Hà Nội phải là trung tâm văn hóa, khoa học công nghệ chứ không phải là công xưởng

Chia sẻ

Tiếp theo hội nghị lấy ý kiến các cán bộ chủ chốt thành phố qua các thời kỳ, ngày 5/6, Thành ủy Hà Nội đã tổ chức Hội nghị thứ 2 lấy ý kiến góp ý của đại diện văn nghệ sĩ, các nhà khoa học, trí thức, chức sắc tôn giáo Thủ đô vào Dự thảo Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ XVII Đảng bộ TP.

UV Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn Đai biểu Quốc hội TP Hà Nội Vương Đình Huệ phát biểu khai mạc hội nghị.UV Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn Đai biểu Quốc hội TP Hà Nội Vương Đình Huệ phát biểu khai mạc hội nghị.

Chủ trì hội nghị có các đồng chí: Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội, Trưởng Tiểu ban Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ XVII Đảng bộ thành phố; Ngô Thị Thanh Hằng - Ủy viên T.Ư Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Trưởng ban Biên tập Văn kiện Đại hội; Nguyễn Văn Phong, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy, Tổ trưởng Tổ Thư ký giúp việc Ban Biên tập Văn kiện Đại hội.

Hội nghị có sự tham dự của các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy; đại diện HĐND, UBND thành phố; MTTQ Thành phố, đại diện Tiểu ban Văn kiện, lãnh đạo các ban Đảng và Văn phòng Thành ủy.

Phát biểu khai mạc hội nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ đánh giá cao sự có mặt của các nhà khoa học, trí thức, các văn nghệ sĩ, chức sắc Tôn giáo, Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn Thủ đô đã có mặt đông đủ đóng góp ý kiến cho văn kiện Đại hội. Trong giai đoạn lấy ý kiến hoàn thiện Dự thảo Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ XVII Đảng bộ thành phố, Thành ủy Hà Nội có kế hoạch tổ chức 10 hội nghị và đây là hội nghị thứ 2 được tổ chức ngay sau hội nghị lấy ý kiến các cán bộ chủ chốt thành phố qua các thời kỳ.

Đồng chí Vương Đình Huệ nhấn mạnh, các hội nghị lấy ý kiến này hết sức quan trọng nhằm đóng góp tâm huyết, trí tuệ của các tầng lớp nhân dân Thủ đô vào Báo cáo chính trị trình đại hội. Tiếp theo đây, Thành ủy sẽ gửi xin ý kiến góp ý của Đảng đoàn Quốc hội, Ban Cán sự đảng Chính phủ và xin ý kiến các ban, bộ, ngành T.Ư. Sau mỗi hội nghị, Ban Thường vụ Thành ủy sẽ có một báo cáo trình Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố xem xét, tiếp thu để hoàn thiện Dự thảo Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ XVII Đảng bộ thành phố, dự kiến diễn ra vào cuối tháng 10/2020.

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ: Các ý kiến tâm huyết, trí tuệ của các đại biểu sẽ được thành phố nghiêm túc tiếp thu để hoàn thiện dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội đại biểu lần thứ XVII Đảng bộ thành phố HN.Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ: Các ý kiến tâm huyết, trí tuệ của các đại biểu sẽ được thành phố nghiêm túc tiếp thu để hoàn thiện dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội đại biểu lần thứ XVII Đảng bộ thành phố HN.

Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ mong muốn các đại biểu thẳng thắn đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết, trí tuệ, tập trung làm rõ những thành tựu, hạn chế, khuyết điểm, nguyên nhân để từ đó định hình chính xác phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp. Tất cả để có Dự thảo Văn kiện tốt nhất trình ra Đại hội, làm cơ sở xây dựng và phát triển Thủ đô trong 5 năm tới, tầm nhìn đến năm 2030 và 2045.

Hà Nội dự kiến 14 nhiệm vụ giải pháp trong nhiệm kỳ

Thông tin về nội dung Dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội đại biểu lần thứ XVII Đảng bộ thành phố Hà Nội, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Nguyễn Văn Phong cho biết, Dự thảo Báo cáo chính trị xác định phương hướng, mục tiêu, 5 nhiệm vụ chủ yếu, 4 nhóm chỉ tiêu với 20 chỉ tiêu cụ thể, 3 khâu đột phá và 14 nhiệm vụ giải pháp của thành phố trong nhiệm kỳ mới 2020-2025.

Trong đó, về 3 khâu đột phá, Dự thảo Báo cáo chính trị xác định cụ thể như sau: Thứ nhất là ưu tiên hiện đại hóa, phát triển nhanh và đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội gắn với thiết kế, xây dựng một số công trình kiến trúc tiêu biểu của Thủ đô. Cùng đó, tập trung phát triển hạ tầng giao thông kết nối đô thị trung tâm với khu vực ngoại thành, các đô thị vệ tinh, các đô thị trong vùng Thủ đô. Phát triển mạnh hạ tầng số, hạ tầng công nghệ thông tin, hạ tầng dữ liệu…, kết nối liên thông, đồng bộ và thống nhất, tạo nền tảng phát triển kinh tế số, xã hội số.

Thứ hai là tiếp tục đẩy mạnh cải cách thể chế, nâng cao hiệu quả quản trị xã hội, quản lý theo mô hình chính quyền đô thị; hoàn thành xây dựng chính quyền điện tử, tiến tới chính quyền số, tạo chuyển biến mạnh mẽ về kỷ luật, kỷ cương, ý thức, trách nhiệm, chất lượng và hiệu quả phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thành phố. Đồng thời, trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung Luật Thủ đô tạo thể chế đặc thù, vượt trội để xây dựng và phát triển Thủ đô.

