Mở lối đi sau ảnh hưởng đến người dân

Chia sẻ

PNTĐ-Báo PNTĐ nhận được đơn của người dân phản ánh việc dự án “Tổ hợp nhà văn phòng, căn hộ bán và cho thuê tại số 343-345 Đội Cấn” tự ý mở lối đi sau, lấn chiếm vỉa hè...

 
Báo Phụ nữ Thủ đô nhận được đơn của 1.200 hộ dân trên địa bàn dân cư số 5 phường Liễu Giai phản ánh việc dự án “Tổ hợp nhà văn phòng, căn hộ bán và cho thuê tại số 343 - 345 phố Đội Cấn” của tập đoàn Thành Công - CG Land tự ý mở lối đi sau ra mặt ngõ 343 Đội Cấn, lấn chiếm vỉa hè, phá tường rào, ảnh hưởng đến cảnh quan trang nghiêm trước cổng Đình, Đền Liễu Giai khiến người dân bức xúc.
 
Mở lối đi sau ảnh hưởng đến người dân - ảnh 1
Khu vực lối đi sau của “Tổ hợp nhà văn phòng, căn hộ bán và cho thuê tại số 343 - 345 phố Đội Cấn” đang được triển khai khiến người dân bức xúc

 
Dự án “Tổ hợp nhà văn phòng, căn hộ bán và cho thuê tại số 343 - 345 phố Đội Cấn” có tổng diện tích sàn xây dựng là 20.275m2 với 16 tầng nổi và 3 tầng hầm. Đến nay, công trình đã thực hiện xong phần thô, đang trong quá trình hoàn thiện và tôn tạo cảnh quan xung quanh dự án.
 
Bên cạnh dự án là ngõ 343 với hàng trăm hộ dân sinh sống. Trước khi dự án khởi công xây dựng, giữa ngõ 343 và dự án có một tường rào ngăn cách. Giữa tháng 6/2019, đơn vị thi công đã phá bức tường rào, phá dỡ vỉa hè để thực hiện việc mở lối đi sau cho công trình. Như vậy, diện tích lối đi sau của dự án đang lấn sang lối đi chung của ngõ 343 bởi không còn ranh giới ngăn cách.
 
Việc phá dỡ này không nhận được sự đồng tình của người dân bởi việc mở lối đi sau sang ngõ 343 sẽ gây áp lực về giao thông cho con ngõ dân sinh. Ngày 19/6/2019, Tập đoàn Thành Công - CG Land tiếp tục chặt hạ 5 cây xanh trên vỉa hè đã được trồng hàng chục năm. Trong khi chủ trương của Hà Nội đang tăng cường trồng cây xanh thì việc ngang nhiên chặt hạ cây không phải vì mục đích mở rộng đường phố đã khiến người dân bức xúc.
 
Tuyến ngõ 343 Đội Cấn cũng là đường dẫn vào Đình, Đền Liễu Giai - khu di tích được nhà nước xếp hạng: “Di tích lịch sử nghệ thuật kiến trúc quốc gia” (năm 1990). Đây là công trình được Thành phố Hà Nội gắn biển “Công trình kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội”. Người dân lo ngại, sau khi dự án đi vào hoạt động, việc người dân đến thăm quan, mua sắm đông đúc sẽ gây ồn ào, ảnh hưởng đến nơi vốn dĩ trang nghiêm, tĩnh mịch như Đình, Đền Liễu Giai.
 
Ngoài ra, khi khởi công xây dựng dự án, trạm điện được đặt trên đất của dự án đã bị di dời đến trước bia di tích của Đình, Đền Liễu Giai. Người dân cho rằng, vị trí đặt trạm điện không hợp lý, ảnh hưởng đến cảnh quan tôn tạo của khu di tích nên yêu cầu các đơn vị liên quan nghiên cứu sớm di dời trạm điện đi chỗ khác. Tuy nhiên, đến nay, việc di dời này vẫn chưa được thực hiện.
 
Ông Đặng Thành Công - Chủ tịch phường Liễu Giai cho biết: “Việc phá dỡ vỉa hè phố Đội Cấn là do công ty thực hiện việc mở cửa sau của dự án. Vỉa hè rộng 10m đảm bảo đúng quy hoạch kiến trúc, đảm bảo đường đi cho xe phòng cháy chữa cháy. Chủ đầu tư khẳng định, ngõ 343 không bị xâm lấn mà sau khi thi công xong phần vỉa hè của dự án, công ty sẽ đo đạc và hoàn trả lại phần diện tích vỉa hè công cộng”.
 
