Hà Nội lấy ý kiến góp ý của Đảng đoàn Quốc hội vào Dự thảo báo cáo chính trị

Chia sẻ

Sáng ngày 1/8, tại Thành ủy Hà Nội, Thành Ủy đã tổ chức Hội nghị lấy ý kiến góp ý của Đảng đoàn Quốc hội vào dự thảo báo cáo chính trị đại hội lần thứ XVII Đảng bộ Thành phố, nhiệm kỳ 2020-2025.

Tham dự Hội nghị Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ Vương Đình Huệ - Trưởng Tiểu ban Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ XVII Đảng bộ TP chủ trì hội nghị.

Tham dự Hội nghị về phía Đảng đoàn Quốc hội có Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng; Ủy viên T.Ư Đảng, Ủy viên Đảng đoàn Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu; Ủy viên T.Ư Đảng, Ủy viên Đảng đoàn Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển…

Về phía TP Hà Nội có Ủy viên T.Ư Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng; Ủy viên T.Ư Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung; Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Thị Bích Ngọc cùng các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Thành uỷ.

Những ý kiến phản biện sâu sắc, thẳng thắn

Mở đầu khai mạc Hội nghị, đồng chí Vương Đình Huệ, Bí thư Thành ủy Hà Nội cảm ơn các đồng chí Chủ tịch, Phó Chủ tịch Quốc hội đã dành thời gian quý báu trong ngày nghỉ đề về thăm và làm việc tại Hà Nội. Trong chặng đường phát triển của Thủ đô luôn có dấu ấn, đóng góp lớn của Quốc hội. Báo cáo về tình hình đại hội các cơ sở, đồng chí Bí thư Thành ủy cho biết, đến hôm nay 100% các chi bộ, các tổ chức đảng trực thuộc Thành ủy đã tiến hành đại hội và thành công tốt đẹp, có 34/50 đảng bộ cấp quận, huyện đã đại hội xong.

Báo cáo chính trị đã trải qua 4 phiên bản với nhiều lần dự thảo. Thành ủy đã tổ chức 9 hội nghị lấy ý kiến đóng góp báo cáo chính trị. Sau hội nghị lấy ý kiến hôm nay, TP sẽ còn cuộc lấy ý kiến với Ban cán sự đảng Chính phủ. Sau các bước đó sẽ gút lại lần cuối cùng trước khi trình Bộ Chính trị cho ý kiến.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chỉ đạo, để hoàn thiện báo cáo Văn kiện đại hội, Hà Nội đã làm việc với các cơ quan, nay có mời Đảng đoàn Quốc hội đưa những ý kiến có tính phản biện sâu sắc. Tính chất của Quốc hội là nói nguyên tắc, trên tinh thần xây dựng, mời các đồng chí Đảng đoàn đóng góp ý kiến thẳng thắn để xây dựng Hà Nội.

