Người mẹ hiến quả thận tốt nhất để cứu con gái bị suy thận giai đoạn cuối

Chia sẻ

Phát hiện cô con gái duy nhất của mình bị suy thận giai đoạn cuối, bà N.T.M.P đã nhiều lần thuyết phục các bác sĩ được hiến quả thận tốt nhất của mình nhằm kéo dài sự sống cho con.

Cách đây 2 năm, chị N.T.P.T. (27 tuổi) thường xuyên ói mửa, đi tiểu nhiều, thỉnh thoảng chân bị sưng phù không đi được. Sau khi đi khám tổng quát tại bệnh viện, chị T. phát hiện mình bị suy thận giai đoạn cuối. Các bác sĩ đã chỉ định chị T. sử dụng thuốc và chạy thận để duy trì sự sống.

Mặc dù đã được chuẩn bị kỹ càng về mọi phương diện kỹ thuật, cơ sở vật chất, nhưng các bác sĩ không khỏi hồi hộp theo dõi từng diễn tiến của ca ghép này. Ảnh: BVCCMặc dù đã được chuẩn bị kỹ càng về mọi phương diện kỹ thuật, cơ sở vật chất, nhưng các bác sĩ không khỏi hồi hộp theo dõi từng diễn tiến của ca ghép này. (Ảnh: BVCC)

Theo các bác sĩ bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh, ghép thận là phương pháp tốt nhất trong các phương pháp điều trị thay thế thận bị suy giai đoạn cuối. Nếu như chạy thận nhân tạo và lọc màng bụng là các phương pháp giúp duy trì sự sống cho người bệnh thận mạn giai đoạn cuối thì ghép thận có ưu điểm là mang lại chất lượng cuộc sống tốt hơn, giúp người bệnh có thể “tái hòa nhập” vào sinh hoạt hàng ngày của cộng đồng xã hội; đồng thời trở lại làm việc gần như bình thường thay vì phải lệ thuộc vào máy lọc và các hệ thống lọc phức tạp.

au khi cân nhắc nguyện vọng của người mẹ và phương án an toàn cho cả 2 mẹ con, Hội đồng ghép thận đã quyết định lấy thận bên phải của người mẹ để ghép cho người con. Ảnh: CTVSau khi cân nhắc nguyện vọng của người mẹ và phương án an toàn cho cả 2 mẹ con, Hội đồng ghép thận đã quyết định lấy thận bên phải của người mẹ để ghép cho người con. Ảnh: CTV

Sau khi thực hiện các xét nghiệm cần thiết, các bác sĩ cho biết bà N.T.M.P. (51 tuổi - mẹ bệnh nhân T.) có các chỉ số miễn dịch học và chỉ số sinh hóa phù hợp, có thể hiến thận cho bệnh nhân T. Khi được hỏi về quyết định hiến thận cho con gái của mình, bà P. cho biết: “Đối với một người mẹ, chẳng có nỗi đau nào lớn hơn nỗi đau chứng kiến những cơn đau của con. Lúc biết T. bị bệnh nặng, trong tôi chỉ có một suy nghĩ duy nhất đó là làm sao có thể cứu con. Thật may mắn khi tôi có thể hiến thận cho con, chỉ cần con được sống khỏe mạnh thì dù nỗi đau hay sự mất mát nào tôi cũng có thể chịu đựng được. Chỉ mong sau này con quý trọng sức khỏe, sống tiếp một cuộc đời hạnh phúc, có ích cho gia đình và xã hội”.

“Hơn 1 năm ròng rã chạy thận em đã suy kiệt lắm rồi, không nghĩ rằng mình lại có thể được sống khỏe mạnh như ngày hôm nay. Tất cả là nhờ có mẹ và các y bác sĩ đã tận tình chăm sóc và điều trị cho em”, chị T. nghẹn ngào chia sẻ. Ảnh: BVCC“Hơn 1 năm ròng rã chạy thận, em đã suy kiệt lắm rồi, không nghĩ rằng mình lại có thể được sống khỏe mạnh như ngày hôm nay. Tất cả là nhờ có mẹ và các y bác sĩ đã tận tình chăm sóc và điều trị cho em”, chị T. nghẹn ngào chia sẻ. (Ảnh: BVCC)

