“Siêu trí tuệ Việt Nam” đã xứng đáng với tên gọi?

Chia sẻ

Xuất hiện như một làn gió mới về tri thức, trí tuệ khiến không ít khán giả tò mò, thế nhưng sau một thời gian lên sóng, chương trình đã lộ ra không ít nhược điểm.

“Siêu trí tuệ Việt Nam”  đã xứng đáng với tên gọi? - ảnh 1
Nhà báo Lại Văn Sâm cùng dàn giám khảo, khách mời trong chương trình
  
Sức hấp dẫn từ trí tuệ
 
Gameshow “Siêu trí tuệ Việt Nam” có bản gốc là “Super Brain” xuất hiện ở nhiều quốc gia trên khắp thế giới với những phiên bản quốc tế ở Mỹ, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản, Pháp, Ý, Tây Ban Nha... Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á mua bản quyền sản xuất và phát sóng từ EndermolShineGroup - Đức. Ngay sau khi ra mắt tập đầu tiên vào cuối tháng 10 vừa qua trên HTV2, gameshow thiên về trí tuệ này đã thu hút mọi sự chú ý bởi sự độc đáo, mới lạ của các nhân vật chơi game. Thành phần ban giám khảo của “Siêu trí tuệ Việt Nam” khá ấn tượng, bao gồm: Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Thành Nam, nhà báo Lại Văn Sâm, ca sĩ Tóc Tiên và khách mời thay đổi hàng tuần. 
 
Dự kiến mùa 1 có 13 tập, 24 thí sinh sở hữu năng lực trí tuệ khác biệt sẽ chinh phục thử thách. Các tập đầu nghiêng về khả năng ghi nhớ, ở những tập sau sẽ có những màn thi thố ở lĩnh vực khác như Toán học, tưởng tượng, quan sát...
 
Ngay tập đầu tiên khi vừa lên YouTube mới 5 ngày đã nhanh chóng đứng thứ 5 top thịnh hành với gần 3 triệu lượt xem cùng gần 7.000 bình luận. Ở tập 1, không chỉ khán giả mà giám khảo chương trình như nhà báo Lại Văn Sâm, PGS.TS Trần Thành Nam, ca sĩ Tóc Tiên, Vũ Cát Tường đều khâm phục trước tài năng của cô bé Diệu Linh, học sinh lớp 11, có trí nhớ siêu phàm.
 
Với thử thách Đại chiến không ảnh với 30 phút để ghi nhớ 100 bức ảnh chụp từ vệ tinh được chương trình đưa ra, Diệu Linh chỉ cần 21 phút 6 giây để hoàn thành phần ghi nhớ. Phước Vinh, 14 tuổi, cũng khiến mọi người sởn da gà với khả năng ghi nhớ 1.000 sự kiện lịch sử của Việt Nam và thế giới trong vòng 20 phút.
 
Qua nhiều tập phát sóng, với sự xuất hiện của những “siêu trí tuệ” mà mỗi gương mặt đều mang lại những bất ngờ khác nhau cho người xem khi vượt qua những thử thách không tưởng như truy tìm vân tay của Phương Nghi, cỗ máy rubik của Ngọc Thịnh, khả năng tính nhẩm siêu việt của cậu bé 12 tuổi Gia Hưng, địa cầu siêu không gian của cậu bé 7 tuổi đã học Toán lớp 7 - Thế Anh…
Đã thực sự là “Siêu trí tuệ”?
 
Trước “Siêu trí tuệ Việt Nam” đã từng có nhiều chương trình về trí tuệ “gây sốt” trong giới học sinh, sinh viên như: “Đường lên đỉnh Olympia”, “7 sắc cầu vồng”, “Ai thông minh hơn học sinh lớp 5” (ngưng sản xuất), Ai là triệu phú... Bởi vậy, khi ra mắt khán giả, “Siêu trí tuệ Việt Nam” cũng không tránh khỏi sự so sánh của khán giả.
 
