Biểu hiện trẻ bị rối loạn giảm chú ý - tăng động

Chia sẻ

PNTĐ-Các rối loạn này thường gây hậu quả nặng nề đến học tập, và trong giao tiếp của trẻ. Do vậy, việc chẩn đoán và điều trị sớm, kiên trì sẽ giúp trẻ cải thiện đáng kể tình trạng bệnh.

 
Theo BS Lê Trương Minh Tuyết - khoa Nhi, bệnh viện Trung ương Quân đội 108, rối loạn giảm chú ý - tăng động (Attention Deficit / Hyperactivity Disorder- ADHD) là rối loạn thường gặp ở trẻ em, với đặc tính nổi bật nhất của bệnh lý này là trẻ thường gặp phải rất nhiều khó khăn trong việc điều chỉnh sự tập trung, khó kiểm soát những hành động thái quá, hay phấn khích, kích động... 
 
Các rối loạn này thường gây hậu quả nặng nề đến học tập, và trong giao tiếp của trẻ. Do vậy, việc chẩn đoán và điều trị sớm, kiên trì sẽ giúp trẻ cải thiện đáng kể tình trạng bệnh, sớm hòa nhập và làm chủ cuộc sống.
 
 
Biểu hiện trẻ bị rối loạn giảm chú ý - tăng động - ảnh 1
Ảnh minh họa

 
Dấu hiệu nhận biết
 
Theo BS Lê Trương Minh Tuyết, chẩn đoán bệnh này cho trẻ căn cứ có 6 (hoặc nhiều hơn) trong các triệu chứng của giảm chú ý, và có 6 (hoặc nhiều hơn) trong các triệu chứng của tăng hoạt động-xung động phải xuất hiện ít nhất 6 tháng với mức độ làm trẻ thích ứng kém, hoặc không phù hợp với mức độ phát triển tâm thần, dưới đây:
 
Triệu chứng giảm chú ý: Trẻ thường không thể chú ý kỹ lưỡng vào các chi tiết, hoặc phạm những lỗi do cẩu thả trong học tập, trong công việc hoặc trong các hoạt động khác; Thường khó khăn duy trì sự chú ý trong nhiệm vụ, hoặc trong các hoạt động chơi; Thường biểu hiện dường như không lắng nghe những gì người khác nói trực tiếp với trẻ; Thường không thể làm theo toàn bộ những chỉ dẫn, hoặc không hoàn thành bài tập, công việc trong gia đình (không phải vì hành vi chống đối hoặc không hiểu được các chỉ dẫn); Thường khó khăn trong cách tổ chức công việc và các hoạt động; Thường tránh né, không thích hoặc miễn cưỡng thực hiện các nhiệm vụ đòi hỏi phải duy trì những nỗ lực tinh thần (như làm bài tập ở trường hoặc ở nhà); Thường đánh mất những vật dụng cần thiết (như vở bài tập ở trường, bút chì, sách, đồ chơi và các dụng cụ khác); Thường dễ bị sao nhãng bởi những kích thích bên ngoài; Thường quên các hoạt động hằng ngày. Triệu chứng tăng hoạt động, gồm tăng động và xung động: 
 
Tăng động: Trẻ cử động chân tay liên tục hoặc không ngồi yên; Rời khỏi chỗ trong lớp hoặc trong các tình huống khác mà cần phải ngồi yên một chỗ; Thường chạy quanh, hoặc leo trèo quá mức trong các tình huống mà điều đó là không thích hợp (ở thanh thiếu niên, có thể chỉ biểu hiện cảm giác bồn chồn); Thường khó khăn trong khi chơi, hoặc gặp khó khăn trong các hoạt động yêu cầu giữ yên lặng; Thường hoạt động liên tục, hoặc hoạt động như được “gắn động cơ”.
 
Xung động: Trẻ thường buột miệng nói câu trả lời trước khi các câu hỏi được đặt ra hoàn chỉnh; Thường không thể khó khăn chờ đợi theo hàng hoặc chờ đến lượt trong các trò chơi lần lượt hoặc trong các tình huống sinh hoạt nhóm; Thường ngắt lời hoặc xâm phạm vào vấn đề của người khác.
 
