Quốc gia do phụ nữ lãnh đạo xử lý Covid-19 tốt hơn

Chia sẻ

Số liệu cho thấy các nước có lãnh đạo nữ dường như đặc biệt thành công trong phòng chống đại dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19.

Nữ Thủ tướng New Zealand Jacinda ArdernNữ Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern

Lãnh đạo nữ biết lắng nghe

Mới đây, nữ Thủ tướng Jacinda Ardern cho biết nhờ nỗ lực của cả quốc gia mà New Zealand đã thành công trong đạt mục tiêu loại bỏ, chứ không chỉ là kiểm soát Covid-19. New Zeland có thể chấm dứt lệnh phong tỏa toàn quốc có hiệu lực từ 25/3.

Dưới sự lãnh đạo của nữ Thủ tướng Angela Merkel, Đức có tỷ lệ tử vong thấp hơn rất nhiều so với Anh, Pháp, Italy và Tây Ban Nha.

Tại Phần Lan, nữ Thủ tướng 34 tuổi Sanna Marin cùng với liên minh bốn đảng do nữ lãnh đạo đã giúp tỷ lệ tử vong vì Covid-19 ở nước này chỉ bằng chưa đầy 10% so với tỷ lệ tử vong ở nước láng giềng Thụy Điển.

Mặc dù chúng ta không nên rút ra kết luận gì về lãnh đạo nữ từ vài cá nhân ngoại lệ hành động trong tình huống ngoại lệ, nhưng các chuyên gia cho rằng thành công của những lãnh đạo nữ nói trên có thể vẫn là bài học giá trị về điều có thể giúp đất nước vượt qua không chỉ cuộc khủng hoảng này, mà còn các cuộc khủng hoảng khác trong tương lai.

Sự hiện diện của lãnh đạo nữ có thể là dấu hiệu cho thấy đất nước đó có các giá trị và các thể chế chính trị toàn diện hơn. Theo bà Devi Sridhar, Chủ tịch Y tế Toàn cầu tại khoa Y trường đại học Edinburgh, có nhiều nguồn thông tin khác nhau và lãnh đạo chịu lắng nghe tiếng nói bên ngoài là các yếu tố quan trọng để phản ứng thành công với đại dịch. Bà nói: “Cách duy nhất để tránh điểm mù và tư duy tập thể là đảm bảo có các đại diện thuộc nhiều nền tảng và chuyên môn khi bàn bạc để quyết định vấn đề lớn nào đó”.

Có nữ lãnh đạo là một dấu hiệu cho thấy mọi người có nền tảng khác nhau có thể có tiếng nói trong cuộc bàn luận. Ví dụ như ở Đức, Chính phủ của bà Merkel cân nhắc nhiều nguồn thông tin khác nhau trong xây dựng chính sách chống Covid-19. Nhờ đó, Đức đã có tỷ lệ tử vong thấp đáng kể so với các nước Tây Âu khác. Trái lại, Chính phủ do nam giới lãnh đạo ở Thụy Điển và Anh - hai nước có tỷ lệ tử vong cao lại chỉ dựa vào mô hình dịch tễ học do cố vấn của họ đưa ra mà không có kênh nào dành cho tiếng nói phản biện của chuyên gia bên ngoài.

Chính trị gia mạnh mẽ và thận trọng

Sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump bị chỉ trích vì không đeo khẩu trang ở nơi công cộng, nhà báo bảo thủ David Marcus nói rằng ông Trump thể hiện cho sức mạnh Mỹ. Nếu ông đeo khẩu trang, điều đó cho thấy Mỹ bất lực trước kẻ thù vô hình đến mức ngay cả tổng thống cũng phải trốn sau khẩu trang.

Quan điểm của ông Marcus nhất quán với ý tưởng truyền thống về một lãnh đạo Mỹ mạnh mẽ: quyền lực, quyết liệt, không sợ hãi để khiến kẻ thù khuất phục. Nói cách khác, lãnh đạo mạnh mẽ là người có các đặc điểm của phái nam.

Quan điểm đó thường gây khó khăn cho phụ nữ trong chính trị. Bà Alice Evans, nhà xã hội học tại đại học King’s College London, nói: “Người ta kỳ vọng lãnh đạo phải mạnh mẽ, lấn át. Nhưng nếu phụ nữ thể hiện như vậy, họ lại bị coi là thiếu nữ tính. Điều đó khiến phụ nữ rất khó phát triển khi làm lãnh đạo”.

Lãnh đạo nam có thể vượt qua kỳ vọng về giới và nhiều người đã làm vậy. Với phụ nữ, họ không phải trả giá về mặt chính trị nhiều nếu vượt kỳ vọng về giới, vì họ không phải vi phạm định kiến giới để thực hiện những chính sách thận trọng, phòng vệ.

Phong cách lãnh đạo đó của phụ nữ có thể ngày càng nhiều giá trị. Khi hậu quả của biến đổi khí hậu gia tăng, có thể sẽ có nhiều cuộc khủng hoảng nảy sinh từ thời tiết cực đoan và thảm họa tự nhiên. Bão lũ, cháy rừng không dễ khuất phục hơn virus.

Ông Evans nói: “Điều chúng ta học được từ Covid-19 là trong thực tế, kiểu lãnh đạo khác biệt có thể mang lại lợi ích. Có lẽ, mọi người sẽ công nhận và đánh giá những lãnh đạo cẩn trọng, biết quan tâm và e ngại rủi ro.

MINH ĐỨC (theo New York Times)

Tin cùng chuyên mục

Bổ nhiệm ông Phạm Thanh Bình làm Thứ trưởng Bộ Ngoại giao

Bổ nhiệm ông Phạm Thanh Bình làm Thứ trưởng Bộ Ngoại giao

(PNTĐ) - Ông Phạm Thanh Bình - Vụ trưởng Vụ Đông Bắc Á, Bộ Ngoại giao vừa được bổ nhiệm giữ chức Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam. Đáng chú ý, ông Phạm Thanh Bình được tiến cử làm Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc với thời hạn nhiệm kỳ 5 năm thay cho ông Phạm Sao Mai.
Công dân Việt Nam vẫn an toàn giữa căng thẳng Iran-Israel

Công dân Việt Nam vẫn an toàn giữa căng thẳng Iran-Israel

(PNTĐ) - Đại sứ quán Việt Nam tại Israel và Iran tiếp tục ra thông báo khuyến cáo công dân các biện pháp bảo đảm an toàn trước tình hình xung đột leo thang phức tạp giữa Israel và Iran. Đồng thời, Đại sứ Israel tại Việt Nam khẳng định, Israel cam kết bảo đảm an toàn cho công dân Việt Nam.