Thực hiện bình đẳng giới, giải quyết các vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em dân tộc thiểu số

Chia sẻ

Ngày 21/2, Hội LHPN Việt Nam phối hợp với Ủy ban Dân tộc tổ chức Hội thảo “Khuyến nghị lồng ghép giới trong các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia phát triển bền vững vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030".

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc  Y Thông chủ trì hội thảoThứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Thông chủ trì hội thảo (Ảnh: T.T)

Tham dự  và chủ trì hội thảo có các  đồng chí: Y Thông- Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc và Bùi Thị Hòa- Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam; cùng các đồng chí lãnh đạo, cán bộ các Vụ, Ban chuyên môn tham mưu xây dựng dự án thuộc các bộ, ngành liên quan, tổ công tác lồng ghép giới.

Toàn cảnh Hội thảoToàn cảnh Hội thảo (Ảnh: T.T)

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 (viết tắt là Chương trình). Chương trình gồm các dự án: Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ dân tộc thiểu số nghèo; Quy hoạch, sắp sếp, bố trí, ổn định dân cư ở những nơi cần thiết; Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, phát huy tiềm năng thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị; Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và các đơn vị sự nghiệp công của lĩnh vực dân tộc; Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch; Chăm sóc sức khỏe nhân dân nầng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em…

Ông Đinh Anh Tuấn - Phó Vụ trưởng, Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em , Bộ Y tế phát biểu tại hội nghịÔng Đinh Anh Tuấn - Phó Vụ trưởng, Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em , Bộ Y tế phát biểu tại hội nghị (Ảnh: T.T)

Các đại biểu tham gia hội thảo đã tập trung thảo luận và đề xuất khuyến nghị các nội dung đề xuất lồng ghép giới trong các dự án của Chương trình như: Bảo đảm tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số phù hợp với tỷ lệ dân số là người dân tộc thiểu số ở từng địa phương; đề nghị bổ sung vấn đề giới và lồng ghép giới trong thực hiện các chính sách về dân tộc; bảo đảm ít nhất 40% tỷ lệ phụ nữ được tham gia các hoạt động nâng cao năng lực…

Ông Đào Trọng Độ, Phó Vụ trưởng Vụ Đào tạo thường xuyên, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đề nghị bổ sung vấn đề giới và lồng ghép giới trong thực hiện các chính sách về dân tộcÔng Đào Trọng Độ, Phó Vụ trưởng Vụ Đào tạo thường xuyên, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đề nghị bổ sung vấn đề giới và lồng ghép giới trong thực hiện các chính sách về dân tộc (Ảnh: T.T)

Các đại biểu cũng khuyến nghị các cơ quan có thẩm quyền nên đầu tư nguồn lực cho các chính sách hỗ trợ có điều kiện với phụ nữ DTTS gồm: hỗ trợ cộng đồng DTTS rất ít người giải quyết vấn đề hôn nhân cận huyết; dịch vụ hỗ trợ chương trình làm mẹ an toàn cho vùng DTTS; hỗ trợ xóa mù chữ, chống tái mù chữ cho phụ nữ từ 35 đến 50 tuổi thông qua mô hình sinh kế bền vững; xây dựng chương trình tài liệu các học liệu dựa vào nền tảng số, các trò chơi trên điện thoại để khuyến khích phụ nữ tự học, học từ vựng, đồng thời làm quen và thích ứng với công nghệ thông tin ở bậc đơn giản; hỗ trợ cho phụ nữ DTTS tái hòa nhập.

Nguyễn Hồng Tuyến- Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật, Bộ Tư pháp phát biểu tại hội thảoÔng Nguyễn Hồng Tuyến- Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật, Bộ Tư pháp phát biểu tại hội thảo (Ảnh: T.T)

Ông Nguyễn Hồng Tuyến - Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật, Bộ Tư pháp  cho biết, liên quan đến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, Bộ Tư pháp tổ chức làm việc với các bộ, ngành, để trao đổi, thảo luận, từ đó hướng dẫn, góp ý, hỗ trợ giải quyết các vướng mắc trong quá trình triển khai Chương trình này.

