Động lực hay rào cản

Chia sẻ

Theo Dự thảo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Cán bộ công chức và Viên chức sẽ không còn hình thức hợp đồng không xác định thời hạn.

 
Nếu nội dung này được luật hóa, giáo viên sẽ là một trong những đối tượng chịu ảnh hưởng nhiều nhất. 
 
Tiếng nói người trong cuộ
Điều 25, Dự thảo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Cán bộ công chức và Viên chức quy định kể từ ngày 1/7/2020, tất cả các trường hợp chưa thực hiện hợp đồng làm việc không xác định thời hạn phải ký kết hợp đồng xác định thời hạn. Chỉ có viên chức đã thực hiện xong hợp đồng làm việc xác định thời hạn tại các đơn vị sự nghiệp công lập ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn mới được chuyển sang hợp đồng làm việc không xác định thời hạn. 
 
Theo ông Nguyễn Quốc Bình, nguyên Hiệu trưởng trường THPT Việt Đức quy định nào cũng có tính hai mặt. Duy trì chế độ “biên chế suốt đời” đôi khi tạo tâm lý trông chờ, ỷ lại ở một số viên chức. “Một khi đã vào biên chế, đến hẹn lại lên, viên chức chỉ cần làm đúng, làm đủ, không làm sai là cứ cuối tháng nhận lương, 3 năm tăng hệ số lương một lần. Điều này rõ ràng không có lợi cho tất cả các ngành, chứ không chỉ riêng với giáo dục”. Theo ông Bình, sự thay đổi nào cũng sẽ gây ít nhiều xáo trộn, băn khoăn. Nhưng, nếu không mạnh dạn làm thì còn kéo dài thêm tình trạng trì trệ.
 
 
Động lực hay rào cản  - ảnh 1
Cô giáo Phạm Thị Kim Anh cùng các học sinh

Sau khi tốt nghiệp đại học Sư phạm Hà Nội năm 1995, cô giáo Phạm Thị Kim Anh đã trúng tuyển kỳ thi tuyển công chức ở tỉnh Hải Dương. Thế rồi, sau 16 năm làm giáo viên Ngữ văn ở một trường THPT, cô Kim Anh đã quyết định xin ra khỏi biên chế, chuyển lên Hà Nội và làm giáo viên hợp đồng tại trường THCS-THPT Nguyễn Tất Thành. Thời điểm đó, quyết định của cô Kim Anh bị đánh giá là “khác người”. Cô Kim Anh tâm sự: “16 năm trong nghề, tôi vẫn luôn cố gắng và đã chứng minh được năng lực của mình. Tuy nhiên, ở một góc độ nào khác, tôi nhận ra được sức ì của bản thân và muốn bước ra khỏi “vùng an toàn” của chính mình”. Thời gian đầu làm việc tại trường Nguyễn Tất Thành, cô giáo Kim Anh cũng bị khủng hoảng vì phải thích nghi với môi trường mới. Nếu như ở trường công lập, học sinh rất nghe lời giáo viên, thì ở trường mới, học sinh, PHHS đòi hỏi giáo viên nhiều hơn. Vì thế, các giáo viên như cô phải liên tục nỗ lực khẳng định năng lực bản thân để không bị cắt hợp đồng. Nhưng, đến nay, cô Kim Anh lại coi đó là động lực để phát triển.
 
Tại trường THCS-TH PT Nguyễn Tất Thành, những giáo viên “bỏ biên chế” như cô giáo Phạm Thị Kim Anh không phải cá biệt. Thầy giáo dạy Vật lý Phạm Trường Nghiêm, sinh năm 1978 cũng từng là giảng viên biên chế của một trường đại học. Khi quyết định “ra ngoài” dạy học, thầy Nghiêm cũng suy nghĩ, cân nhắc rất nhiều. Tuy nhiên, mục tiêu cuối cùng của thầy Nghiêm là có được một môi trường làm việc bình đẳng, công bằng, minh bạch. “Là giáo viên hợp đồng nhưng tôi thấy mọi quyền lợi của tôi vẫn được đảm bảo như giáo viên trong biên chế, thậm chí còn có sự đột phá. Chẳng hạn, khi ở trong biên chế, chúng tôi phải đợi lên lương định kỳ, hưởng lương theo hệ số thì ở trường mới, tôi được nhận lương theo năng lực, hưởng theo nhu cầu. Tôi còn có quyền đàm phán với nhà trường về các yêu cầu, chế độ của mình”. 
 
Cần thực hiện minh bạch, có lộ trình
Đều đặn nhiều năm qua, mỗi ngày, thầy Phạm Thành Trung, giáo viên trường THCS Lùng Phình, Lào Cai lại lặn lội trên những con đường núi để đem chữ tới cho các học sinh. Vất vả nhiều khi không đong đếm hết, nhưng, các thầy vẫn không nề hà. Vì thế, nhiều ý kiến cho rằng, đối với các giáo viên ở vùng sâu, xa như thầy Trung, cần phải duy trì chế độ biên chế suốt đời... Có như vậy mới động viên được các thầy cô giáo cống hiến cho giáo dục vùng khó khăn, vùng núi.
 
