Phát sinh sau cam kết mua bán, xử lý thế nào?

Chia sẻ
 
Ông ngoại tôi ở Ba Vì thỏa thuận bán cho ông B 25 con lợn thịt (lợn mua về để chế biến thịt công nghiệp). Sau khi đã thống nhất giá cả và lựa chọn được 25 con lợn (ông B đánh dấu bằng sơn trên lưng những con lợn mà ông đã chọn), ông B đã thanh toán cho ông tôi ½ số tiền, hẹn một tuần sau ông sẽ cho xe đến chở lợn về và sẽ thanh toán nốt ½ số tiền còn lại. Tuy nhiên còn 2 ngày nữa đến hạn ông B chở lợn về thì 1 con lợn cái trong số lợn mà ông B đã chọn đã đẻ được 8 con và ông tôi phải chăm sóc số lợn con mới đẻ. Ngày hôm sau ông B đến và yêu cầu ông tôi giao cả 8 con lợn con mới đẻ. Ông tôi không đồng ý vì cho rằng khi ông B chưa nhận số lợn mua thì ông tôi vẫn là chủ sở hữu và có quyền hưởng hoa lợi được sinh ra từ tài sản. Hai ông đã phát sinh mâu thuẫn, ông B đòi kiện ông tôi. Xin báo PNTĐ cho tôi hỏi ông tôi có được lấy lại 8 con lợn con không và việc ông tôi mua bán lợn với ông B không có hợp đồng có đúng pháp luật không, nếu phải có thì thủ tục như thế nào. Tôi xin cảm ơn.
 
Trả lời: 
 
Việc ông của bạn bán cho ông B 25 con lợn để về chế biến thịt công nghiệp nhằm bán lại cho người tiêu dùng, là hành vi bán hàng hóa cho thương nhân (kinh doanh nhằm mục đích sinh lời) – thuộc sự điều chỉnh của Luật Thương mại (mua về chế biến thịt công nghiệp nhằm để bán lại).
 
Khoản 3 Điều 1 Luật Thương mại có nội dung: “Hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi của một bên trong giao dịch với thương nhân thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp bên thực hiện hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi đó chọn áp dụng Luật này”.
 
Việc mua bán hàng hóa trong Luật Thương mại có thể được xác lập bằng lời nói, bằng văn bản, bằng hành vi cụ thể. Đối với những những hàng hóa mà pháp luật qui định phải được lập thành văn bản thì phải thuân theo các quy định đó. Việc mua bán lợn giữa ông của bạn được xác lập bằng lời nói và bằng hành vi. Việc mua - bán này đã xảy ra rồi, giờ đang phát sinh tranh chấp về nghĩa vụ bàn giao hàng hóa và hoa lợi phát sinh từ hàng hóa, nên vấn đề bạn hỏi để có thể xác lập hợp đồng thì chắc chắn sẽ không thực hiện được nữa vào thời điểm khi đã phát sinh tranh chấp. Việc hai bên xác lập hợp đồng và trong hợp đồng có ghi rõ các điều khoản cụ thể về quyền và nghĩa vụ phát sinh của bên mua và bên bán thì sẽ không có chuyện xảy ra tranh chấp.
 
Vấn đề tranh chấp mà ông của bạn đang gặp phải, bạn cũng không nói rõ nội dung khi ông B đến mua lợn, khi giao kết việc mua – bán này có biết việc con lợn ông B đã đánh dấu để mua là con lợn nái sắp sinh hay không? Có giao kết gì về điều khoản mua bán lợn nái này hay không?
 
Thực ra nếu có giao kết nhưng bằng lời nói thì thời điểm này cũng rất khó xác định hai bên mua – bán có giao kết với nhau hay không, và giao kết với nhau với những nội dung gì? Vì vậy, không thể đối chiếu với những điều khoản cụ thể của pháp luật để có thể phân định rõ ràng đúng - sai, hoặc bên nào vi phạm hợp đồng. 
 