Bà Lê Quỳnh Lan, Quản lý kỹ thuật chương trình Giới, Bảo vệ trẻ em và Hòa nhập, Tổ chức Plan Kết hôn trẻ em cũng là rào cản khiến phụ nữ DTTS rơi vào vòng luẩn quẩn đói nghèo. Do đó giải pháp cần phải thực hiện là: Cung cấp thông tin về hệ lụy của tảo hôn; Tạo ra các cơ hội thảo luận trong cộng đồng để thách thức các thực hành không tốt; Làm việc với em trai và nam giới; Giải quyết vấn đề bất bình đẳng giới...Bà Lê Quỳnh Lan, Quản lý kỹ thuật chương trình Giới, Bảo vệ trẻ em và Hòa nhập, Tổ chức Plan Kết hôn trẻ em cũng là rào cản khiến phụ nữ DTTS rơi vào vòng luẩn quẩn đói nghèo. Do đó giải pháp cần phải thực hiện là: Cung cấp thông tin về hệ lụy của tảo hôn; Tạo ra các cơ hội thảo luận trong cộng đồng để thách thức các thực hành không tốt; Làm việc với em trai và nam giới; Giải quyết vấn đề bất bình đẳng giới... (Ảnh: T.T)

Đồng chí Bùi Thị Hòa- Phó Chủ tịch Trung ương Hội LHPN Việt Nam khẳng định để phụ nữ không bị bỏ lại phía sau trong quá trình phát triển rất cần thiết phải có biện pháp thúc đẩy Bình đẳng giớiĐồng chí Bùi Thị Hòa- Phó Chủ tịch Trung ương Hội LHPN Việt Nam khẳng định để phụ nữ không bị bỏ lại phía sau trong quá trình phát triển rất cần thiết phải có biện pháp thúc đẩy Bình đẳng giới (Ảnh: T.T)

Đồng chí Bùi Thị Hòa- Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam cho biết: Sau khi nghe các đề xuất từ Hội LHPN Việt Nam cho các dự án, các đại biểu tham dự Hội thảo khẳng định, để phụ nữ không bị bỏ lại phía sau trong quá trình phát triển rất cần thiết phải có biện pháp thúc đẩy Bình đẳng giới trong các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia phát triển bền vững vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.

Phát biểu tổng kết Hội thảo, đồng chí Y Thông - Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc nhấn mạnh, Hội LHPN Việt Nam tiếp tục xác định rõ mục tiêu, chỉ tiêu của các dự án và những tiêu chí phát triển con người. Vấn đề lồng ghép giới cần được tập trung vào những vấn đề cụ thể như: về giáo dục cần có những trung tâm đào tạo cán bộ DTTS chất lượng cao; về y tế cần nâng cao vai trò của cô đỡ thôn bản... Thứ trưởng, Y Thông cũng đánh giá cao những ý kiến của các đại biểu tại Hội thảo, đồng thời đề nghị Hội LHPN Việt Nam cần tiếp thu những ý kiến đó trong quá trình triển khai các dự án.

Thanh Thanh

Tin cùng chuyên mục

Tập huấn kỹ năng phòng, chống tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng

Tập huấn kỹ năng phòng, chống tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng

(PNTĐ) - Sáng 19/4, Hội LHPN Hà Nội đã tổ chức Hội nghị tập huấn kỹ năng phòng, chống tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng cho lãnh đạo, cán bộ Hội các quận, huyện, thị xã, đơn vị trực thuộc; các đồng chí là cán bộ, công chức, viên chức cơ quan Hội LHPN Hà Nội.
Tổng kết tình hình thực hiện Kết luận số 01-KL/TƯ năm 2023-2024 trong các cấp Hội

Tổng kết tình hình thực hiện Kết luận số 01-KL/TƯ năm 2023-2024 trong các cấp Hội

(PNTĐ) - Ngày 15/4, Hội LHPN quận Thanh Xuân đã tổ chức Hội nghị Tổng kết đánh giá tình hình thực hiện Kết luận số 01-KL/TƯ, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị năm 2023-2024 trong các cấp Hội và Tập huấn Quán triệt chuyên đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” năm 2024.
Nữ chủ tịch Hội hết lòng vì hội viên

Nữ chủ tịch Hội hết lòng vì hội viên

(PNTĐ) - Chị Bùi Thị Ngọc, sinh năm 1982 người dân tộc Mường đã có 18 năm gắn bó với tổ chức Hội Phụ nữ và 7 năm giữ chức vụ Chủ tịch Hội LHPN xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất, Hà Nội. Chị không những hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà còn có nhiều đóng góp trong sự phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, góp phần xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.
Hội LHPN Hà Nội: Bàn giải pháp tập hợp, thu hút phụ nữ trên không gian mạng

Hội LHPN Hà Nội: Bàn giải pháp tập hợp, thu hút phụ nữ trên không gian mạng

(PNTĐ) - Ngày 17/4, Hội LHPN Hà Nội đã tổ chức Hội thảo “Giải pháp tập hợp, thu hút phụ nữ trên không gian mạng”. Chủ trì hội thảo có bà Tôn Ngọc Hạnh, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Trung ương Hội LHPN Việt Nam và bà Lê Kim Anh, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội LHPN Việt Nam, Thành ủy viên, Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội.