Nếp nhà qua bữa cơm của mẹ

Chia sẻ

Ảnh minh họaẢnh minh họa

Mẹ tôi, một người phụ nữ học hành chẳng cao, đỗ đạt như phụ nữ thời hiện đại. Nhưng, mẹ có một uy lực vô cùng lớn trong gia đình, không chỉ đối với chồng con mà còn với con dâu, con rể và các cháu sau này. Mẹ sinh ra trong một gia đình bần nông, lấy chồng trong thời khốn khó, sinh nhiều con lúc chính sách dân số chưa hạn chế số lần sinh. Đông con, kinh tế khó khăn, chồng công tác xa nhà, một mình mẹ quán xuyến gia đình. Vậy mà mẹ chèo chống ổn thỏa, nề nếp lễ nghĩa trong nhà đâu vào đấy.

Tôi còn nhớ, cứ mỗi bữa cơm (gọi là bữa cơm cho sang chứ ngày đó chủ yếu là mỳ, khoai, sắn), mẹ đều dạy các con nếp ăn nếp uống. 6 đứa con lít nhít nhưng cấm đứa nào tranh dành nhau miếng ăn, ngược lại anh chị em tôi đều đặt sự nhường nhịn nhau lên hàng đầu. Sự nhường nhịn ấy, chúng tôi học từ mẹ. Cứ vào bữa, mẹ nhường các con đồ ăn, bảo người lớn có sức khỏe hơn nên nhường cho người bé, người yếu ăn phần ngon, phần nhiều. Mẹ tôi bảo hôm nay người đó phải làm nhiều việc cần sức khỏe nên cần được “tẩm bổ” hơn một chút. Những người còn lại nên nhường nhịn. Cứ thế, anh chị em tôi biết ý trong mỗi bữa ăn, ai cũng nghĩ cho người khác hơn mình. Tuyệt nhiên không một đứa nào so bỳ tỵ nạnh chuyện ăn uống ai thiệt ai hơn.

Chúng tôi sống cùng ông bà nội. Lúc còn khỏe, ông bà ngồi ăn cùng con cháu. Cứ vào bữa là mẹ bao giờ cùng xới cơm, gắp thức ăn cho ông bà trước, rồi lễ phép mời ông bà dùng. Sau đó mẹ nhắc các con làm giống mình. Sau này, ông bà ốm yếu không thể ngồi ăn cùng con cháu, mẹ đều dọn một mâm tươm tất mang đến tận giường xúc cho ông bà ăn hết bữa rồi mới quay ra ăn cùng các con. Trong lúc cho ông bà ăn, mẹ luôn miệng kể về hoạt động của con cháu trong ngày, có việc mẹ xin ý kiến, có việc mẹ kể với tính chất thông báo. Chúng tôi cũng theo nếp của mẹ, trong bữa cơm, chuyện riêng, chuyện chung đều nói cho nhau nghe. Sự quan tâm, kết nối giữa các thành viên trong gia đình rất bền chặt.

Chúng tôi trưởng thành, lần lượt lấy chồng lấy vợ. Có đứa sống gần, có đứa sống xa nhưng mẹ đều quy định đứa nào cũng phải sống chung với bố mẹ một, hai năm đầu. Sau đó, ai muốn sống riêng thì tùy, bố mẹ không ép. Mục đích của mẹ là để tạo nếp nhà căn bản cho các con trong những ngày đầu xây tổ ấm. Mẹ tôi luôn bảo, vợ chồng trẻ bây giờ có thể sống thoải mái tự do, đôi khi quên cả nếp nhà. Con cái sinh ra luôn đặt ở vị trí “vua con” trong gia đình nên chẳng để ý dạy dỗ phép tắc, lễ nghĩa trong nếp ăn, nếp uống. Mẹ tập cho chúng tôi thói quen giữ nếp nhà qua bữa cơm gia đình. Dù bận rộn đến mấy, vợ chồng con cái vẫn phải sắp xếp để ngồi lại bên nhau trong bữa cơm hàng ngày. Qua đó, mẹ âm thầm rèn luyện cho con dâu cách duy trì bữa cơm gia đình, bảo ban con trai chia sẻ lại với vợ con hàng ngày. Đặc biệt với những đứa cháu, mẹ sát sao kèm cặp rèn luyện về nết ăn nết ở. Bọn nhỏ được bà dạy nếp nhà qua những việc đơn giản như ăn ngủ đúng giờ, sắp xếp đồ dùng cá nhân gọn gàng, giữ vệ sinh chung. Anh chị lớn kèm, nhắc nhở cho các em nhỏ.

