Đi biển tránh hải sản lạ

Chia sẻ

Mùa hè đến cũng là mùa du lịch sôi động ở các vùng biển. Các chuyên gia y tế cảnh báo, khi đi du lịch tại vùng biển, bạn đừng quá háo hức thưởng thức những loại hải sản chưa từng ăn qua bao giờ, vì một số loại có hàm lượng độc tố rất cao.

Bạn nên chắc chắn rằng, loại hải sản đó đã được cư dân địa phương ăn phổ biến mới ăn, nếu như bạn đang du lịch đến vùng đất mới.

Thận trọng khi thưởng thức

Theo các chuyên gia y tế, dị ứng, ngộ độc khi ăn hải sản khá thường gặp, tuy nhiên không phải người nào cũng ý thức được mức độ nghiêm trọng của nó, dẫn đến tâm lý chủ quan. Theo đó thức ăn hay gây dị ứng nhất kể cả cho người lớn và trẻ em là các hải sản như: tôm, cua, ốc, sò, hến, nhộng, ba ba, cá… mà dân gian gọi chất tanh. Khi ăn các hải sản này, với những người sẵn có cơ địa dị ứng (mẫn cảm không dung nạp) thì sẽ dễ bị dị ứng.

Ảnh minh họaẢnh minh họa

Điều dễ dàng nhận ra khi bạn bị dị ứng hải sản, đó là sẽ có biểu hiện khó chịu trong người, như nổi mề đay, ngứa ngáy toàn thân, sưng mắt, sổ mũi, hắt xì liên tục... Song đây là những trường hợp nhẹ. Với trường hợp bị phản ứng nặng hơn sẽ làm cho bạn bị viêm mũi dị ứng, viêm phế quản dạng hen gây khó thở. Một số trường hợp bị đi ngoài, nôn mửa, mệt mỏi, bơ phờ, thậm chí đi ngoài ra máu... Và sẽ nguy hiểm tính mạng nếu như bạn không may ăn phải hải sản có độc tố.

Bởi vậy, tránh dị ứng, ngộ độc, trước tiên bạn cần lưu ý không ăn hải sản chưa được nấu chín kỹ, do trong một số loại hải sản có chứa vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus, có khả năng chịu nhiệt cao, ít nhất phải hơn 80 độ C.

Bạn cũng cần thiết phải lựa chọn hải sản còn tươi sống. Các loại hải sản, như tôm, cua, sò, hến nếu đã chết có tốc độ ô nhiễm và xuống cấp protein cao hơn rất nhiều so với phần thịt, thậm chí có nguy cơ sản xuất độc tố đe dọa sức khỏe, khi ăn vào dễ bị ngộ độc. Vì vậy, ăn hải sản bạn cần lựa chọn những nhà hàng kinh doanh hải sản còn tươi sống.

Bạn cần tuân thủ tránh xa các loại hải sản có thể chứa độc tố. Tuyệt đối không được ăn các loại có độc, như: cá nóc, bạch tuộc vòng xanh, sam biển, sao biển... Với ba loài độc là cua hạt, mực đốm xanh và sò biển, tất cả các bộ phận khác nhau của cơ thể chúng đều chứa chất độc, do vậy, các nhà khoa học khuyên người tiêu dùng tuyệt đối không dùng bất cứ bộ phận nào của cơ thể chúng.

Ngoài ra, bạn cũng có thể bị trúng độc do sờ, hoặc vô tình chạm vào những loài rắn biển, cá mặt quỷ, mực đốm xanh, ốc cối… do bị chúng chích, hoặc phóng độc tố, nên khi tắm biển thấy hải sản lạ bạn tránh bắt và đụng vào chúng. Để nhận biết các hải sản có độc tố, bạn có thể tham khảo các nguồn thông tin khác trên internet và hỏi thêm người dân địa phương.

Xử trí khi bị dị ứng, hoặc ngộ độc

Dù là dị ứng hay ngộ độc thức ăn nói chung và hải sản nói riêng, bạn đều có thể gặp nguy hiểm tính mạng nếu không xử trí đúng. Do đó, khi bản thân thấy biểu hiện, hoặc người thân bị dị ứng, ngộ độc hải sản, việc trước tiên cần làm là bạn kích thích gây nôn để đẩy phần thức ăn gây dị ứng và độc tố nếu có ra khỏi cơ thể. Tiếp đó bạn có thể pha một chút mật ong với nước ấm để uống. Trong mật ong có một số vitamin sẽ giúp làm giảm ngứa ngáy do dị ứng hải sản gây ra.

Trường hợp bị dị ứng tôm, bạn chỉ cần pha một cốc nước chanh ấm để uống, tình trạng dị ứng sẽ giảm dần. Nếu thấy trên da có biểu hiện nổi ban đỏ, hoặc triệu chứng đầy bụng, đau bụng do dị ứng hải sản, bạn chỉ cần đập dập một nhánh gừng nhỏ để pha với nước nóng, chờ nước nguội bớt và uống sẽ thấy dễ chịu hơn. Nếu ngộ độc cá, sò, ốc, bạn dùng lá tía tô tươi 50g, sắc với 3 bát nước lấy 1 bát uống trong ngày, hoặc dùng rau diếp cá và lá tía tô mỗi thứ 50g sắc uống cũng cho kết quả tương tự. Tuy nhiên trong trường hợp thấy biểu hiện nặng bạn cần đến cơ sở y tế gần nhất để các bác sĩ cứu chữa kịp thời.

BS MINH HẢI

Tin cùng chuyên mục

Tạ lỗi với mẹ

Tạ lỗi với mẹ

(PNTĐ) - Chiếc xe vòng qua một quả đồi, rồi qua thêm một thung lũng nhỏ. Quãng đường hơn 200km nên mãi đến lúc mặt trời gần đứng bóng Bình mới đến mộ của mẹ. Năm nào cũng vậy, cứ đến ngày 3/3 âm lịch là Bình lại về quê để tảo mộ. Đó là tục lệ của quê Bình.
Về thăm nhà xưa

Về thăm nhà xưa

(PNTĐ) - Sáng nay, cả đại gia đình chúng tôi trở về thăm ngôi nhà xưa-nơi ông bà tôi từng ở và nuôi bác và bố tôi khôn lớn. Ngôi nhà nằm ở vùng trung du, cách Hà Nội 2 giờ đi xe.
Nữ chủ tịch Hội hết lòng vì hội viên

Nữ chủ tịch Hội hết lòng vì hội viên

(PNTĐ) - Chị Bùi Thị Ngọc, sinh năm 1982 người dân tộc Mường đã có 18 năm gắn bó với tổ chức Hội Phụ nữ và 7 năm giữ chức vụ Chủ tịch Hội LHPN xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất, Hà Nội. Chị không những hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà còn có nhiều đóng góp trong sự phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, góp phần xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.