Sở thích dùng mạng xã hội của con cái khác với cha mẹ thế nào?

Chia sẻ

Hiện nay, việc sử dụng mạng xã hội của bố mẹ và con cái ngày càng phổ biến. Tuy nhiên, con cái dùng mạng xã hội khác với bố mẹ như thế nào thì không phải ai cũng để ý tới.

Sở thích dùng mạng xã hội của con cái khác với cha mẹ thế nào? - ảnh 1 (Ảnh: minh họa)

Tốc độ gia nhập Facebook của người cao tuổi ngày càng tăng

Theo một nghiên cứu được tổng hợp từ hơn 100 nghìn người dùng Internet trong độ tuổi từ 16-54, trung bình mỗi người bỏ ra 2 tiếng/ngày để sử dụng mạng xã hội (MXH). Những người lớn tuổi đang dùng MHX nhiều hơn bao giờ hết. Với thế hệ Z (các bạn trẻ sinh từ năm 1995), MXH là lựa chọn hàng đầu để tìm kiếm, nghiên cứu sản phẩm. Nhóm tuổi đông đảo nhất Facebook hiện nay đang là nhóm 25-34 tuổi. Nhóm người dùng ở độ tuổi trên 45 (thường là các bậc phụ huynh có con đã trưởng thành) đang là nhóm có tốc độ tăng trưởng cao nhất. Facebook Việt Nam chưa có dấu hiệu bị mất nhóm người dùng trẻ tuổi. Tuy nhiên, nhóm người dùng trẻ 13-24 tuổi đang có tốc độ tăng trưởng chững lại. Facebook đang trở thành MXH cho tất cả mọi người, chứ không còn là nơi dành riêng cho nhóm người trẻ tuổi.

Nhìn vào nhóm người lớn tuổi, tốc độ gia nhập Facebook của họ ngày càng nhanh hơn, trên 60% trong năm 2018 (theo số liệu thống kê của We are social - một công ty toàn cầu chuyên nghiên cứu về truyền thông xã hội tháng 1/2018). Người lớn tuổi đã thực sự tham gia thảo luận trên MXH. Không chỉ dõi theo con cháu, họ cũng đã hình thành được các cộng đồng của mình và kết nối với nhau. Có nhiều group dành cho người cao tuổi, các group với nhiều thành viên hoạt động thảo luận sôi nổi, chủ yếu phục vụ các nhu cầu như: học Internet, học ngoại ngữ, điều dưỡng tại nhà, tập thể dục, hoạt động thiện nguyện, hội họp bạn bè…. Hoạt động phổ biến nhất của các group người cao tuổi: Học thêm các kĩ năng mới, Bí quyết điều dưỡng tại nhà, Họp mặt thường niên offline … Với tốc độ tăng trưởng lượng người dùng trên 60%/năm, chắc chắn sắp tới nhóm tuổi này sẽ ngày càng trở nên sôi nổi.

Theo ông Nguyễn Quốc Huy (Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh), Việt Nam là quốc gia đứng thứ 18 trên thế giới về tỉ lệ người dân sử dụng Internet và là 1 trong 10 nước có lượng người dùng Facebook và YouTube cao nhất thế giới, trong đó thanh thiếu niên chiếm tỷ lệ phần lớn. Mục đích sử dụng MXH của giới trẻ rất đa dạng, trong đó, 5 mục đích chiếm tỷ lệ cao nhất là: tìm kiếm, cập nhật thông tin xã hội (66,3%); làm quen với bạn mới, giữ liên lạc với bạn cũ (60%); liên lạc với gia đình, bạn bè (59%); chia sẻ thông tin (hình ảnh, video, status) với mọi người (54,0%) và để giải trí (49,5%). Thông qua internet, MXH, cơ hội kết nối của thanh thiếu niên ngày càng được tăng cường, giao tiếp trên không gian mạng chi phối ngày càng lớn đến thanh thiếu niên.