“Người mẹ có hai thận với chức năng bình thường, tuy nhiên thận trái có một nang nhỏ khoảng 20 mm. Theo quan điểm nhân đạo trong y học, khi người hiến thận còn sống, nên chọn lấy để ghép quả thận kém hơn về chức năng, thận có bệnh lý lành tính (như sỏi nhỏ, nang nhỏ) hoặc những bất thường nhỏ về giải phẫu học, để lại quả thận tốt nhất cho người hiến nhằm đảm bảo an toàn tối đa cho họ. Do đó, chúng tôi đã khuyên bà P. nên hiến thận trái. Tuy nhiên, bà P. vẫn nhiều lần trình bày nguyện vọng hiến thận phải - quả thận tốt nhất cho con với Hội đồng ghép thận bệnh viện”, GS TS BS. Trần Ngọc Sinh, cố vấn chuyên môn bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh, đồng thời là phẫu thuật viên chính của ca mổ này cho biết.

Sau khi cân nhắc nguyện vọng của người mẹ và phương án an toàn cho cả hai mẹ con, Hội đồng ghép thận đã quyết định lấy thận bên phải của người mẹ để ghép cho người con. Đây cũng đồng thời là thử thách cho êkíp mổ về mặt kỹ thuật vì việc lấy và ghép thận bên phải phức tạp hơn so với bên trái. Bởi theo GS TS.BS Trần Ngọc Sinh, tĩnh mạch thận phải rất ngắn, cần phải dùng một đoạn tĩnh mạch lấy từ nơi khác tạo hình làm dài tĩnh mạch thận thì mới ghép được.

Sau phẫu thuật, sức khỏe của 2 mẹ con bệnh nhân T. đều ổn đinh. Ảnh: CTVSau phẫu thuật, sức khỏe của 2 mẹ con bệnh nhân T. đều ổn đinh. Ảnh: CTV

Sau phẫu thuật, sức khỏe của hai mẹ con bệnh nhân T. đều ổn định. Sau ca ghép 5 ngày, bà P. được xuất viện trở về nhà với chỉ số creatinin – huyết thanh (chỉ số đánh giá chức năng thận) ở mức bình thường, còn bệnh nhân T. vẫn được tiếp tục theo dõi tại phòng cách ly tuyệt đối. Gần 2 tuần sau ghép, bệnh nhân đã được cho xuất viện trong sự vui mừng, xúc động của người thân và các y bác sĩ.

GS.TS.BS Trương Quang Bình, Phó Giám đốc bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh, chia sẻ: "Ghép tạng là một hoạt động có tính chuyên môn và nhân văn cao nhất. Thành công của những ca ghép như thế này không chỉ mang lại niềm vui cho người bệnh, người nhà người bệnh mà còn là động lực cho đội ngũ y bác sĩ của bệnh viện tiếp tục nỗ lực, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, hướng đến việc thành lập Trung tâm ghép tạng trong khoảng 2 – 3 năm tới".

 Theo baotintuc.vn

Tin cùng chuyên mục

Các đơn vị ra quân đảm bảo ANTT, TTATGT bảo vệ Sea Games 31

Các đơn vị ra quân đảm bảo ANTT, TTATGT bảo vệ Sea Games 31

Vừa qua, các đơn vị thuộc Công an huyện Đông Anh đã phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể thuộc BCĐ 197 các xã, thị trấn đồng loạt tổ chức lễ ra quân đảm bảo an ninh trật tự, trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị, trật tự công cộng trên địa bàn huyện trong đợt cao điểm bảo vệ Sea Games 31 tại trụ sở Công an huyện.
Hội nghị trực tuyến nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết số 09 của Đảng uỷ Công an Thành phố

Hội nghị trực tuyến nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết số 09 của Đảng uỷ Công an Thành phố

Sáng ngày 9/5/2022, Trung tướng Nguyễn Hải Trung- Bí thư Đảng uỷ, Giám đốc Công an Thành phố Hà Nội đã chủ trì Hội nghị trực tuyến và trực tiếp quán triệt Nghị quyết số 09 ngày 03/3/2022 của Đảng uỷ Công an Thành phố về xây dựng đội ngũ lãnh đạo, chỉ huy các cấp đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
10.000 người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện ngay sau lễ ra quân

10.000 người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện ngay sau lễ ra quân

Sáng 8/5, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam phối hợp với Bưu điện Việt Nam tổ chức “Lễ ra quân hưởng ứng Tháng vận động triển khai BHXH toàn dân - Truyền thông, vận động người dân tham gia BHXH tự nguyện, bảo hiểm y tế hộ gia đình”. Lễ ra quân được tổ chức từ cấp Trung ương đến cấp tỉnh, huyện trên phạm vi cả nước.