Nhiều trường ngoại thành... gặp khó

Chia sẻ

Học sinh Hà Nội tiếp tục bước vào tuần nghỉ học thứ 3 liên tiếp để phòng chống dịch bệnh viêm phổi cấp do virus Covid-19 gây ra. Để giúp học sinh tự học tại nhà, nhiều cơ sở giáo dục đã triển khai hình thức dạy trực tuyến, từ xa.

 Học sinh Hà Nội tiếp tục bước vào tuần nghỉ học thứ 3 liên tiếp để phòng chống dịch bệnh viêm phổi cấp do virus Covid-19 gây ra. Để giúp học sinh tự học tại nhà, nhiều cơ sở giáo dục đã triển khai hình thức dạy trực tuyến, từ xa. Tuy nhiên, hình thức này lại chưa phù hợp với phần lớn các trường ở khu vực ngoại thành…

Học sinh trường liên cấp Ngôi Sao học tại nhà qua hình thức trực tuyếnHọc sinh trường liên cấp Ngôi Sao học tại nhà qua hình thức trực tuyến

Nhiều địa phương cho học sinh nghỉ đến hết tháng 2/2020

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, chiều tối ngày 14/2, UBND TP Hà Nội đã có Quyết định số 494 đồng ý với tờ trình của liên Sở GD-ĐT, Sở LĐ-TB và XH và Sở Y tế cho phép học sinh tiếp tục nghỉ học tới ngày 23/2. Cùng ngày, Bộ GD-ĐT cũng ra văn bản đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương xem xét tiếp tục cho học sinh, sinh viên, học viên nghỉ học đến hết tháng 2/2020.

Theo Bộ trưởng bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ, việc lùi thời điểm kết thúc năm học sẽ gây một số khó khăn cho ngành và các địa phương. Tuy nhiên qua phân tích vẫn có thể khắc phục được bằng các giải pháp quản lý phù hợp của từng nhà trường, tại từng địa phương. Bộ GD-ĐT đã có các kịch bản ứng phó với tình hình dịch, trong đó có việc lùi các mốc thời gian trong kế hoạch năm học chung. Bộ sẽ có hướng dẫn chi tiết để các địa phương xây dựng phương án điều chỉnh hoạt động dạy học, đảm bảo không ảnh hưởng đến chất lượng thực hiện chương trình GD-ĐT. Đây chính là cơ sở để các địa phương thuận lợi trong việc giãn khung kế hoạch thời gian năm học 2019-2020 và triển khai các phương án phòng, chống dịch bệnh, trong đó có phương án cho học sinh tiếp tục nghỉ học (nếu cần thiết).

Tính đến ngày 17/2, tất cả 63 tỉnh thành trên cả nước đều đã kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh. Trong đó, hơn 50 tỉnh thành quyết định kéo dài thời gian nghỉ học đến hết tháng 2/2020 theo đề nghị của Bộ GD-ĐT. Riêng TP.HCM kiến nghị Chính phủ, Bộ GD-ĐT cho phép học sinh, sinh viên, học viên các cơ sở giáo dục trên địa bàn được nghỉ học đến hết tháng 3/2020, điều chỉnh thời gian học kỳ 2 của năm học 2019-2020 từ tháng 4-tháng 7/2020.

Tại Hà Nội, mặc dù chưa quyết định cho học sinh, sinh viên tạm nghỉ học đến hết tháng 2, nhưng, UBND TP đã chỉ đạo các đơn vị, trường học duy trì nghiêm công tác vệ sinh môi trường, khử trùng lớp học, trang thiết bị dạy học đợt 3 vào ngày 15-16/2/2020 và đợt 4 vào các ngày 22-23/2/2020. UBND Thành phố cũng yêu cầu phải đảm bảo vệ sinh an toàn tuyệt đối trước khi học sinh, sinh viên đến trường.

Dạy học online: Nơi có, nơi không

Theo chỉ đạo của Sở GD-ĐT Hà Nội tại văn bản số 465/SGDĐT-CTTTra ngày 14/2/2020, trong thời gian học sinh nghỉ học, các đơn vị trường học có kế hoạch hướng dẫn học sinh tự học và ôn tập tại nhà. Vì thế, nhiều trường phổ thông tại các quận nội thành ở Hà Nội đã duy trì hình thức dạy học trực tuyến cho học sinh. Tại trường phổ thông liên cấp Nguyễn Bỉnh Khiêm, hoạt động học tập được triển khai dựa trên 3 nền tảng online là group Zalo hoặc Facebook của từng lớp; các lớp học trực tuyến qua trang Facebook NBK Study theo thời gian biểu công bố trên page. Các giáo viên thực hiện bài giảng như một tiết dạy bình thường trên lớp và được phát trực tiếp (live stream) trên trang; cuối cùng là Lớp học trực tuyến qua trang web Schoology.com. Thông qua nền tảng học tập trực tuyến này, học sinh sau khi đăng nhập theo code hệ thống cung cấp có thể tải tài liệu học tập mà giáo viên đăng tải.

