1982 người dân tộc Mường đã có 18 năm gắn bó với tổ chức Hội Phụ nữ và 7 năm giữ chức vụ Chủ tịch Hội LHPN xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất, Hà Nội. Chị không những hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà còn có nhiều đóng góp trong sự phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, góp phần xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.