Hướng điều trị
 
Theo BS Lê Trương Minh Tuyết, rối loạn giảm chú ý - tăng động điều trị bằng hóa dược kết hợp với liệu pháp tâm lý. Riêng liệu pháp hóa dược sẽ hạn chế các kết quả mong muốn nên cần kết hợp nhiều phương thức khác. Trong đó liệu pháp tâm lý có vai trò quan trọng và xuyên suốt trong quá trình điều trị của trẻ. Bố mẹ cần có sự quan tâm đúng mực tới trẻ và tình trạng bệnh lý của trẻ để đem lại liệu quả cao nhất. Một số biện pháp mà các bậc cha mẹ có thể áp dụng cho trẻ, đó là:
 
- Luôn đưa ra các quy tắc cụ thể, rõ ràng, ngắn gọn. Trẻ cần hiểu rõ, chính xác cha mẹ mong muốn gì ở mình.
 
- Hãy giao việc cho trẻ, điều này giúp trẻ có cảm giác về trách nhiệm và nâng cao lòng tự trọng của trẻ. Tập cho trẻ thói quen làm việc có kế hoạch. Cha mẹ hãy cùng trẻ lập kế hoạch, theo dõi và giúp đỡ trẻ hoàn thành kế hoạch.
 
- Tạo cho trẻ chú ý nghe nhìn khi bạn nói. Tạo ra sự quan tâm đúng mực tới trẻ, tìm điểm mạnh để động viên kích lệ và điểm yếu để giúp đỡ trẻ hoàn thiện.
 
- Nên cho trẻ chơi trò chơi tĩnh đòi hỏi tư duy, tránh chơi game, trò chơi bạo lực. Cho trẻ tham gia thể dục, thể thao theo sức khỏe và lứa tuổi của trẻ. Luôn nhắc trẻ luật lệ, nội quy trước khi đến nơi công cộng.
 
- Thái độ luôn kiên trì, khi dứt khoát, đôi khi ra lệnh. Giao việc có phần thưởng tích cực mỗi khi trẻ làm một điều đúng đắn. Tránh đánh mắng trẻ.
 
 
BS. Hồng Ngọc

Tin cùng chuyên mục

Nam giới thủ dâm có gây yếu sinh lý và rụng tóc?

Nam giới thủ dâm có gây yếu sinh lý và rụng tóc?

(PNTĐ) - Thủ dâm ở nam giới là hành động tự kích thích dương vật bằng tay hoặc các dụng cụ hỗ trợ để đạt được cực khoái. Có nhiều quan điểm cho rằng việc thủ dâm nhiều có thể gây rụng tóc ở nam giới. Tuy nhiên, không có bằng chứng nào khẳng định cho quan điểm này.
Đẩy mạnh sự phát triển của phong trào võ thuật truyền thống

Đẩy mạnh sự phát triển của phong trào võ thuật truyền thống

(PNTĐ) - Trong 2 ngày 23 - 24/12, Đại hội đại biểu Hội Võ Thiên Môn Đạo TP Hà Nội nhiệm kỳ IV đã diễn ra tại UBND xã Hòa Nam, huyện Ứng Hòa, TP Hà Nội. Với tinh thần trách nhiệm, tập trung trí tuệ tập thể, thẳng thắn nghiêm túc kiểm điểm đánh giá tổng kết vai trò trách nhiệm của BCH Hội và từng cán bộ Hội viên trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao. đại hội đã rút ra những bài học quý báu, đề ra phương hướng khắc phục những mặt tồn tại, phát huy điểm mạnh đã đạt được trong nhiệm kỳ qua.
An toàn tình dục cho tuổi teen

An toàn tình dục cho tuổi teen

(PNTĐ) - Thiếu hiểu biết về cách quan hệ tình dục an toàn, cách phòng tránh thai đã gây nhiều hệ lụy, nhiều trẻ em gái mang thai sớm, mắc bệnh phụ khoa, phá thai sớm...
Cùng cổ vũ nhau sống cuộc sống lành mạnh

Cùng cổ vũ nhau sống cuộc sống lành mạnh

(PNTĐ) - Là một hoạt động hấp dẫn thông qua việc sử dụng ứng dụng trên điện thoại thông minh, Giải chạy Herbalife Run đã chào đón hơn 54.000 người tham gia trên khắp khu vực Châu Á Thái Bình Dương kể từ năm 2020.