Bình đẳng giới trong kinh tế và lao động

Chia sẻ
 
Em là một nữ kỹ sư nông nghiệp. Sau khi tốt nghiệp đại học, em vào làm cho một công ty nước ngoài. Sau một thời gian học hỏi kinh nghiệm, em muốn khởi nghiệp bằng việc thành lập một doanh nghiệp nhỏ chuyên về các sản phẩm nông nghiệp. Nhưng, mọi người đều khuyên em không nên làm việc đó vì đó là công việc dành cho nam giới, nữ giới chỉ nên làm những công việc bình thường, không nên tham công to việc lớn như đàn ông. Em muốn hỏi Quý báo, là nữ thì có được bình đẳng trong vấn đề khởi nghiệp, làm kinh tế giống như nam giới hay không? Pháp luật có quy định nào về vấn đề phân biệt nam nữ khi làm kinh tế hay không?
 
(Nguyễn Thị Hoa, Sơn Tây, Hà Nội)
 
Luật Bình đẳng giới có những quy định về bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế. Cụ thể, Điều 12 quy định về vấn đề này như sau:
 
1. Nam, nữ bình đẳng trong việc thành lập doanh nghiệp, tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý doanh nghiệp, bình đẳng trong việc tiếp cận thông tin, nguồn vốn, thị trường và nguồn lao động.
 
2. Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế bao gồm:
 
a) Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ được ưu đãi về thuế và tài chính theo quy định của pháp luật.
 
b) Lao động nữ khu vực nông thôn được hỗ trợ tín dụng, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư theo quy định của pháp luật.
 
 Cùng với đó, Khoản 2, Điều 40 Luật Bình đẳng giới quy định các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế bao gồm: 
 
a) Cản trở nam hoặc nữ thành lập doanh nghiệp, tiến hành hoạt động kinh doanh vì định kiến giới.
 
b) Tiến hành quảng cáo thương mại gây bất lợi cho các chủ doanh nghiệp, thương nhân của một giới nhất định.
 
Như vậy, trong lĩnh vực kinh tế, nam nữ đều có quyền bình đẳng trong việc thành lập doanh nghiệp tiến hành kinh doanh. Để thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực này, lao động nữ và doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ còn được hưởng ưu đãi về thuế và tài chính theo quy định của pháp luật. Do đó, bạn có thể tự tin khởi nghiệp, và vận dụng những quy định của pháp luật trong lĩnh vực kinh tế để đảm bảo quyền lợi của mình.
 
 
Em chuẩn bị vào làm công nhân tại một khu công nghiệp chế xuất. Em nghe nói lao động nữ thường chịu nhiều thiệt thòi bởi sự bất bình đẳng trong lao động tại nơi làm việc. Vậy, em muốn hỏi Quý báo về những quy định bình đẳng giới đối với lao động nữ như em. Các hành vi nào được xem là vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động.
 
Lê Thị Mai (Sóc Sơn, HN)
 
Điều 13 Luật Bình đẳng giới quy định về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động như sau:
1. Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng, được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc về việc làm, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, điều kiện lao động và các điều kiện làm việc khác.
 
2. Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm giữ các chức danh trong các ngành, nghề có tiêu chuẩn chức danh.
 
3. Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động bao gồm:
 
a) Quy định tỷ lệ nam, nữ được tuyển dụng lao động.
 
b) Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho lao động nữ.
 
c) Người sử dụng lao động tạo điều kiện vệ sinh an toàn lao động cho lao động nữ làm việc trong một số ngành, nghề nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại.
 