Chủ tịch Quốc hội phát biểu tại Hội nghịChủ tịch Quốc hội phát biểu tại Hội nghị

Mở đầu phần đóng góp ý kiến vào dự thảo báo cáo chính trị, đồng chí Hà Ngọc Chiến, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội nhận xét, chủ đề của đại hội đã bao hàm các thành tố, nhưng nên điều chỉnh phần mục tiêu “xây dựng Thủ đô giàu đẹp, văn minh, hiện đại” thành xây dựng Thủ đô giàu đẹp văn minh hiện đại, tiêu biểu của cả nước. Nó sẽ phù hợp với định hướng giai đoạn 2025. Đây cũng là khoản 1, điều 2 của Luật Thủ đô. Trong các chỉ tiêu đến 2025, đề nghị bổ sung thêm các chỉ tiêu để phù hợp, nếu không sẽ thiếu đặc thù của Thủ đô. Giữa các phần chính của báo cáo chính trị cân đối, nhưng hơi dài, nên có thể gộp một số đề mục như xây dựng chính quyền, phát huy quyền người dân Thủ đô có thể cho vào một mục, hoặc mục xây dựng đảng hơi dài, cần kết tinh vấn đề cối lõi của thành tựu, cô đọng lại các đề mục, riêng Hà Nội nên đề xuất mục đánh giá thực hiện Luật Thủ đô, vì chỉ riêng Hà Nội mới có khẩu hiệu “Hà Nội vì cả nước, cả nước vì Hà Nội”, huy động sức mạnh của toàn dân đã có hiệu quả như thế nào, trong đó có quy định hàng năm Thủ đô báo cáo Chính phủ về việc thực hiện luật Thủ đô, qua đó để chúng ta xây dựng, phát triển Hà Nội.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội, đồng chí Tòng Thị Phóng nhận xét Dự thảo báo cáo chính trị: Tôi  hoan nghênh cách làm của Hà Nội. Hôm nay cũng là dịp để Đảng đoàn Quốc hội góp ý kiến, đóng góp trách nhiệm với Hà Nội. Hôm nay là ngày lịch sử, tròn 12 năm thông qua Nghị quyết Quốc hội sát nhập địa giới Hà Tây với Hà Nội. Về báo cáo chính trị, chủ đề phương châm đại hội chuẩn bị công phu, Hà Nội không chỉ nói cho Hà Nội mà còn nói cho cả nước, là đầu mối của cả nước. Riêng chủ đề đại hội tôi nhất trí, thành tố đầy đủ, nội hàm rõ, thể hiện trách nhiệm của Hà Nội trước Trung ương với cả nước. Tuy nhiên trong báo cáo chính trị, phần kết quả thực hiện Nghị quết đại hội XVI, các số liệu nên lựa chọn, nên viết đậm về truyền thống cách mạng ngàn năm văn hiến, truyền thống Anh hùng, nói thêm về ý trí, quyết tâm của đảng bộ rồi mới nói đến những nội dung khác. Về phần các ưu điểm nên nhấn mạnh, khẳng định Hà Nội chấp hành nghiêm túc các nghị quyết của Đảng, đảm bảo sự lãnh đạo tuyệt đối của Trung ương. Phần đánh giá đậm nét, nhưng nên ghi thêm về xây dựng nông thôn mới, gắn với củng cố hợp tác xã. Về cấu trúc, nên đánh giá hội đồng nhân dân trước, UBND sau. Dự thảo Báo cáo Chính trị của Hà Nội nên có thêm những kiến nghị với Quốc hội, Trung ương.

Xây dựng Thủ đô văn minh, giàu đẹp

Đồng chí Phan Xuân Dũng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Quốc hội cho biết, bản dự thảo báo cáo chính trị của Hà Nội rất chất lượng, thể hiện một nhiệm kỳ qua sôi động hơn, chất lượng hơn đưa đến một thành phố xanh hơn. Nên nhấn mạnh đến việc Hà Nội đã có những biến chuyển gì trong cuộc cuộc xây dựng Thủ đô văn minh, giàu đẹp. Về quản lý tài nguyên môi trường, trong nhiệm kỳ này tôi thấy Hà Nội xanh hơn nhiều, vậy cần đánh giá chúng ta đang tiến tới xây dựng Hà Nội như công viên, đi đâu cũng có cờ hoa rực rỡ.

Đồng chí Nguyễn Hạnh Phúc, Tổng thư ký Quốc hội cho biết, Hà Nội cần phát huy nội lực, có lợi thế về con người, đất đai. Vì vậy khai thác mọi nguồn lực, phát triển toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, xây dựng Thủ đô giàu đẹp, hòa bình, văn minh, hiện đại. Hà Nội là 1 trong những thủ đô của thế giới có bề dày nghìn năm tuổi, cần phải khai thác thế mạnh này, với những truyền thống, đặc sản mà thế giới không có.

Quang cảnh Hội nghiQuang cảnh Hội nghi

Đồng chí Nguyễn Thúy Anh, Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội góp ý, văn kiện thiếu thành tố "phát triển" trong chủ đề của đại hội. Nhất là khi Hà Nội đã có những cơ chế đặc thù đẩy mạnh phát triển nhanh, phát triển bền vững. Cơ cấu, bố cục các phần hợp lý, tuy nhiên cần cân đối các phần để phù hợp.

Phần đánh giá, Hà Nội xem có sự phân bố giàu nghèo không? Vấn đề y tế các đồng chí có nhận xét là chất lượng khám chữa bệnh chưa đồng đều các tuyến, nhưng tôi thấy mỗi tuyến có một chức năng riêng vì vậy cần xem lại. Về dân số, 95% người lao động tham gia bảo hiểm xã hội, nhưng trên thực tế cả nước tỷ lệ này vẫn còn thấp. Vậy xem lại tỷ lệ này đã chính xác chưa.