Qua câu chuyện mua - bán mà bạn mô tả lại, vấn đề rõ nhất là số tiền mà bên mua đã trả cho bên bán và thời gian mà hai bên đã thống nhất để bàn giao số lợn. Tuy nhiên, số tiền ấy không phải là toàn bộ giá trị tính bằng tiền của tất cả các con lợn mà ông B đã đặt mua, cho nên việc sở hữu số lợn ấy vẫn chưa thuộc về bên mua. Nếu bên mua đã trả toàn bộ số tiền lợn của 25 con lợn cho bên bán, và thống nhất với bên bán là gửi toàn bộ số lợn nhờ bên bán chăm sóc và trả tiền công chăm sóc số lợn đã thuộc sở hữu của bên mua (chỉ là chưa nhận giao lợn), thì sẽ không có gì phải bàn cãi, và 8 con lợn con đương nhiên thuộc về ông B, (bên bán chỉ là trông nom hộ).
 
Trên thực tế nếu bên mua và bên bán không có những giao kết đó thì sau một tuần ông B trả nốt ½ số tiền cho bên bán, và nhận lại vẫn là 25 con lợn mà ông B đã đánh dấu, thì bên bán cũng không vi phạm những cam kết mà hai bên đã thống nhất với nhau. 
 
 Hy vọng những thông tin mà luật sư cũng cấp có thể giải đáp được một phần những vướng mắc mà ông của bạn đang gặp.
 
 
    Luật sư Trần Thu Thủy
Văn phòng Luật sư Thiên Pháp

Tin cùng chuyên mục

Người dân Triều Khúc lao đao vì thiếu nước sinh hoạt

Người dân Triều Khúc lao đao vì thiếu nước sinh hoạt

(PNTĐ) - Người dân thôn Triều Khúc (Thanh Trì, Hà Nội) vừa trải qua một tuần thiếu nước sinh hoạt. Để tiết kiệm nước, họ phải tận dụng cả nước rửa rau để rửa bát, thậm chí không dám tắm hàng ngày vì lo ngại nguồn nước có thể bị cắt bất cứ lúc nào.
Làm thế nào để bảo vệ tiền tiết kiệm gửi tại ngân hàng?

Làm thế nào để bảo vệ tiền tiết kiệm gửi tại ngân hàng?

(PNTĐ) - Vụ việc một khách hàng bị “bốc hơi” 58 tỷ đồng tại Ngân hàng MSB vẫn đang là câu chuyện nóng hổi, khiến nhiều người có tiền gửi tiết kiệm hoang mang. Và, làm thế nào để bảo vệ tiền gửi tại ngân hàng (nơi được cho là an toàn nay bỗng nhiên trở nên rủi ro) là chủ đề đang được nhiều người dân quan tâm hiện nay.
Hàng trăm người dân “khát” nước sạch vì dự án treo

Hàng trăm người dân “khát” nước sạch vì dự án treo

(PNTĐ) - Nhiều năm nay, tại xã Phú Sơn, huyện Ba Vì, Hà Nội, hàng trăm người dân sinh sống ở khu vực Nông trường dứa Suối Hai và thôn Phú Mỹ C không có nước sạch để sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày. Dù đã nhiều lần kiến nghị lên các cấp, các ngành song tình trạng “khát” nước sạch vẫn chưa được giải quyết, khiến cuộc sống của người dân nơi đây gặp không ít khó khăn.
Hàng trăm hộ dân kêu cứu

Hàng trăm hộ dân kêu cứu

(PNTĐ) - Hàng trăm hộ dân ở hai xã Phú Sơn và Thái Hoà, huyện Ba Vì, Hà Nội rơi vào cảnh sống khó khăn do bị “mắc kẹt” bởi Dự án đầu tư xây dựng công viên nghĩa trang Yên Kỳ mở rộng (giai đoạn 1) chậm tiến độ, chưa chi trả tiền đền bù giải phóng mặt bằng. Hơn 13 năm nay, người dân, cử tri đã nhiều lần “kêu cứu”, chính quyền địa phương cũng đã có kiến nghị. Song cho đến nay, dự án vẫn “giậm chân tại chỗ”.