Tháng 1/2020 dùng thẻ BHYT điện tử, nhận diện bằng khuôn mặt

Chia sẻ

Từ ngày 01/01/2020, cơ quan BHXH Việt Nam thực hiện phát hành thẻ bảo hiểm y tế điện tử cho người tham gia bảo hiểm y tế thay cho thẻ giấy, gắn chip điện tử để lưu trữ thông tin.

Từ ngày  01/01/2020 phải có thẻ BHYT điện tử 
 
Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật BHYT, được Chính phủ ban hành. Theo đó, Chính phủ quy định chi tiết thời gian chậm nhất đến ngày 01 tháng 01 năm 2020, cơ quan bảo hiểm xã hội phải thực hiện phát hành thẻ bảo hiểm y tế điện tử cho người tham gia bảo hiểm y tế.
 
Liên quan tới việc cấp thẻ BHYT điện tử, Văn phòng Chính phủ đã có Công văn số 4173/VPCP-KSTT, truyền đạt ý kiến của Thủ tướng về việc cấp, quản lý và sử dụng thẻ BHYT điện tử. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo và giao cho cơ quan BHXH Việt Nam chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan liên quan để xây dựng dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về cấp, quản lý và sử dụng thẻ BHYT điện tử.
 
Thủ tướng yêu cầu thẻ BHYT điện tử phải được gắn chíp với giải pháp công nghệ do Việt Nam làm chủ, bảo đảm kết nối, liên thông, tích hợp an toàn và chia sẻ dữ liệu với các bộ, ngành, địa phương liên quan.
  
Thực hiện theo chỉ đạo của Chính phủ, bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết, thẻ Bảo hiểm y tế điện tử sẽ được làm bằng nhựa, kích cỡ tương đương thẻ ATM nhưng được gắn chip điện tử lưu trữ thông tin người tham gia, thuận lợi cho quá trình theo dõi và điều trị bệnh khi toàn bộ lịch sử khám chữa bệnh được lưu lại trên thẻ. Một thông tin quan trọng, thẻ BHYT điện tử cho phép xác nhận người bệnh thông qua công nghệ sinh trắc học ( vân tay, khuôn mặt). 
 
Theo BHXH Việt Nam, đến thời điểm hiện tại, dự thảo về thẻ BHYT điện tử đã được hoàn thiện. Về nội dung trên thẻ BHYT điện tử là những nội dung tĩnh, hầu như không có sự thay đổi trừ trường hợp họ, tên của người tham gia BHYT có sự thay đổi qua bộ phận tư pháp đã đồng ý thì mới được chấp thuận. 
 
Các nội dung cơ bản trên thẻ BHYT điện tử bao gồm: Mã số, Họ và tên, Ngày tháng năm sinh, Ngày tháng năm cấp thẻ BHYT điện tử. Còn những nội dung khác như thông tin giới tính, nơi cư trú, cơ sở khám chữa bệnh...sẽ được quản lý trực tiếp trên phần mềm nghiệp vụ. 
 
Lợi ích thiết thực của thẻ BHYT điện tử 
 
Chuyển đổi sang sử dụng thẻ BHYT điện tử sẽ mang lại lợi ích lớn cho các bên liên quan như cơ quan BHXH, cơ sở khám chữa bệnh (KCB) và đặc biệt là người tham gia BHYT.
Đối với cơ quan Bảo hiểm xã hội
 
Việc cấp thẻ BHYT điện tử giải quyết tình trạng trục lợi lạm dụng quỹ BHYT do người đi khám chữa bệnh phải thực hiện việc xác thực nhân thân của chủ thẻ BHYT thông qua công nghệ sinh trắc học từ đó ngăn chặn tình trạng mượn thẻ BHYT. 
 
Sử dụng thẻ BHYT điện tử còn sẽ cắt giảm được các thủ tục hành chính trong lĩnh vực BHYT ví dụ như đổi thẻ, điều chỉnh thông tin, thu hồi thẻ….  Rút ngắn thời gian làm thủ tục giám định, thanh quyết toán chi phí khám BHYT. Bên cạnh đó, thông tin về BHXH, bảo hiểm thất nghiệp dự kiến sẽ được tích hợp vào thẻ BHYT điện tử để tiến tới dùng chung thay thế cho sổ BHXH giấy hiện hành.
 