Đồng thời, Khoản 3 Điều 40 Luật Bình đẳng giới cũng quy định các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động bao gồm:
 
a) Áp dụng các điều kiện khác nhau trong tuyển dụng lao động nam và lao động nữ đối với cùng một công việc mà nam, nữ đều có trình độ và khả năng thực hiện như nhau, trừ trường hợp áp dụng biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới.
 
b) Từ chối tuyển dụng hoặc tuyển dụng hạn chế lao động, sa thải hoặc cho thôi việc người lao động vì lý do giới tính hoặc do việc mang thai, sinh con, nuôi con nhỏ.
 
c) Phân công công việc mang tính phân biệt đối xử giữa nam và nữ dẫn đến chênh lệch về thu nhập hoặc áp dụng mức trả lương khác nhau cho những người lao động có cùng trình độ, năng lực vì lý do giới tính.
 
d) Không thực hiện các quy định của pháp luật lao động quy định riêng đối với lao động nữ.
 
Chiếu theo những quy định trên, bạn cứ yên tâm làm việc vì pháp luật có những quy định cụ thể để bảo vệ quyền lợi cho bạn tại nơi làm việc. Khi phát hiện có những hành vi vi phạm bình đẳng giới trong lao động đối với bạn, hoặc đối với những người xung quanh, bạn có thể tố cáo việc đó ra pháp luật để được bảo vệ quyền lợi, đồng thời giúp phòng chống bất bình đẳng trong lĩnh vực lao động, góp phần xóa bỏ tình trạng bất bình đẳng giới trong lĩnh vực này.
 
 
Báo Phụ nữ Thủ đô

Tin cùng chuyên mục

Người dân Triều Khúc lao đao vì thiếu nước sinh hoạt

Người dân Triều Khúc lao đao vì thiếu nước sinh hoạt

(PNTĐ) - Người dân thôn Triều Khúc (Thanh Trì, Hà Nội) vừa trải qua một tuần thiếu nước sinh hoạt. Để tiết kiệm nước, họ phải tận dụng cả nước rửa rau để rửa bát, thậm chí không dám tắm hàng ngày vì lo ngại nguồn nước có thể bị cắt bất cứ lúc nào.
Làm thế nào để bảo vệ tiền tiết kiệm gửi tại ngân hàng?

Làm thế nào để bảo vệ tiền tiết kiệm gửi tại ngân hàng?

(PNTĐ) - Vụ việc một khách hàng bị “bốc hơi” 58 tỷ đồng tại Ngân hàng MSB vẫn đang là câu chuyện nóng hổi, khiến nhiều người có tiền gửi tiết kiệm hoang mang. Và, làm thế nào để bảo vệ tiền gửi tại ngân hàng (nơi được cho là an toàn nay bỗng nhiên trở nên rủi ro) là chủ đề đang được nhiều người dân quan tâm hiện nay.
Hàng trăm người dân “khát” nước sạch vì dự án treo

Hàng trăm người dân “khát” nước sạch vì dự án treo

(PNTĐ) - Nhiều năm nay, tại xã Phú Sơn, huyện Ba Vì, Hà Nội, hàng trăm người dân sinh sống ở khu vực Nông trường dứa Suối Hai và thôn Phú Mỹ C không có nước sạch để sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày. Dù đã nhiều lần kiến nghị lên các cấp, các ngành song tình trạng “khát” nước sạch vẫn chưa được giải quyết, khiến cuộc sống của người dân nơi đây gặp không ít khó khăn.
Hàng trăm hộ dân kêu cứu

Hàng trăm hộ dân kêu cứu

(PNTĐ) - Hàng trăm hộ dân ở hai xã Phú Sơn và Thái Hoà, huyện Ba Vì, Hà Nội rơi vào cảnh sống khó khăn do bị “mắc kẹt” bởi Dự án đầu tư xây dựng công viên nghĩa trang Yên Kỳ mở rộng (giai đoạn 1) chậm tiến độ, chưa chi trả tiền đền bù giải phóng mặt bằng. Hơn 13 năm nay, người dân, cử tri đã nhiều lần “kêu cứu”, chính quyền địa phương cũng đã có kiến nghị. Song cho đến nay, dự án vẫn “giậm chân tại chỗ”.