HIV không phải “án tử”

Chia sẻ

PNTĐ-HIV không phải “án tử hình” mà là một bệnh truyền nhiễm mãn tính có thể dự phòng và kiểm soát nếu được tiếp cận chăm sóc sớm

 
HIV không phải “án tử hình” mà là một bệnh truyền nhiễm mãn tính có thể dự phòng và kiểm soát nếu được tiếp cận chăm sóc sớm, tham gia vào liệu pháp điều trị kháng virus, duy trì tốt việc điều trị để bảo vệ sức khỏe cho họ và bạn tình.
HIV không phải “án tử” - ảnh 1
HIV hoàn toàn có thể kiểm soát, dự phòng nếu được điều trị kịp thời

 
Chỉ 80% người nhiễm “H” biết tình trạng bệnh 
Theo thống kê, cả nước hiện có khoảng 200.000 người nhiễm HIV, trong đó khoảng 135.000 người đang được điều trị bằng thuốc ARV. Việt Nam được đánh giá là có tỷ lệ ức chế virus HIV thuộc hàng cao nhất thế giới. 
Riêng tại thành phố Hà Nội, tính đến hết tháng 5/2019, lũy tích số người nhiễm HIV trên địa bàn là 27.680 người, trong đó có 21.636 người nhiễm HIV còn sống, 6.044 trường hợp tử vong. Số người nhiễm HIV phát hiện mới và cập nhật trong 5/2019 là 625 người. 
Đáng nói, hiện chỉ khoảng 80% người nhiễm HIV biết được tình trạng bệnh của mình. Trong số được chẩn đoán nhiễm HIV cũng mới có 70% được điều trị bằng thuốc kháng virus ARV, 94% số người điều trị ARV có tải lượng virus dưới ngưỡng ức chế (không có khả năng lây bệnh).
Theo TS. Lã Thị Lan - Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hà Nội, việc chẩn đoán, điều trị HIV còn nhiều hạn chế là do người bệnh giấu giếm bệnh, không đi xét nghiệm để được chẩn đoán. Thậm chí không ít trường hợp biết bản thân nhiễm HIV nhưng có tâm lý e ngại, tự kỳ thị nên từ chối điều trị hoặc cố che giấu.
HIV có thể dự phòng, quản  lý được
Ông Nguyễn Hoàng Long - Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS cho biết: Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, một người có HIV nếu được điều trị bằng thuốc kháng virus và khi đạt tải lượng virus ở ngưỡng không phát hiện được trong máu (dưới 200 bản sao/ml máu)  (K=K) sẽ giúp bảo vệ sức khỏe bản thân và ngăn ngừa nguy cơ lây truyền HIV sang người khác qua đường tình dục. 
Theo đó, K=K được định nghĩa là “Không phát hiện = Không lây truyền”. Thực tế, K=K đã được 859 tổ chức y tế và tổ chức cộng đồng tại hơn 97 quốc gia công nhận và ủng hộ. Do vậy, K=K là một cơ hội chưa từng có để biến đổi cuộc sống của người nhiễm HIV. Họ có thể sống mà không sợ lây truyền qua đường tình dục và có thể lên kế hoạch cho con cái họ.
Tại Hà Nội, nhằm tạo thuận lợi cho người nhiễm HIV/AIDS điều trị bệnh, thành phố đã tổ chức và duy trì 22 phòng khám ngoại trú; triển khai chương trình điều trị Methadone tại 18 cơ sở; đẩy mạnh hoạt động tư vấn xét nghiệm HIV tại 73 phòng xét nghiệm sàng lọc và 6 phòng đã xét nghiệm khẳng định. 
TS. Lã Thị Lan cho biết thêm, từ nay đến cuối năm, công tác phòng, chống HIV/AIDS của thành phố sẽ tập trung chủ yếu vào hoạt động tìm các trường hợp nhiễm HIV tại xã, phường và bệnh viện. Theo đó, bất kỳ người dân nào đưa được người nhiễm HIV đến các trung tâm y tế điều trị sẽ được “thưởng nóng”.
 
Tuỳ theo các trường hợp khác nhau sẽ được thưởng các mức khác nhau: Mức thấp nhất là 200.000 đồng/người trích từ ngân sách TP; mức 600.000 đồng/người với bệnh nhân đã từng điều trị ARV và mức cao nhất lên tới 1,8 triệu đồng/người (trích từ nguồn hỗ trợ của các tổ chức quốc tế).
Bên cạnh đó, để tăng số người nhiễm HIV được điều trị ARV, Hà Nội cũng có cơ chế “thưởng nóng” 2 triệu đồng cho nhân viên y tế khi tư vấn, vận động được người bệnh điều trị ngay trong ngày, sau khi có kết quả phát hiện HIV.
 
 
Thảo Hương 

Tin cùng chuyên mục

Kỹ năng sơ cứu tai nạn thường gặp

Kỹ năng sơ cứu tai nạn thường gặp

(PNTĐ) - Theo BS Ngô Đức Hùng - Trung tâm Cấp cứu A9 (BV Bạch Mai), sơ cấp cứu là hành động trợ giúp và chăm sóc ban đầu đối với người bị nạn ngay tại hiện trường; sử dụng phương tiện, dụng cụ có sẵn tại chỗ, khi chưa có sự hỗ trợ của nhân viên y tế; mọi người đều có thể tham gia (được đào tạo – sẵn sàng tham gia).
Sự cố y khoa tại BV Thu Cúc: Bộ Y tế nói gì?

Sự cố y khoa tại BV Thu Cúc: Bộ Y tế nói gì?

(PNTĐ) - Liên quan đến sự cố y khoa trường hợp tử vong thai nhi là con chị Trần Ngọc Diệp khi đến khám thai và sinh con tại Bệnh viện đa khoa Quốc tế Thu Cúc tháng 3/2024, Bộ Y tế vừa có công văn yêu cầu đơn vị thực hiện giải quyết sự cố y khoa nêu trên theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
Tiêm cồn tuyệt đối điều trị u nang tuyến giáp

Tiêm cồn tuyệt đối điều trị u nang tuyến giáp

(PNTĐ) - Nang tuyến giáp là bệnh lý khá phổ biến hiện nay. Dù đa phần bệnh mang yếu tố lành tính nhưng cũng gây ảnh hưởng tới cuộc sống và sức khỏe của người bệnh. Xu hướng điều trị mới, can thiệp không phẫu thuật hay can thiệp tối thiểu như phương pháp tiêm cồn tuyệt đối đang ngày càng được quan tâm, vì tính hiệu quả, nhanh chóng và ít tốn kém hơn so với phẫu thuật.