Tại trường phổ thông liên cấp Ngôi sao Hà Nội, chương trình học online cũng đã góp phần giúp cho việc học tập của gần 2.500 học sinh không bị gián đoạn. Nhà trường đã sử dụng các phần mềm VioEdu và một số ứng dụng như Zoom, Skype, Facetime, Flipgrid… để dạy học online. Ở khối THCS, học sinh căn cứ vào khung giờ học cố định của từng môn, để theo dõi bài giảng trực tuyến được xây dựng sinh động tương tự một tiết học trên lớp. Giáo viên thực hiện điểm danh đầu giờ như tại lớp học truyền thống. Với khối Tiểu học, giáo viên gửi phiếu bài tập online cho học sinh hàng ngày, sau đó chấm chữa và theo dõi tiến độ tự học, kết quả, chất lượng học tập tại nhà của các con.

Theo thầy Hà Xuân Nhâm, Hiệu trưởng trường THPT Phan Huy Chú trong tuần nghỉ học thứ ba của học sinh, BGH nhà trường tiếp tục đề nghị các thầy cô giáo triển khai hình thức ôn luyện online đã được thực hiện trong hai tuần trước đó, đồng thời vận dụng sáng tạo các hình thức dạy học online phù hợp.

Mặc dù việc dạy học trực tuyến đã chứng minh có nhiều lợi thế, nhưng, chủ yếu mới được áp dụng tại các trường ngoài công lập, trường bán công… Bà Ngô Thúy Quyên, giáo viên trường THCS Tản Đà, Ba Vì địa bàn xa trung tâm cho biết, trường THCS Tản Đà chưa có điều kiện triển khai ôn luyện, giao bài cho học sinh theo hình thức trực tuyến. Lý do không phải gia đình học sinh nào cũng có điều kiện trang bị máy tính có kết nối internet tại nhà. Ngoài ra, dạy học trực tuyến đòi hỏi cả giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh phải có sự am hiểu nhất định về công nghệ thông tin. “Nhiều cha mẹ học sinh chỉ biết đọc tin nhắn trên điện thoại nên chưa quen với hình thức học trực tuyến”.

Tại trường THCS Đan Phượng, huyện Đan Phượng, các giáo viên hiện nỗ lực duy trì nếp tự học cho học sinh, nhất là học sinh cuối cấp bằng hình thức gửi bài tập qua zalo. Học sinh sau khi làm bài xong sẽ chụp ảnh lại để nộp. Hiện nay, đây là hình thức kết nối được cho là tối ưu giữa nhà trường và học sinh.

Trước những lo lắng của các cơ sở giáo dục không có đủ điều kiện công nghệ thông tin để triển khai hình thức dạy học trực tuyến, lãnh đạo Bộ GD-ĐT cho biết sau đợt nghỉ học tạm, tất cả các trường đều sẽ phải nghiêm túc thực hiện dạy bù cho học sinh để đảm bảo chương trình học; không phải trường đã dạy online thì không phải dạy bù.

Hoàng Lan

Tin cùng chuyên mục

 Quảng Bình: 350 học sinh, giáo viên và cha, mẹ tham gia Camp truyền thông CLB Teenyeeu 24h về giới và pháp luật

Quảng Bình: 350 học sinh, giáo viên và cha, mẹ tham gia Camp truyền thông CLB Teenyeeu 24h về giới và pháp luật

(PNTĐ) - Chương trình Camp truyền thông Teenyeeu nhằm giới thiệu hoạt động Dự án Mô hình CLB Teenyeeu 24h là hoạt động thuộc Dự án “Mô hình CLB Teenyeeu 24h thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em trong xây dựng quy tắc ứng xử tại tổ chức giáo dục dưới góc nhìn giới và nâng cao năng lực truyền thông, góp ý xây dựng pháp luật về giới và tình dục” triển khai tại 3 địa phương là Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Quảng Bình từ tháng 6/2023 đến tháng 5/2024.
Tuyệt đối không thu các khoản ngoài quy định

Tuyệt đối không thu các khoản ngoài quy định

(PNTĐ) - Năm học 2024 - 2025, học sinh đầu cấp tại Hà Nội tăng khoảng 70.000 (chưa tính học sinh cấp mầm non) so với năm học 2023-2024. Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Hà Nội yêu cầu các đơn vị, trường học tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, tuyển sinh bằng hình thức trực tuyến để tránh quá tải. Đặc biệt, các trường tuyệt đối không được vận động, quyên góp, thu các khoản ngoài quy định khi tuyển sinh.
Phát động Cuộc thi viết “Sức khỏe học đường - Vì chất lượng nguồn nhân lực đất nước“

Phát động Cuộc thi viết “Sức khỏe học đường - Vì chất lượng nguồn nhân lực đất nước“

(PNTĐ) - Sáng 16/4, Tạp chí Công dân và Khuyến học tổ chức lễ ra mắt chuỗi tọa đàm và phát động cuộc thi viết "Sức khỏe học đường - Vì chất lượng nguồn nhân lực đất nước". Chuỗi tọa đàm và Cuộc thi viết là diễn đàn kết nối các chuyên gia, nhà báo, nhà giáo, phụ huynh, học sinh, sinh viên…
Tăng tốc học thi

Tăng tốc học thi

(PNTĐ) - Xưa nay, thi cử được xem là thước đo đánh giá mức độ hiểu biết cũng như khả năng nhận thức của mỗi người đối với các lĩnh vực trong đời sống xã hội. Những áp lực trong giai đoạn thi cử là tình trạng chung của hầu hết các sĩ tử và người thân.