Đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu: Chốt phương án 1 trình Quốc hội

Chia sẻ

PNTĐ- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) mới đây đã đề xuất chọn phương án 1 tăng tuổi nghỉ hưu để trình Quốc hội xem xét.

 
Sau thời gian lấy ý kiến về dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi), trong đó có các phương án tăng tuổi nghỉ hưu, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) mới đây đã đề xuất chọn phương án 1 tăng tuổi nghỉ hưu để trình Quốc hội xem xét.
 
Đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu: Chốt phương án 1 trình Quốc hội - ảnh 1
Người LĐ ở khu vực sản xuất chưa đồng tình với đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu

 
Phương án 1 được xem là có lộ trình tăng chậm để tránh gây sốc cho người lao động (LĐ). Cụ thể, từ 01/01/2021, mỗi năm sẽ tăng thêm 3 tháng với nam, 4 tháng với nữ để tuổi nghỉ hưu của nữ là 60 tuổi vào năm 2035, tuổi nghỉ hưu của nam là 62 vào năm 2028. Bên cạnh đó, phương án cũng chốt lại một số vấn đề được nhiều người quan tâm đề cập trong thời gian qua như: phương án cụ thể về những trường hợp nghỉ hưu ở độ tuổi thấp hơn và trường hợp nghỉ hưu ở độ tuổi cao hơn so với quy định chung; tuổi nghỉ hưu của giáo viên mầm non...
 
Theo đại diện Bộ LĐ-TB&XH, đơn vị này đang tổng rà soát các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm để ban hành một danh mục thống nhất các công việc, ngành nghề, vị trí việc làm thuộc trường hợp đặc biệt mà người LĐ có thể được nghỉ hưu ở độ tuổi thấp hơn để đảm bảo quyền được nghỉ hưu của người LĐ.
 
Dự kiến tháng 9 tới, danh mục các ngành nghề này sẽ hoàn thành. Đối với một số công việc có tính chất đặc thù như xiếc, thể thao, nghệ thuật sân khấu, giáo viên mầm non… được quy định theo hướng: Khi hết tuổi nghề làm công việc đặc thù, NLĐ sẽ được đào tạo để chuyển đổi sang nghề nghiệp khác phù hợp. Trường hợp không chuyển đổi nghề nghiệp được thì có quyền nghỉ hưu sớm.
 
Đối với những công nhân khu vực doanh nghiệp, theo đại diện tổ chức Công đoàn, đại đa số công nhân không đồng tình với đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu. Vấn đề này cần tiếp tục được Bộ LĐ-TB&XH quan tâm, cân nhắc kỹ lưỡng và phải có cơ chế phù hợp.
 
Ông Bùi Sỹ Lợi - Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội băn khoăn về việc có nên đưa ra lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu của người LĐ khối sản xuất đi cùng với khu vực nhà nước và hành chính sự nghiệp không? Có thể phải tính toán lại, thiết kế phương án để khu vực sản xuất kinh doanh bỏ qua giai đoạn 2021 - 2026, sau đó mới bắt đầu tăng tuổi nghỉ hưu khi mà các điều kiện lao động đảm bảo. Hoặc là đi theo cách như một số nước làm, mỗi năm tăng 1 tháng. Lộ trình chậm lại nhằm thay đổi điều kiện làm việc để đảm bảo sức khỏe, an toàn cho người LĐ khối sản xuất kinh doanh. 
 
Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Ngọ Duy Hiểu đồng tình với quan điểm trên và đề nghị cơ quan soạn thảo tiếp tục cân nhắc kỹ lưỡng và thận trọng về phạm vi đối tượng, mức tăng và lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu, thậm chí có thể phải tính đến phương án thiết kế lại lộ trình cho phù hợp, chẳng hạn với người LĐ trực tiếp có thể thiết kế theo từng giai đoạn, tuổi nghỉ hưu có thể nâng dần từ 55 tuổi như hiện nay lên 57, 58, tránh tăng quá nhiều. Hơn nữa, cơ quan soạn thảo quan tâm để tạo điều kiện cho người trẻ có cơ hội tham gia nhiều hơn vào thị trường LĐ và tính đến nguyện vọng của người LĐ đã đủ tuổi nghỉ hưu. “Người trẻ được đào tạo bài bản so với trước đây, có sức khỏe tốt, năng suất lao động đạt cao hơn so với người lớn tuổi.
 
Người trẻ muốn đi làm, còn một bộ phận người lớn tuổi không muốn đi làm. Lợi ích doanh nghiệp cần phải so sánh, với người trẻ họ trả lương thấp hơn, người lớn tuổi phải trả lương cao hơn. Vấn đề ở đây là đối tượng rất muốn tham gia thị trường lao động nhưng khi tăng tuổi nghỉ hưu thì bị hạn chế. Còn người già rất muốn nghỉ lại không được nghỉ” - ông Ngọ Duy Hiểu phân tích.
 
Hiếu Minh 

Tin cùng chuyên mục

Xả thân để “đất nước nở hoa độc lập”

Xả thân để “đất nước nở hoa độc lập”

(PNTĐ) - Trong những ngày tháng Tư lịch sử, chúng tôi đến thăm Thượng tá, cựu chiến binh Đinh Văn Chiến, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh phường Thịnh Quang, quận Đống Đa, Hà Nội - người đã từng tham gia chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước ngày 30/4/1975. Đã 49 năm trôi qua, nhưng những ký ức hào hùng của một giai đoạn lịch sử vẫn còn mãi trong người chiến sĩ thương binh bộ đội Cụ Hồ anh dũng, quả cảm.
Những người trẻ yêu Tổ quốc trong thời bình

Những người trẻ yêu Tổ quốc trong thời bình

(PNTĐ) - Không còn chiến tranh, không còn chia cắt, đất nước Việt Nam giờ đây vươn mình mạnh mẽ hội nhập với thế giới. Thế hệ thanh niên ngày nay cũng hướng đến trở thành những công dân toàn cầu, ham học hỏi, đầy tài năng. Và hơn hết, trong trái tim mỗi người đều một lòng yêu nước nồng nàn, tha thiết.