Đối với cơ sở khám chữa bệnh 
 
Chuyển đổi sang sử dụng thẻ BHYT điện tử tại khâu tiếp đón bệnh nhân, tiết kiệm được thời gian kiểm tra thủ tục, đảm bảo nhanh gọn, chính xác bởi thông tin lưu giữ trong thẻ điện tử được dùng để nhận dạng, xác thực nhân thân bệnh nhân, thay vì phải kiểm tra giấy tờ tùy thân có ảnh. 
 
Thẻ BHYT điện tử cũng giúp cơ sở khám chữa bệnh kiểm tra được thông tin các lần khám chữa bệnh theo chế độ BHYT gần nhất để hạn chế tình trạng đi khám chữa bệnh và lấy thuốc không theo đợt điều trị. 
 
Đối với người tham gia BHYT 
 
Những người tham gia BHYT đã có thẻ giấy sẽ được cơ quan BHXH chủ động chuyển đổi sang thẻ điện tử và không yêu cầu phải lập bổ sung hồ sơ. Chuyển đổi sang sử dụng thẻ BHYT điện tử  người tham gia BHYT không cần mang giấy tờ tùy thân như xưa mà có thể xác nhận nhân thân bằng công nghệ sinh trắc học như vân tay, khuôn mặt giúp thuận tiện và giảm phiền hà.

Tin cùng chuyên mục

Người dân Triều Khúc lao đao vì thiếu nước sinh hoạt

Người dân Triều Khúc lao đao vì thiếu nước sinh hoạt

(PNTĐ) - Người dân thôn Triều Khúc (Thanh Trì, Hà Nội) vừa trải qua một tuần thiếu nước sinh hoạt. Để tiết kiệm nước, họ phải tận dụng cả nước rửa rau để rửa bát, thậm chí không dám tắm hàng ngày vì lo ngại nguồn nước có thể bị cắt bất cứ lúc nào.
Làm thế nào để bảo vệ tiền tiết kiệm gửi tại ngân hàng?

Làm thế nào để bảo vệ tiền tiết kiệm gửi tại ngân hàng?

(PNTĐ) - Vụ việc một khách hàng bị “bốc hơi” 58 tỷ đồng tại Ngân hàng MSB vẫn đang là câu chuyện nóng hổi, khiến nhiều người có tiền gửi tiết kiệm hoang mang. Và, làm thế nào để bảo vệ tiền gửi tại ngân hàng (nơi được cho là an toàn nay bỗng nhiên trở nên rủi ro) là chủ đề đang được nhiều người dân quan tâm hiện nay.
Hàng trăm người dân “khát” nước sạch vì dự án treo

Hàng trăm người dân “khát” nước sạch vì dự án treo

(PNTĐ) - Nhiều năm nay, tại xã Phú Sơn, huyện Ba Vì, Hà Nội, hàng trăm người dân sinh sống ở khu vực Nông trường dứa Suối Hai và thôn Phú Mỹ C không có nước sạch để sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày. Dù đã nhiều lần kiến nghị lên các cấp, các ngành song tình trạng “khát” nước sạch vẫn chưa được giải quyết, khiến cuộc sống của người dân nơi đây gặp không ít khó khăn.
Hàng trăm hộ dân kêu cứu

Hàng trăm hộ dân kêu cứu

(PNTĐ) - Hàng trăm hộ dân ở hai xã Phú Sơn và Thái Hoà, huyện Ba Vì, Hà Nội rơi vào cảnh sống khó khăn do bị “mắc kẹt” bởi Dự án đầu tư xây dựng công viên nghĩa trang Yên Kỳ mở rộng (giai đoạn 1) chậm tiến độ, chưa chi trả tiền đền bù giải phóng mặt bằng. Hơn 13 năm nay, người dân, cử tri đã nhiều lần “kêu cứu”, chính quyền địa phương cũng đã có kiến nghị. Song cho đến nay, dự án vẫn “giậm chân tại chỗ”.