Tôi còn nhớ, có lần trong bữa cơm, thấy tôi cứ liên tục gắp thức ăn cho ông nội đầy bát, con trai tôi bảo “sao bố cứ bắt ông ăn nhiều thế, ai thích gì thì tự gắp cho theo ý mình”. Mẹ tôi liền giảng giải lại cho cháu: “Không phải bố ép ông ăn mà là bố đang làm theo nếp nhà “kính già” đấy cháu ạ”. Bữa đó, con trai tôi lại được thêm bài học về “kính già nhường trẻ trong bữa cơm” qua sự phân tích của bà nội. Những bữa cơm sau, khi bắt đầu ăn, con đều chọn miếng ngon nhất gắp cho ông bà, bố mẹ rồi mới đến lượt mình.

“Nếp nhà không tự nhiên sinh ra mà phải thường xuyên rèn luyện mới có” đó là câu cửa miệng của mẹ tôi mỗi khi nói về nề nếp gia phong trong gia đình với con cháu. Bao nhiêu năm nay, mẹ vẫn không ngừng “rèn luyện” để tạo nên và giữ vững nếp nhà cho con cháu noi theo. Cứ thế, nếp nhà của mẹ đã giúp những gia đình nhỏ của con cái sau này yên ổn, hạnh phúc.

Hoàng Nam

Tin cùng chuyên mục

Khi cha mẹ đẩy con vào... bi kịch

Khi cha mẹ đẩy con vào... bi kịch

(PNTĐ) - “Chồng ngã vợ nâng, đánh kẻ chạy đi không ai đánh kẻ chạy lại…” là phương châm sống của một số người chồng, người vợ bị bạn đời phản bội. Họ hi vọng, với sự vị tha, độ lượng của mình sẽ thức tỉnh người u mê, lầm lỗi, cho họ một lối về tránh gia đình đổ vỡ. Tuy nhiên, không phải người chồng, người vợ nào cũng biết thức tỉnh trước sự vị tha của người bạn đời.
Hạnh phúc ngoài dự tính

Hạnh phúc ngoài dự tính

(PNTĐ) - Có 3 người con trai, nhưng ông Sơn - bà Xuân chưa từng thấy hạnh phúc. Anh cả công tác trong ngành quân đội, anh thứ là thợ cơ khí giỏi, anh út là chủ nhà hàng, cả 3 anh đều đã lập gia đình. Trong nhà luôn êm ấm, chưa hề thấy cãi vã. Nhưng điều mà ông Sơn bà Xuân cho là hạnh phúc, ấy là một thằng cháu trai.
Con gái của mẹ đã lớn

Con gái của mẹ đã lớn

(PNTĐ) - Sinh nhật bạn thân, nó rủ tôi: “Hay là đêm nay mày ngủ lại đây luôn với tao. Một năm tao mới có một lần sinh nhật, tội gì mà về sớm. Tý nữa mấy đứa ra ngoài “quẩy” cho đã”.
Chuyện khó nói trong hôn nhân: Khó vẫn cần nói

Chuyện khó nói trong hôn nhân: Khó vẫn cần nói

(PNTĐ) - Lâu nay, một số người thường ngại đề cập tới vấn đề chăn gối vợ chồng, cho rằng đó là chuyện tế nhị, cần được giấu kín. Tuy nhiên, tình dục lại có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống hôn nhân, thậm chí nhiều cặp vợ chồng chia tay chỉ vì không hòa hợp trong tình dục.