Giới trẻ muốn được tôn trọng giá trị sáng tạo của chính mình

Nghĩa là, giới trẻ “sành mạng” ngày nay rất tôn trọng tính riêng tư, thích những hình ảnh hiện lên nhanh gọn, và cảm phục những ai biết tôn trọng giá trị sáng tạo của họ. Sự riêng tư là điều đòi hỏi sâu kín nhất của lớp trẻ, và đó cũng chính là lý do mà họ chọn những hình ảnh hay những đoạn video tự xóa trên các ứng dụng thông minh. Vì thế, trong khi thế hệ trước thích chia sẻ nội dung, thì thế hệ Z thích tự sáng tạo nội dung. Họ khám phá bản sắc và thử định nghĩa chính mình qua nội dung mà họ tạo nên. Bằng cách này, họ có thể chia sẻ câu chuyện của họ, học hỏi lẫn nhau và xây dựng cộng đồng.

Sự khác biệt này đặt ra câu hỏi, làm thế nào để những vẻ đẹp của gia đình và các thế hệ vẫn được gìn giữ trong sự chia phối của MXH? Theo TS. Hồ Bất Khuất (Giảng viên khoa Báo chí, Đại học Vinh), những giá trị truyền thống tốt đẹp sẽ giúp cho gia đình điều chỉnh các mối quan hệ sao cho mỗi người cảm thấy thoải mái trong điều kiện mới. Trong bất kỳ điều kiện xã hội nào, sự nhận thức của con người về giá trị của tình yêu thương, sự tôn trọng, quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau, che chở cho nhau là quan trọng nhất. Có rất nhiều cách để mọi người hiểu rằng, văn hóa gia đình vô cùng quan trọng trong thời đại công nghệ phát triển như vũ bão. Tuy nhiên, cơ sở để các cách đó thành công là sự tự nhận thức của mỗi người. Trước hết, những người trưởng thành phải hiểu rằng, tránh lạm dụng công nghệ trong sinh hoạt đời thường. Tiếp theo, phải làm cho mọi người hiểu rằng, nhìn thấy nhau trên mạng, nghe tiếng nhau qua điện thoại, hay vùi mình vào MXH để tìm niềm vui đều không thể thay thế được những cuộc gặp trực tiếp, nhìn vào mắt nhau và nói những lời yêu thương. Dù hàng ngày chúng ta vẫn biết tình hình sức khỏe, công việc của nhau thông qua điện thoại nhưng việc duy trì bữa cơm tối có tất cả các thành viên gia đình là rất đáng quý. Đây mới là sự quan tâm tới nhau đích thực, khắc sâu vào tâm trí các thành viên.

Mai Chi

Tin cùng chuyên mục

Hạnh phúc ngoài dự tính

Hạnh phúc ngoài dự tính

(PNTĐ) - Có 3 người con trai, nhưng ông Sơn - bà Xuân chưa từng thấy hạnh phúc. Anh cả công tác trong ngành quân đội, anh thứ là thợ cơ khí giỏi, anh út là chủ nhà hàng, cả 3 anh đều đã lập gia đình. Trong nhà luôn êm ấm, chưa hề thấy cãi vã. Nhưng điều mà ông Sơn bà Xuân cho là hạnh phúc, ấy là một thằng cháu trai.
Con gái của mẹ đã lớn

Con gái của mẹ đã lớn

(PNTĐ) - Sinh nhật bạn thân, nó rủ tôi: “Hay là đêm nay mày ngủ lại đây luôn với tao. Một năm tao mới có một lần sinh nhật, tội gì mà về sớm. Tý nữa mấy đứa ra ngoài “quẩy” cho đã”.
Chuyện khó nói trong hôn nhân: Khó vẫn cần nói

Chuyện khó nói trong hôn nhân: Khó vẫn cần nói

(PNTĐ) - Lâu nay, một số người thường ngại đề cập tới vấn đề chăn gối vợ chồng, cho rằng đó là chuyện tế nhị, cần được giấu kín. Tuy nhiên, tình dục lại có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống hôn nhân, thậm chí nhiều cặp vợ chồng chia tay chỉ vì không hòa hợp trong tình dục.