Hiện nay, chủ dự án đang trong quá trình thi công, hoàn thiện cảnh quan sân vườn, hè phố Đội Cấn theo nội dung văn bản chấp thuận số 104/UBND - QLĐT ngày 21/01/2019 của UBND quận Ba Đình. Trong quá trình chủ đầu tư thi công, UBND phường đã chỉ đạo tổ quản lý trật tự xây dựng đô thị và cán bộ quản lý đô thị phường thường xuyên giám sát kiểm tra việc xây dựng đúng chỉ giới sử dụng đất; phù hợp với cảnh quan khu vực, chất liệu và vật liệu xây dựng, cốt cao đồng bộ với hè phố Đội Cấn.
 
Liên quan đến việc chặt hạ cây xanh, tập đoàn Thành Công - CG Land đề xuất Sở Xây dựng Hà Nội cải tạo, chỉnh trang cây xanh hiện có trên vỉa hè tuyến phố Đội Cấn, quận Ba Đình đoạn qua dự án “Tổ hợp nhà văn phòng, căn hộ bán và cho thuê tại số 343 - 345 phố Đội Cấn”. Theo đó, công ty đề xuất dịch chuyển, thay thế 5 cây xanh bóng mát hiện có xung quanh khu vực dự án bao gồm 4 cây mồng và 1 cây phượng sẽ được thay thế bằng 10 cây ban và 2 cây ngọc lan (thuộc danh mục cây đô thị hiện hành). Nhận thấy đề xuất của công ty có tính khả thi cao nên ngày 2/4/2019, Sở Xây dựng có văn bản số 2672/SXD - HT báo cáo UBND TP Hà Nội và được thành phố chấp thuận tại văn bản số 3435/VP-ĐT ngày 22/4/2019.
 
Về việc di dời trạm điện, ông Công cho biết, trong thời gian tới, UBND phường sẽ yêu cầu đơn vị điện lực phụ trách địa bàn nghiên cứu, khảo sát vị trí để di dời trạm điện.
 
Đề nghị trong thời gian tới, các đơn vị liên quan khẩn trương khắc phục những tồn tại xung quanh công trình đang xây dựng. Bên cạnh đó UBND phường cũng cần nâng cao giám sát, đôn đốc, nhắc nhở chủ đầu tư trong quá trình xây dựng cần có sự thống nhất, thỏa thuận với người dân để đảm bảo việc xây dựng phải hài hòa với lợi ích của người dân trên địa bàn.
 
Tuệ Liên 

Tin cùng chuyên mục

Làm thế nào để bảo vệ tiền tiết kiệm gửi tại ngân hàng?

Làm thế nào để bảo vệ tiền tiết kiệm gửi tại ngân hàng?

(PNTĐ) - Vụ việc một khách hàng bị “bốc hơi” 58 tỷ đồng tại Ngân hàng MSB vẫn đang là câu chuyện nóng hổi, khiến nhiều người có tiền gửi tiết kiệm hoang mang. Và, làm thế nào để bảo vệ tiền gửi tại ngân hàng (nơi được cho là an toàn nay bỗng nhiên trở nên rủi ro) là chủ đề đang được nhiều người dân quan tâm hiện nay.
Hàng trăm người dân “khát” nước sạch vì dự án treo

Hàng trăm người dân “khát” nước sạch vì dự án treo

(PNTĐ) - Nhiều năm nay, tại xã Phú Sơn, huyện Ba Vì, Hà Nội, hàng trăm người dân sinh sống ở khu vực Nông trường dứa Suối Hai và thôn Phú Mỹ C không có nước sạch để sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày. Dù đã nhiều lần kiến nghị lên các cấp, các ngành song tình trạng “khát” nước sạch vẫn chưa được giải quyết, khiến cuộc sống của người dân nơi đây gặp không ít khó khăn.
Hàng trăm hộ dân kêu cứu

Hàng trăm hộ dân kêu cứu

(PNTĐ) - Hàng trăm hộ dân ở hai xã Phú Sơn và Thái Hoà, huyện Ba Vì, Hà Nội rơi vào cảnh sống khó khăn do bị “mắc kẹt” bởi Dự án đầu tư xây dựng công viên nghĩa trang Yên Kỳ mở rộng (giai đoạn 1) chậm tiến độ, chưa chi trả tiền đền bù giải phóng mặt bằng. Hơn 13 năm nay, người dân, cử tri đã nhiều lần “kêu cứu”, chính quyền địa phương cũng đã có kiến nghị. Song cho đến nay, dự án vẫn “giậm chân tại chỗ”.
Bao giờ mới được “tháo gông” dự án treo?

Bao giờ mới được “tháo gông” dự án treo?

(PNTĐ) - 16 năm nay, hàng nghìn hộ dân ở xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất vẫn phải chịu đựng nhiều nỗi khổ, mắc kẹt trong chính mảnh đất ở, thửa ruộng của mình vì nằm trong quy hoạch Dự án Khu đô thị Tiến Xuân do Công ty TNHH MTV Sudico làm chủ đầu tư...