Thứ ba là phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao, nhân lực quản trị xã hội, quản trị kinh tế…; xây dựng cơ chế phù hợp để thu hút, trọng dụng nhân tài, nhân lực chất lượng cao trong và ngoài nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong toàn xã hội. Cùng đó, cần phát huy các giá trị văn hóa ngàn năm văn hiến, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh và phát triển toàn diện; đưa văn hóa và con người Hà Nội thực sự trở thành giá trị tinh thần to lớn, nguồn lực quan trọng quyết định phát triển Thủ đô.

Dự thảo Báo cáo chính trị là một "công trình" được chuẩn bị công phu

Đóng góp ý kiến vào Dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội đại biểu lần thứ XVII Đảng bộ thành phố, nhiệm kỳ 2020-2025, các đại biểu đều cho rằng, Dự thảo là một "công trình" được chuẩn bị công phu, có cách nhìn bao quát, sát với thực tiễn của Thủ đô. Đồng thời, đã đề ra được các nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp quan trọng cho sự phát triển của thành phố trong nhiệm kỳ tới. 

Nghệ sĩ Quốc Chiêm - Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Hà Nội phát biểu ý kiến tại hội nghị.Nghệ sĩ Quốc Chiêm - Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Hà Nội phát biểu ý kiến tại hội nghị.

Đi vào các nội dụng cụ thể trong Dự thảo Báo cáo chính trị, NSND Trần Quốc Chiêm – Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội đề xuất góp ý ở mục 2.4: “Phát huy giá trị văn hóa và con người Thủ đô, nâng cao niềm tự hào, khát vọng phát triển đời sống văn hóa tinh thần của Nhân dân Thủ đô”. “Về cơ bản ở mục này Dự thảo cũng đã đề cập tương đối đầy đủ nhưng đứng về những người làm công việc đặc thù về sáng tạo, sáng tác Văn học Nghệ thuật luôn mang dấu ấn tập thể và cá nhân độc lập trong sự sáng tác, sáng tạo các tác phẩm của mình hướng đến Chân - Thiện - Mỹ và Nhân văn, tôi muốn góp ý chi tiết hơn: Nâng cao chất lượng xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh. Đây là nội dung quan trọng tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển xã hội” - NSND Trần Quốc Chiêm chia sẻ.

Theo NSND Trần Quốc Chiêm, đối với Hà Nội - Thủ đô có bề dày truyền thống ngàn năm văn hiến thì vấn đề này càng trở nên cấp thiết. Để tiếp tục giữ gìn và phát huy truyền thống quý giá đó, nhất là xây dựng nếp sống văn minh đô thị, ứng xử văn hóa, nâng cao niềm tự hào, khát vọng phát triển của Nhân dân Thủ đô, cần nhấn mạnh đến công tác tập trung phát triển văn học nghệ thuật Thủ đô, sáng tạo những tác phẩm có giá trị cao, tạo dấu ấn về tư tưởng và nghệ thuật. Cùng đó, có cơ chế đặc thù để khuyến khích nâng cao chất lượng văn học nghệ thuật nhằm xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh. Từ đó, từng bước nâng cao chất lượng các hội văn học nghệ thuật, phát huy được trí tuệ và vai trò sáng tạo của đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ Thủ đô.

Nhấn mạnh đến nội dung xây dựng Đảng trong Dự thảo Báo cáo chính trị, PGS-TS Bùi Thị An - Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội góp ý: "Trong phần nội dung về Xây dựng Đảng, nên đề cao hơn tính chiến đấu, tính tiền phong của tổ chức Đảng như chi bộ, Đảng bộ cơ sở (nhất là tổ chức Đảng ở những nơi vừa từ thôn trở thành tổ dân phố, từ xã trở thành phường) và của đảng viên, việc nói đi đôi với làm. Cùng với đó, cần đề cao công tác kiểm tra Đảng trong xây dựng tổ chức, quản lý tổ chức, từ quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng, bổ nhiệm, đề bạt, quản lý, xử lý cán bộ.... vì điều này ảnh hưởng trực tiếp, sâu sắc đến mọi hoạt động của tất cả các cơ quan công quyền và đến cuộc sống của người dân Thủ đô. Vì thế, cần đánh giá phần này kỹ và sâu hơn”.

 Còn tiếp...

P.V

Tin cùng chuyên mục

Liên tục nợ thuế, Kim Oanh Group có đủ sức làm dự án 15.000 tỷ đồng?

Kim Oanh Group nợ thuế triền miên vẫn được Bình Dương chấp thuận làm dự án 15.000 tỷ đồng

Nhiều công ty nằm trong hệ sinh thái của Kim Oanh Group liên tục nằm trong danh sách nợ thuế, báo lỗ nhưng gần đây vẫn được UBND tỉnh Bình Dương chấp thuận cho làm dự án Đầu tư xây dựng Một Thế Giới – The One World (dự án Hoà Lân) với tổng vốn đầu tư khoảng 15.000 tỷ đồng.
Tập trung gỡ khó cho Hoài Đức sớm hoàn thiện các tiêu chí lên quận

Tập trung gỡ khó cho Hoài Đức sớm hoàn thiện các tiêu chí lên quận

(PNTĐ) - Sáng 19/4, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền - Phó trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng, phát triển 5 huyện thành quận dẫn đầu đoàn công tác của UBND thành phố Hà Nội đã làm việc với huyện Hoài Đức về: Rà soát tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong công tác xây dựng và phát triển huyện Hoài Đức thành quận theo Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ thành phố; đánh giá tính khả thi phát triển huyện thành quận của Hoài Đức đến năm 2025.