Nâng cao kỹ năng trợ giúp pháp lý cho phụ nữ

Chia sẻ

PNTĐ-Ngày 4/9, Hội LHPN TP Hà Nội đã tổ chức hội thảo “Tập huấn nâng cao kỹ năng trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật cho phụ nữ”.

 
Nâng cao kỹ năng trợ giúp pháp lý cho phụ nữ - ảnh 1
Bà Nguyễn Thị Thu Thủy, Phó Chủ tịch thường trực Hội LHPN TP Hà Nội phát biểu tại buổi thảo luận, tập huấn. 

 
Tại hội thảo “Tập huấn nâng cao kỹ năng trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật cho phụ nữ” do Hội LHPN TP Hà Nội tổ chức ngày 4/9, bà Dương Thị Lý Anh, Trưởng ban Luật pháp Chính sách, Hội LHPN TP Hà Nội cho biết, công tác tuyên truyền pháp luật, trợ giúp pháp lý ở cơ sở đã có những chuyển biến rõ nét. Nhiều hội viên nhờ đó đã được tư vấn các vụ việc liên quan đến quyền như kết hôn, ly hôn, phòng chống bạo lực gia đình, tranh chấp quyền nuôi con, chia tài sản sau ly hôn…
 
Theo bà Dương Thị Lý Anh, tính đến tháng 9/2019, Trung tâm tư vấn pháp luật và hỗ trợ kết hôn thuộc Hội LHPN TP Hà Nội đã tổ chức 8 buổi trợ giúp pháp lý trên địa bàn các quận, huyện của Hà Nội. Tại các buổi tuyên truyền pháp luật và trợ giúp pháp lý ở cơ sở, các hội viên có nhu cầu tư vấn về vụ việc liên quan đến kết hôn, ly hôn, bạo lực gia đình, tranh chấp quyền nuôi con, chia tài sản sau ly hôn, các vụ việc tranh chấp đất đai, chia tài sản do cha mẹ không để lại di chúc hoặc giấy tờ không rõ ràng... Các địa chỉ tin cậy tại cộng đồng đã nêu cao vai trò, trách nhiệm của mình trong việc giải quyết các vụ việc xâm hại, bạo lực đối với phụ nữ, trẻ em.
 
Ông Nguyễn Hồng Tuyến, Chủ tịch Hội Luật gia TP Hà Nội - cho biết, lợi ích của trợ giúp pháp lý lưu động là giúp người dân và chính quyền địa phương được cung cấp kiến thức pháp luật, có thể được tư vấn những vấn đề pháp lý liên quan đến mình mà không phải tìm đến các địa chỉ tin cậy khác. Các tư vấn viên cũng dễ dàng nắm bắt tâm tư, nguyện vọng và vụ việc của người dân ngay tại cơ sở. 
 
Tuy nhiên, hiện nay, công tác  tư vấn pháp lý lưu động còn gặp nhiều khó khăn như ý thức của người dân vẫn chưa coi trọng các buổi tập huấn kiến thức pháp luật, việc đi lại của cán bộ tư pháp gặp nhiều khó khăn do các buổi tư vấn đều thực hiện ở vùng sâu vùng xa, kinh phí hạn hẹp... “Để khắc phục khó khăn đó, cần phải chủ động trong việc kêu gọi nguồn lực xã hội hóa, phối hợp với tư pháp cơ sở để có báo cáo viên trực tiếp ở địa phương. Ngoài ra, các báo cáo viên cần có đủ kỹ năng cần thiết khi tư vấn pháp luật như kỹ năng nghe, hỏi, ghi chép, học hỏi và hùng biện để tư vấn pháp lý hiệu quả nhất”- ông Tuyến nói.  
 
Buổi hội thảo ghi nhận 7 ý kiến của các quận, huyện Mê Linh, Sơn Tây, Thạch Thất, Bắc Từ Liêm, Đoàn luật sư Hà Nội... về tình hình công tác tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý cho phụ nữ, trẻ em, đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ cơ sở về kỹ năng nắm bắt, tổng hợp các vụ việc; những khó khăn vướng mắc và kiến nghị giải pháp nâng cao vai trò của Hội Phụ nữ trong thực hiện tốt các hoạt động tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý tại cơ sở; giải pháp nâng cao hiệu quả phối hợp thực hiện công tác tư vấn pháp luật, hỗ trợ pháp lý, kinh nghiệm nâng cao mô hình tư vấn pháp luật tại địa bàn TP Hà Nội.
 