Đồng tình với chia sẻ này, thầy Nguyễn Quốc Bình cho rằng, việc thực hiện “xóa bỏ hợp đồng không xác định thời hạn” phải thực hiện từng bước, có lộ trình và tính đến đặc thù vùng, miền. Nếu thực hiện, có thể bắt đầu ở thành phố, vùng có điều kiện kinh tế trước. Với vùng nông thôn thì kéo dài lộ trình. 

Cô giáo Kim Anh chia sẻ, gần 10 năm làm giáo viên hợp đồng, cô Kim Anh vẫn thấy rất an tâm vì quyết định của mình, chưa từng lo ngại sẽ bị mất việc. Đó là bởi cơ chế quản lý của trường nơi cô dạy rất minh bạch. Việc đánh giá năng lực giáo viên thực hiện qua nhiều kênh như đánh giá của HS, PHHS, đồng nghiệp chứ không phụ thuộc vào cá nhân hiệu trưởng. Từ đó, cô Kim Anh cho rằng, khi xóa bỏ “biên chế suốt đời”, rất cần tạo ra một cơ chế quản lý tốt, môi trường làm việc công bằng, công khai, đi kèm với đãi ngộ xứng đáng, không phân biệt đối xử giữa giáo viên ký hợp đồng có thời hạn và giáo viên “không xác định thời hạn”. 
 
Trong khi đó, ông Trường Nghiêm cho biết: “Sở dĩ, tôi dám bỏ biên chế vì Hà Nội có nhiều mô hình trường để tôi tìm kiếm cơ hội việc làm”. Nhưng với giáo viên ở vùng khó khăn, nông thôn sẽ gặp khó khăn vì ít cơ sở giáo dục trên địa bàn có nhu cầu tuyển dụng. Điều này cũng phản ánh vừa qua, hàng trăm giáo viên ở một số vùng ngoại thành Hà Nội kêu cứu vì đột nhiên thất nghiệp do bị cắt hợp đồng lao động. “Giáo viên được đào tạo để dạy học. Nếu bị cắt hợp đồng thì họ sẽ khó thích nghi với công việc khác”. 
Trung Thu
 

Tin cùng chuyên mục

Đồng hành cùng con “vượt vũ môn”

Đồng hành cùng con “vượt vũ môn”

(PNTĐ) - “Việc học thi là việc của con, việc của cha mẹ là hỗ trợ con làm tốt việc học của mình. Cha mẹ cần ý thức rõ vai trò hỗ trợ của mình mà không phải sống thay, quyết định thay cho con” – chuyên gia tâm lý Trần Thị Mạnh Linh cho biết.
 Quảng Bình: 350 học sinh, giáo viên và cha, mẹ tham gia Camp truyền thông CLB Teenyeeu 24h về giới và pháp luật

Quảng Bình: 350 học sinh, giáo viên và cha, mẹ tham gia Camp truyền thông CLB Teenyeeu 24h về giới và pháp luật

(PNTĐ) - Chương trình Camp truyền thông Teenyeeu nhằm giới thiệu hoạt động Dự án Mô hình CLB Teenyeeu 24h là hoạt động thuộc Dự án “Mô hình CLB Teenyeeu 24h thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em trong xây dựng quy tắc ứng xử tại tổ chức giáo dục dưới góc nhìn giới và nâng cao năng lực truyền thông, góp ý xây dựng pháp luật về giới và tình dục” triển khai tại 3 địa phương là Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Quảng Bình từ tháng 6/2023 đến tháng 5/2024.
Tuyệt đối không thu các khoản ngoài quy định

Tuyệt đối không thu các khoản ngoài quy định

(PNTĐ) - Năm học 2024 - 2025, học sinh đầu cấp tại Hà Nội tăng khoảng 70.000 (chưa tính học sinh cấp mầm non) so với năm học 2023-2024. Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Hà Nội yêu cầu các đơn vị, trường học tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, tuyển sinh bằng hình thức trực tuyến để tránh quá tải. Đặc biệt, các trường tuyệt đối không được vận động, quyên góp, thu các khoản ngoài quy định khi tuyển sinh.
Phát động Cuộc thi viết “Sức khỏe học đường - Vì chất lượng nguồn nhân lực đất nước“

Phát động Cuộc thi viết “Sức khỏe học đường - Vì chất lượng nguồn nhân lực đất nước“

(PNTĐ) - Sáng 16/4, Tạp chí Công dân và Khuyến học tổ chức lễ ra mắt chuỗi tọa đàm và phát động cuộc thi viết "Sức khỏe học đường - Vì chất lượng nguồn nhân lực đất nước". Chuỗi tọa đàm và Cuộc thi viết là diễn đàn kết nối các chuyên gia, nhà báo, nhà giáo, phụ huynh, học sinh, sinh viên…