Phần thử thách về trí nhớ có tên “Bưu kiện thần tốc” của thí sinh Mai Tường Vân đòi hỏi cô phải có sự tập trung cao độ trong giới hạn 2 tiếng mà chương trình đưa ra để ghi nhớ chi tiết từng con số trong chuỗi dữ liệu (gồm một dãy số kết hợp với ký tự) và chia thành ba dữ kiện: mã vạch, số điện thoại, tên viết tắt của người nhận, với tổng con số cần ghi nhớ là 2.200. Mai Tường Vân đã thể hiện trí nhớ siêu phàm của mình khiến nhiều người kinh ngạc. 
 
Có thể thấy, “Siêu trí tuệ Việt Nam” nghiêng về khả năng ghi nhớ của các thí sinh tham gia. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra rằng việc sở hữu kỹ năng nhớ nhanh và thuộc mau có phải là một dạng siêu trí tuệ hay không? Bởi đã gọi là “siêu trí tuệ” thì phải có thành quả sáng tạo, chứ không thể là những tài vặt mang tính giải trí. Có thể khái niệm về "siêu trí tuệ" và "siêu trí nhớ" đang bị nhầm lẫn bởi những năm trở lại đây, lớp rèn luyện kỹ năng trí nhớ đã được mở rộng. Chính Mai Tường Vân cũng thừa nhận: “Trí nhớ chỉ là một phần của trí tuệ, nhưng nếu có trí nhớ tốt thì hẳn sẽ giúp ích nhiều hơn cho các mặt khác của trí tuệ”.
 
Bên cạnh đó, dàn giám khảo cũng gây ý kiến tranh cãi đối với khán giả. Bởi trong một chương trình thiên về trí tuệ lại xuất hiện những nhân vật giải trí. Nói như vậy, không có nghĩa những nhân vật giải trí không có trí tuệ. Thế nhưng, trên thực tế, Tóc Tiên chưa phải một khối óc siêu việt, và hiểu biết cũng khó có thể sánh bằng những tên tuổi trong ngành khoa học dù cô có nền tảng học vấn tốt, sự thông minh, sắc sảo. Tóc Tiên bị phản ứng khá nhiều khi ngồi ghế nóng chương trình. Dẫu vậy, sự xuất hiện của các nhân vật giải trí trong chương trình vẫn chủ yếu là hoa lá cành góp vui, và đôi khi là mang ý đồ cho thấy… độ khó của các thử thách. 
 
Mặc dù còn nhiều tranh cãi rằng "Siêu trí tuệ Việt Nam" chưa thực sự bao gồm đầy đủ, chính xác những nội dung, ý nghĩa với cái tên của chương trình, nhưng đông đảo khán giả mong chờ có thêm nhiều những chương trình tương tự sẽ có ích cho cộng đồng hơn là những gameshow kém chất lượng đang nhan nhản trên sóng truyền hình hiện nay. 
Hải Minh 

Tin cùng chuyên mục

Xúc động xem MV huyền thoại saxophone Kenny G quảng bá vẻ đẹp Hà Nội

Xúc động xem MV huyền thoại saxophone Kenny G quảng bá vẻ đẹp Hà Nội

(PNTĐ) - Chiều 19/4, Báo Nhân Dân phối hợp IB Group Việt Nam tổ chức ra mắt MV “Going Home” - một sản phẩm âm nhạc đặc biệt quảng bá du lịch Việt Nam. Trong MV, nghệ sĩ Kenny G trình diễn ca khúc "Going Home" tại các địa danh nổi tiếng của Thủ đô Hà Nội như Hồ Gươm, Hoàng Thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, cầu Long Biên.
Xuất bản song ngữ 5 thứ tiếng bộ sách “Võ Nguyên Giáp - Vị tướng của nhân dân”

Xuất bản song ngữ 5 thứ tiếng bộ sách “Võ Nguyên Giáp - Vị tướng của nhân dân”

(PNTĐ) - Vừa qua, tại tỉnh Điện Biên, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức ra mắt, giới thiệu bộ sách 6 cuốn Võ Nguyên Giáp - Vị tướng của nhân dân (tiếng Việt và song ngữ gồm 5 ngoại ngữ: Việt - Anh, Việt - Pháp, Việt - Tây Ban Nha, Việt - Trung, Việt - Ả rập) nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.