Bà Nguyễn Thị Thu Thủy, Phó Chủ tịch thường trực Hội LHPN TP Hà Nội khẳng định, Hội LHPN TP Hà Nội luôn chủ động sáng tạo thực hiện, xây dựng chương trình ký kết liên tịch triển khai có chiến lược 5-10 năm với ngành tư pháp để tuyên truyền, trợ giúp pháp lý; Phối hợp với Hội luật gia TP tổ chức chương trình trợ giúp pháp lý, đề xuất chính sách tham gia phản biện xã hội về vấn đề bình đẳng giới, công tác trẻ em; Phối hợp ngành tư pháp các quận/huyện thực hiện triển khai các trợ giúp pháp lý cho phụ nữ. 
 
Cùng với đó, hoạt động của mạng lưới cơ sở với những tổ tư vấn pháp luật tại các phường/xã/thị trấn được bố trí lịch trực thường xuyên tại nhà văn hóa và nhà dân, có tổ chức hội thảo mời báo cáo viên về nói chuyện vừa tư vấn hỗ trợ cho hội viên, vừa giúp cán bộ tuyên truyền học hỏi kiến thức chuyên sâu về luật. “Nếu làm tốt hoạt động trợ giúp pháp lý tại cơ sở, sẽ hạn chế được nhiều vụ việc trong nhân dân như bạo lực gia đình, xâm hại tình dục, đồng thời giúp người dân ý thức hơn về trách nhiệm của mình trong việc tìm hiểu pháp luật...
 
Do đó, thời gian tới, chúng ta cần tiếp tục tăng cường hơn nữa công tác chỉ đạo và triển khai đồng bộ từ cấp TP tới cấp cơ sở; tập huấn nâng cao năng lực pháp luật cho cán bộ Hội trực tiếp làm về lĩnh vực pháp luật, phối hợp chặt chẽ với Hội Luật gia, ngành tư pháp địa phương để thực hiện nhiều hơn nữa những buổi tư vấn pháp lý, tuyên truyền pháp luật tại cấp cơ sở để đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến và giải quyết các vấn đề pháp luật liên quan đến phụ nữ, trẻ em trên địa bàn thành phố Hà Nội” – bà Nguyễn Thị Thu Thủy cho biết.
 
 
Quỳnh An

Tin cùng chuyên mục

Tập huấn kỹ năng phòng, chống tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng

Tập huấn kỹ năng phòng, chống tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng

(PNTĐ) - Sáng 19/4, Hội LHPN Hà Nội đã tổ chức Hội nghị tập huấn kỹ năng phòng, chống tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng cho lãnh đạo, cán bộ Hội các quận, huyện, thị xã, đơn vị trực thuộc; các đồng chí là cán bộ, công chức, viên chức cơ quan Hội LHPN Hà Nội.
Tổng kết tình hình thực hiện Kết luận số 01-KL/TƯ năm 2023-2024 trong các cấp Hội

Tổng kết tình hình thực hiện Kết luận số 01-KL/TƯ năm 2023-2024 trong các cấp Hội

(PNTĐ) - Ngày 15/4, Hội LHPN quận Thanh Xuân đã tổ chức Hội nghị Tổng kết đánh giá tình hình thực hiện Kết luận số 01-KL/TƯ, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị năm 2023-2024 trong các cấp Hội và Tập huấn Quán triệt chuyên đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” năm 2024.
Nữ chủ tịch Hội hết lòng vì hội viên

Nữ chủ tịch Hội hết lòng vì hội viên

(PNTĐ) - Chị Bùi Thị Ngọc, sinh năm 1982 người dân tộc Mường đã có 18 năm gắn bó với tổ chức Hội Phụ nữ và 7 năm giữ chức vụ Chủ tịch Hội LHPN xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất, Hà Nội. Chị không những hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà còn có nhiều đóng góp trong sự phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, góp phần xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.