Về phương hướng, phần bối cảnh, cần đánh giá tầng lớp trung lưu của người Hà Nội như thế nào, bởi họ có vai trò phát triển Thủ đô văn minh, giàu đẹp và họ cũng có nhu cầu riêng. Mặt khác, nên chăng cần bổ sung những quan điểm phát triển của Hà Nội trong thời gian tới trước khi đưa ra những chỉ tiêu, mục tiêu cụ thể.

Về các chỉ tiêu, hộ nghèo dưới 0,5% theo chuẩn nghèo của thành phố, trong thời gian tới sẽ có chuẩn nghèo mới. Vậy tỷ lệ nghèo sẽ tăng. Vậy cần xem lại chỉ tiêu này.

Tại Hội nghị, đồng chí Chủ tịch Quốc hội đánh giá cao, cách làm chặt chẽ của Hà Nội, báo cáo chính trị được xây dựng công phu, trách nhiệm, tập hợp được các ý kiến của các ngành, các cấp thể hiện những chủ trương, định hướng của Thủ đô và đất nước. Các đồng chí đã căn cứ vào các văn kiện, chính sách pháp luật của nhà nước đã ban hành để xây dựng mục tiêu, định hướng phát triển Hà Nội. Đặc biệt, các đồng chí đã căn cứ vào nguyện vọng của đảng bộ, nhân dân để đề ra những mục tiêu này. 

Việc thực hiện Nghị quyết của đại hội thành phố các đồng chí đã nêu khá rõ, nhưng cần nhấn mạnh thêm năm cuối nhiệm kỳ, ảnh hưởng của Covid-19 đến Hà Nội như thế nào nhưng Hà Nội đã vượt qua những khó khăn thách thức vượt một số chỉ tiêu, một số chỉ tiêu tuy không đạt nhưng vẫn vượt mức trung bình của cả nước. Để khẳng định rõ hơn thành tựu đặt được đề nghị bổ sung thêm những chỉ đạo, đóng góp của toàn bộ hệ thống chính trị của Hà Nội, có thể nói cả hệ thống chính trị Hà Nội xứng đáng là trung tâm hành chính quốc gia. Chúng ta phải nhìn nhận rằng, Hà Nội đã đẹp và xanh, sáng, hiện đại văn minh hơn rất nhiều về mọi mặt cả về hình thức và nội dung. 

PHẠM HẰNG

Tin cùng chuyên mục

Hơn 600 điểm cầu tổ chức tập huấn về Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

Hơn 600 điểm cầu tổ chức tập huấn về Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

(PNTĐ) - Sáng 23/4, Ban Chỉ đạo xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở thành phố Hà Nội phối hợp với Ban Tổ chức Thành ủy tổ chức lớp tập huấn việc thực hiện Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở và các Nghị định liên quan bằng hình thức trực tuyến từ điểm cầu Thành ủy đến 610 điểm cầu cơ sở. Đồng chí Đỗ Anh Tuấn, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Dân vận Thành ủy, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở thành phố dự và phát biểu chỉ đạo.
Phụ nữ cả nước hướng về Điện Biên

Phụ nữ cả nước hướng về Điện Biên

(PNTĐ) - Hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), các cấp Hội Phụ nữ cả nước đã và đang triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm giáo dục truyền thống, tham gia chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, đặc biệt là hội viên phụ nữ, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.
Sở Tư pháp Hà Nội hướng dẫn người dân đăng ký cấp phiếu lý lịch tư pháp  trên VNeID

Sở Tư pháp Hà Nội hướng dẫn người dân đăng ký cấp phiếu lý lịch tư pháp trên VNeID

(PNTĐ) - Hướng dẫn đăng ký cấp phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng định danh và xác thực điện tử (VneID) và Hướng dẫn tra cứu trạng thái hồ sơ và nhận kết quả cấp Phiếu Lý lịch tư pháp trên ứng dụng định danh và xác thực điện tử (VNeID) do Sở Tư pháp Hà Nội biên soạn được đăng tải tại Trang thông tin điện tử của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Thành phố https://pbgdpl.hanoi.gov.vn/ và Cổng thông tin điện tử của Sở Tư pháp Hà Nội https://sotuphap.hanoi.gov.vn.
Hơn 200 người lao động tham gia đối thoại về an toàn, vệ sinh lao động và pháp luật lao động

Hơn 200 người lao động tham gia đối thoại về an toàn, vệ sinh lao động và pháp luật lao động

(PNTĐ) - Sáng 23/4, hơn 200 cán bộ Công đoàn, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội đã tham gia buổi "Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách chuyên đề “Tìm hiểu về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và pháp luật lao động”.